Mảng (Array) trong Java

Mảng (Array) là gì? Tại sao cần sử dụng mảng trong lập trình? Các kiểu mảng, cách khai báo, sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo qua bài viết dưới đây.

Mảng (Array) trong Java

1. Mảng (Array) là gì?

Thường thì, mảng là một tập hợp các phần tử có kiểu tương tự nhau mà có vị trí ô nhớ liền kề. Mảng trong Java là một đối tượng chứa các phần tử có kiểu dữ liệu giống nhau. Nó là một cấu trúc dữ liệu, tại đó chúng ta có thể lưu trữ các phần tử tương tự nhau. Chúng ta chỉ có thể lưu trữ một tập hợp cố cố định các phần tử trong một mảng trong Java.

Mảng trong Java là dựa trên chỉ mục (index), phần tử đầu tiên của mảng được lưu trữ tại chỉ mục 0.

Chương hướng dẫn này giới thiệu cách khai báo các biến mảng, tạo các mảng, xử lý các mảng bởi sử dụng chỉ mục của các biến, mảng một chiều và mảng đa chiều trong Java.

2. Lợi ích và hạn chế của mảng trong Java

Sử dụng Mảng trong Java sẽ có một số lợi ích

  • Tối ưu hóa code: từ đó chúng ta có thể thu nhận và sắp xếp dữ liệu một cách dễ dàng.

  • Truy cập ngẫu nhiên: chúng ta có thể lấy bất cứ dữ liệu nào ở tại bất cứ vị trí chỉ mục nào.

Hạn chế của mảng trong Java

  • Giới hạn kích cỡ: Chúng ta chỉ có thể lưu trữ kích cỡ cố định số phần tử trong mảng. Nó không tăng kích cỡ của nó tại runtime. Để xử lý vấn đề này, Collection Framework được sử dụng trong Java.

3. Các kiểu mảng trong Java

Có hai kiểu mảng trong Java, đó là:

  • Mảng một chiều

  • Mảng đa chiều

Để sử dụng một mảng trong một chương trình, bạn phải khai báo một biến để tham chiếu mảng, và bạn phải xác định kiểu mảng mà biến có thể tham chiếu. Dưới đây là cú pháp để khai báo một biến mảng:

Kieu_du_lieu[] Bien_tham_chieu_mang; // cach uu tien.
hoặc
Kieu_du_lieu Bien_tham_chieu_mang[];  //  lam viec nhung khong la cach uu tien.

Lưu ý: Kieu_du_lieu[] Bien_tham_chieu_mang được ưa thích hơn. Còn Kieu_du_lieu Bien_tham_chieu_mang[] xuất phát từ ngôn ngữ C/C++ và được chấp nhận trong Java.

Ví dụ:

Đoạn code sau là ví dụ minh họa cho cú pháp này:

double[] BK49;         // cach uu tien.
hoặc
double BK49[];         //  lam viec nhung khong la cach uu tien.

5. Tạo mảng trong Java

Bạn có thể tạo một mảng bởi sử dụng toán tử new với cú pháp sau:

Bien_tham_chieu_mang = new Kieu_du_lieu[Kich_co_mang];

Lệnh trên thực hiện hai công việc sau:

  • Nó tạo một mảng bởi sử dụng new Kieu_du_lieu[Kich_co_mang];

  • Nó gán tham chiếu của mảng mới được tạo tới biến Bien_tham_chieu_mang

Khai báo một biến mảng, tạo một mảng, và gán tham chiếu của mảng tới biến có thể được tổ hợp trong một lệnh, như sau:

Kieu_du_lieu[] Bien_tham_chieu_mang = new Kieu_du_lieu[Kich_co_mang];

Bạn cũng có thể tạo các mảng bởi sử dụng cách sau:

Kieu_du_lieu[] Bien_tham_chieu_mang = {giatri0, giatri1, ..., giatriN};

Các phần tử mảng được truy cập thông qua index – chỉ mục. Chỉ mục của mảng được tính toán từ 0 tới Bien_tham_chieu_mang.length-1.

Lệnh sau khai báo một biến mảng, BK49, tạo một mảng gồm 10 phần tử với kiểu double và gán tham chiếu tới BK49.

double[] BK49 = new double[10];

6. Mảng một chiều trong Java

Bạn theo dõi ví dụ đơn giản sau về mảng một chiều. Ở đây, chúng ta khai báo, khởi tạo, khởi tạo và vọc mảng.

Khi xử lý (chế biến) các phần tử mảng, chúng ta thường sử dụng hoặc vòng lặp for hoặc vòng lặp foreach bởi vì tất cả phần tử trong một mảng là cùng kiểu và kích cỡ mảng đã biết.

class Array1 {
  public static void main(String args[]) {

    int a[] = new int[5]; //phan khai bao va khoi tao  
    a[0] = 10; //Phan khoi tao  
    a[1] = 20;
    a[2] = 70;
    a[3] = 40;
    a[4] = 50;

    //in mang  
    for (int i = 0; i < a.length; i++) //length la thuoc tinh cua mang  
    System.out.println(a[i]);

  }
}

Chúng ta có thể khai báo, khởi tạo và khởi tạo mảng trong Java bởi:

int a[] = {
  33,
  3,
  4,
  5
}; //khai bao, khoi tao va khoi tao 

Bạn theo dõi ví dụ sau để in mảng này.

class Testarray1 {
  public static void main(String args[]) {

    int a[] = {
      33,
      3,
      4,
      5
    }; //khai bao, khoi tao va khoi tao 

    //in mang
    for (int i = 0; i < a.length; i++) //length la thuoc tinh cua mang 
    System.out.println(a[i]);

  }
}

7. Truyền mảng tới phương thức trong Java

Bạn có thể truyền mảng tới phương thức để mà bạn có thể tái sử dụng cùng tính logic của phương thức đó trên bất cứ mảng nào. Dưới đây là ví dụ đơn giản để lấy số nhỏ nhất của một mảng bởi sử dụng phương thức.

class Testarray2 {
  static void min(int arr[]) {
    int min = arr[0];
    for (int i = 1; i < arr.length; i++)
    if (min > arr[i]) min = arr[i];

    System.out.println(min);
  }

  public static void main(String args[]) {

    int a[] = {
      33,
      3,
      4,
      5
    };
    min(a); //Truyen mang toi phuong thuc 

  }
}

8. Vòng lặp foreach trong Java

JDK 1.5 giới thiệu một vòng lặp for mới, được biết với tên gọi foreach hoặc enhanced for, mà cho bạn khả năng "vọc" mảng một cách liên tục mà không cần sử dụng một biến chỉ mục.

Ví dụ:

Code sau hiển thị tất cả phần tử trong mảng BK49:

public class TestArray3 {

  public static void main(String[] args) {
    double[] BK49 = {
      1.9,
      2.9,
      3.4,
      3.5
    };

    // In tat ca cac phan tu mang
    for (double element: BK49) {
      System.out.println(element);
    }
  }
}

9. Trả về một mảng từ một phương thức trong Java

Một phương thức cũng có thể trả về một mảng. Ví dụ, phương thức dưới đây in các phần tử trong mảng theo thứ tự ngược lại.

package eLib.VN;

public class ArrayDemo {
  public static void hamDaoNguoc(int[] list) {
    int[] result = new int[list.length];
    // vong lap de dao nguoc mang
    for (int i = 0, j = result.length - 1; i < list.length; i++, j--) {
      result[j] = list[i];

    }
    // vong lap foreach de hien thi cac phan tu trong mang dao nguoc
    for (int a: result) {
      System.out.print(a + " ");
    }
  }
  public static void main(String[] args) {
    int[] arr = {
      9,
      8,
      7,
      6,
      5,
      4,
      3,
      2,
      1
    };
    hamDaoNguoc(arr);

  }
}

10. Mảng hai chiều và đa chiều trong Java

Trong trường hợp này, dữ liệu được lưu trữ trong hàng và cột dựa trên chỉ mục. Cú pháp để khai báo mảng đa chiều trong Java:

Kieu_du_lieu[][] Bien_tham_chieu_mang;
(hoac)
Kieu_du_lieu[][] Bien_tham_chieu_mang;
(hoac)
Kieu_du_lieu Bien_tham_chieu_mang[][];
(hoac)
Kieu_du_lieu[] Bien_tham_chieu_mang[];

Bạn có thể khởi tạo mảng đa chiều trong Java, giống như sau:

int[][] arr = new int[3][3]; //3 hang va 3 cot  

Ví dụ về khởi tạo mảng đa chiều trong Java

arr[0][0] = 1;
arr[0][1] = 2;
arr[0][2] = 3;
arr[1][0] = 4;
arr[1][1] = 5;
arr[1][2] = 6;
arr[2][0] = 7;
arr[2][1] = 8;
arr[2][2] = 9;

Ví dụ đơn giản sau sẽ khai báo, khởi tạo, khởi tạo và in một mảng hai chiều.

class Testarray3 {
  public static void main(String args[]) {

    //khai bao va khoi tao mang 2 chieu 
    int arr[][] = {
      {
        1,
        2,
        3
      },
      {
        2,
        4,
        5
      },
      {
        4,
        4,
        5
      }
    };

    //in mang hai chieu  
    for (int i = 0; i < 3; i++) {
      for (int j = 0; j < 3; j++) {
        System.out.print(arr[i][j] + " ");
      }
      System.out.println();
    }

  }
}

Tên lớp của mảng trong Java là gì?

Trong Java, mảng là một đối tượng. Với đối tượng Array, một lớp ủy nhiệm được tạo có tên có thể thu được bởi phương thức getClass(), getName() trên đối tượng đó.

class Testarray4 {
  public static void main(String args[]) {

    int arr[] = {
      4,
      4,
      5
    };

    Class c = arr.getClass();
    String name = c.getName();

    System.out.println(name);

  }
}

11. Sao chép một mảng trong Java

Bạn có thể sao chép một mảng này sang mảng khác bởi phương thức arraycopy của lớp System. Cú pháp của phương thức arraycopy như sau:

public static void arraycopy(
Object src, int srcPos, Object dest, int destPos, int length)

Bạn theo dõi ví dụ của phương thức arraycopy trong Java để hiểu rõ hơn về cú pháp trên:

class TestArrayCopyDemo {
  public static void main(String[] args) {
    char[] copyFrom = {
      'd',
      'e',
      'c',
      'a',
      'f',
      'f',
      'e',
      'i',
      'n',
      'a',
      't',
      'e',
      'd'
    };
    char[] copyTo = new char[7];

    System.arraycopy(copyFrom, 2, copyTo, 0, 7);
    System.out.println(new String(copyTo));
  }
}

12. Cộng hai ma trận trong Java

Ví dụ đơn giản sau sẽ thực hiện phép cộng hai ma trận trong Java:

class Testarray5 {
  public static void main(String args[]) {
    //tao hai ma tran  
    int a[][] = {
      {
        1,
        3,
        4
      },
      {
        3,
        4,
        5
      }
    };
    int b[][] = {
      {
        1,
        3,
        4
      },
      {
        3,
        4,
        5
      }
    };

    //tao ma tran khac de luu giu ket qua phep cong hai ma tran 
    int c[][] = new int[2][3];

    //cong va in tong hai ma tran 
    for (int i = 0; i < 2; i++) {
      for (int j = 0; j < 3; j++) {
        c[i][j] = a[i][j] + b[i][j];
        System.out.print(c[i][j] + " ");
      }
      System.out.println(); //new line  
    }

  }
}

13. Giới thiệu Lớp Array trong Java

Lớp java.util.Arrays chứa nhiều phương thức static đa dạng để xếp thứ tự và tìm kiếm các mảng, so sánh các mảng và điền các phần tử vào mảng.

STT Phương thức và Miêu tả
1 public static int binarySearch(Object[] a, Object key)

Tìm kiếm mảng của Object (byte, int, double, …) đã cho với giá trị đã xác định bởi sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân. Mảng này phải được xếp thứ tự trước khi gọi phương thức này. Nó trả về chỉ mục của từ khóa tìm kiếm, nếu nó nằm trong danh sách, nếu không thì, bằng (-(điểm chèn + 1)).

2 public static boolean equals(long[] a, long[] a2)

Trả về true nếu hai mảng long đã cho là cân bằng nhau. Hai mảng này được cho là cân bằng nếu cả hai mảng chứa cùng số lượng phần tử, và tất cả các cặp phần tử tương ứng của hai mảng là cân bằng. Phương thức tương tự có thể được sử dụng bởi tất cả kiểu dữ liệu gốc khác (byte, short, int, …).

3 public static void fill(int[] a, int val)

Gán giá trị int đã cho tới mỗi phần tử của mảng int đã cho. Phương thức tương tự có thể được sử dụng bởi tất cả kiểu dữ liệu gốc khác (byte, short, int, …).

4 public static void sort(Object[] a)

Xếp thứ tự mảng các đối tượng đã cho theo thứ tự tăng dần, theo thứ tự tự nhiên của các phần tử. Phương thức tương tự có thể được sử dụng bởi tất cả kiểu dữ liệu gốc khác (byte, short, int, …).

Trên đây là bài viết chi tiết về mảng trong Java và một số ví dụ đơn giản giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mảng. Hy vọng bài viết hữu ích cho những bạn đang tìm hiểu về lập trình Java. Chúc các bạn thành công!

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành nội dung kiến thức trong phần "Khái niệm hướng đối tượng trong Java". Để củng cố và nắm vững nội dung đã học, mời bạn cùng thử sức với "Bộ Câu hỏi Trắc Nghiệm Online Ôn Tập Lập trình Java có đáp án chi tiết" Tại ĐâyTrắc Nghiệm

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM