Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi thường găp ở máy lạnh
Nếu máy lạnh nhà bạn đang rơi vào một trong các vấn đề như dưới đây vừa nêu hãy nhanh chóng kiểm tra và áp dụng các biện pháp bên dưới mình vừa hướng dẫn để giúp máy lạnh hoạt động ổn định hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Máy lạnh khởi động không lên
Hãy thực hiện một vài thao tác kiểm tra như:
-
Kiểm tra xem nhà bạn có đang gặp tình trạng mất điện do nhà cung cấp tạm dừng cung cấp điện hay không? Nếu có thì bạn hãy đợi đến khi có điện và khởi động lại máy nhé.
-
Kiểm tra xem bạn đã cắm dây nguồn máy lạnh hay chưa, có thể dây nguồn đã bị tháo ra hoặc ai đó vô tình làm rơi dây nguồn ra khỏi ổ cắm, nếu như vậy bạn chỉ cần cắm dây nguồn và khởi động máy.
-
Kiểm tra xem cầu chì có hoạt động tốt hay không, nếu thấy cầu chì bị đứt hoặc nổ thì hãy nhanh chóng tắt nguồn điện và thay cầu chì sau đó khởi động lại máy lạnh.
-
Nếu bạn có thể tự thực hiện thao tác kiểm tra hiệu điện thế thì hãy kiểm tra xem điện thế có đang ở mức phù hợp với mức điện thế định mức trên máy lạnh hay không.
Điện thế quá cao hoặc quá thấp cũng có thể là nguyên nhân máy lạnh không thể khởi động. Nên nhờ thợ điện kiểm tra nếu bạn không am hiểu nhiều về thao tác kiểm tra điện thế để đảm bảo an toàn cho bản thân.
-
Kiểm tra xem pin trong điều khiển có còn hay không, thay pin mới và thực hiện lại thao tác khởi động máy.
Nếu máy lạnh có trang bị nút khởi động trên thân máy thì bạn thử khởi động bằng nút khởi động xem máy có hoạt động hay không, nếu máy vẫn hoạt động thì rất có khả năng remote hết pin hoặc trục trặc.
-
Kiểm tra chế độ hẹn giờ của máy lạnh, có thể bạn đã quên tắt hoặc có một ai đó đang bật chế độ hẹn giờ bật/tắt của máy lạnh. Nếu vậy thì hãy tắt chế độ hẹn giờ hoặc chờ cho đến khi máy hoạt động theo khung giờ đã hẹn.
Một số trường hợp, máy lạnh không hoạt động do khoảng cách thời gian tắt máy và khởi động lại máy quá gần, vì vậy bạn hãy đợi khoảng 3 phút để máy có thể hoạt động lại bình thường.
2. Máy lạnh không lạnh trong khi vẫn có khí thổi ra từ thân máy
Nếu bạn cảm thấy máy lạnh không lạnh hoặc làm ấm không khí mặc dù vẫn có khí thoát ra từ thân máy thì hãy:
-
Kiểm tra thiết lập nhiệt độ xem đã hợp lý với nhu cầu cần làm lạnh/ ấm hay chưa? Hãy thiết lập lại một chế độ phục vụ tốt hơn cho máy lạnh để đạt được hiệu quả làm lạnh như mong muốn.
-
Kiểm tra xem tấm lọc khí có hoạt động thông thoáng hay không, thực hiện việc vệ sinh tấm lọc khí sẽ giúp máy lạnh hoạt động tốt và làm mát ổn định hơn.
-
Kiểm tra cửa chính và cửa sổ nhà bạn hoặc phòng làm việc có đang mở hay không? Khí lạnh sẽ thoát ra ngoài hoặc bị không khí nóng bên ngoài làm ảnh hưởng đến khả năng làm mát của máy lạnh, khiến máy không thể làm mát hiệu quả.
-
Kiểm tra và thực hiện thao tác thông ống dẫn khí vào và thoát khí ra ở khối trong nhà và khối ngoài trời, sau đó đợi khoảng 3 phút và khởi động lại máy lạnh để khí được lưu thông ổn định và trao đổi khí tốt hơn.
Máy lạnh cũng có thể không làm mát khi đang thực hiện chế độ bảo vệ máy nén khí trong 3 phút, vì vậy bạn hãy đợi cho đến khi chế độ này hoàn thành nhé.
Bạn cũng đừng quên tìm xem trong phòng có đang sử dụng các vật dụng có tính tỏa nhiệt cao như bếp đun điện hay chậu nước nóng hay không, nhiệt lượng tỏa ra cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ mát trong phòng.
3. Máy lạnh có mùi khó chịu
Bên cạnh việc lọc khí thì thỉnh thoảng một số mùi khó chịu từ các thiết bị trong nhà hoặc mùi phát sinh từ thói quen sinh hoạt của người dùng như mùi khói thuốc, mùi thức ăn, mùi của chăn, nệm bị hút vào máy và phả ra không khí, nên việc có mùi khó chịu là điều hiển nhiên.
Bạn cũng có thể gọi đến trung tâm bảo hành ủy quyền của hãng sản xuất để được chỉ dẫn cách vệ sinh máy nếu mùi khó chịu vẫn liên tục thoát ra từ máy lạnh.
4. Có tiếng nước chảy
Bạn đừng lo ngại nếu nghe thấy tiếng nước chảy bên trong máy lạnh, đó chỉ là hoạt động bình thường của chất làm lạnh chảy bên trong máy và đây không phải là một sự cố cần được khắc phục.
5. Có sương ở chế độ COOL
Bạn cảm thấy có sương thoát ra, đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường do khí lạnh gặp nhiệt độ hoặc độ ẩm cao, tình trạng này sẽ biến mất khi nhiệt độ và độ ẩm thực tế trong phòng giảm và ổn định trở lại.
6. Máy lạnh phát tiếng kêu cọt kẹt
Do máy lạnh có cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau nên khi nhiệt độ thay đổi thì các bộ phận này sẽ xảy ra tình trạng giãn, nỡ tự nhiên, gây ma sát với nhau và tạo thành tiếng kêu cọt kẹt, bạn không cần phải sửa chữa gì cả nếu gặp tình huống này.
Trên đây là tất tần tật các nguyên nhân và cách khắc phục lỗi thường găp ở máy lạnh. Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn sử dụng hiểu quả chiếc máy lạnh nhà mình. Chúc các bạn thành công!