Giáo trình Triết học Mác-Lênin
Triết học là bộ môn không tách rời của văn hóa, văn minh nhân loại. Vì vậy, nghiên cứu triết học để trang bị cho mình những tri thức có tính trí tuệ cao của môn học này là nhu cầu văn hóa khách quan của con người. Dưới đây là một số giáo trình Triết học và giáo trình Triết học Mác-Leenin được sử dụng trong hệ thống giáo dục hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trước thực tiễn mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, quán triệt đường lối về đổi mới công tác tư tưởng, lý luận của Đảng và chủ trương cải cách công tác giảng dạy bậc đại học, cao đẳng; Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành chương trình mới và tổ chức biên soạn cuốn Giáo Trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin.
Sách gồm 3 phần:
- Phần I: Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Phần II: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa.
- Phần III: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Chủ nghĩa xã hội.
Link download sách: Tại đây
2. Giáo trình Triết học Mác-Lênin (Dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng)
Triết học là bộ môn không tách rời của văn hóa, văn minh nhân loại. Vì vậy, nghiên cứu triết học để trang bị cho mình những tri thức có tính trí tuệ cao của môn học này là nhu cầu văn hóa khách quan của con người. Ở nước ta hiện nay, bộ môn triết học là môn học bắt buộc trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trong hệ thống các viện, học viện. Cùng với đó, các cơ sở đào tạo đã biên soạn nhiều giáo trình triết học phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau.
Triết học Mác - Lênin hay học thuyết Mác-Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, được Các Mác, Engels sáng lập vào thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lênin và các nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Mác- Lê nin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học.
Nội dung trong bộ tài liệu:
Chương I: Khái lược về triết học.
Chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác.
Chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin.
Chương IV: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại.
Chương V: Vật chất và ý thức.
Chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật.
Chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Chương IX: Lý luận nhận thức.
Chương X: Hình thái kinh tế-xã hội.
Chương XI: Giai cấp và dân tộc.
Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội.
Chương XIII: Ý thức xã hội.
Chương XIV: Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người.
Link download sách: Tại đây
3. Giáo trình Triết học Mác-Lênin (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học)
Ở nước ta hiện nay, bộ môn triết học là môn học bắt buộc trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trong hệ thống các viện, học viện. Cùng với đó, các cơ sở đào tạo đã biên soạn nhiều giáo trình triết học phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau.
Giáo trình gồm sáu chương, trình bày những vấn đề cơ bản nhất của bộ môn triết học, phù hợp với nội dung và đối tượng đào tạo đã được quy định, bao gồm:
Chương 1: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội.
Chương 2: Khái lược lịch sử triết học phương Đông.
Chương 3: Khái lược lịch sử triết học phương Tây.
Chương 4: Khái lượt lịch sử triết học Mác - Lênin.
Chương 5: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học.
Chương 6: Phép biện chứng duy vật - Phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn.
Chương 7: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác - Lênin.
Chương 8: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chương 9: Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chương 10: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương 11: Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
Link download sách: Tại đây
4. Giáo trình Triết học (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn)
Triết học là bộ môn không tách rời của văn hóa, văn minh nhân loại. Vì vậy, nghiên cứu triết học để trang bị cho mình những tri thức có tính trí tuệ cao của môn học này là nhu cầu văn hóa khách quan của con người.
Ở nước ta hiện nay, bộ môn triết học là môn học bắt buộc trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trong hệ thống các viện, học viện. Cùng với đó, các cơ sở đào tạo đã biên soạn nhiều giáo trình triết học phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có bộ giáo trình chuẩn, phù hợp với các học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn. Để đáp ứng yêu cầu đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao cho Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị chủ trì biên soạn Giáo trình triết học dành riêng cho nhóm đối tượng này. Giáo trình này là công trình nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học, giảng viên có kinh nghiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội, do PGS.TS. Phạm Công Nhất và PGS.TS. Đoàn Thị Minh Oanh làm chủ biên.
Giáo trình gồm sáu chương, trình bày những vấn đề cơ bản nhất của bộ môn triết học, phù hợp với nội dung và đối tượng đào tạo đã được quy định, bao gồm:
Chương 1: Khái lược triết học và lịch sử triết học.
Chương 2: Triết học Mác - Lênin - cơ sở lý luận của thế giới quan và phương pháp luận khoa học.
Chương 3: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Mác - Lênin.
Chương 4: Lý luận hình thái - kinh tế xã hội và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chương 5: Giai cấp, dân tộc, nhân loại và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Chương 6: Quan điểm triết học Mác - Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
Link download sách: Tại đây
5. Giáo trình Triết học (Dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn không thuộc chuyên ngành Triết học)
Thực hiện Thông tư số 08/2013/TT-BGDĐT ngày 08/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; căn cứ Quyết định số 2511/QĐ-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Giáo trình môn Triết học khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Nhà xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản Giáo trình Triết học để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của học viên cao học và nghiên cứu sinh các ngành khoa học xã hội và nhân văn không thuộc chuyên ngành Triết học.
Giáo trình gồm 8 chương:
Chương 1. Khái lược về Triết học
Chương 2. Bản thể luận
Chương 3. Phép biện chứng
Chương 4. Nhận thức luận
Chương 5. Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội
Chương 6. Triết học chính trị
Chương 7. Ý thức xã hội
Chương 8. Triết học về con người
Nội dung của Giáo trình Triết học được biên soạn theo hướng cập nhật kiến thức mới, phát huy tính tích cực, chủ động, liên hệ với thực tiễn của người học các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn. Giáo trình này còn là tài liệu cần thiết cho giảng viên các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Lý luận chính trị và các độc giả quan tâm.
Trong quá trình tổ chức biên soạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các Viện nghiên cứu và đào tạo Triết học, các trường đại học, học viện, các nhà khoa học và đặc biệt là của GS.TS. Hoàng Chí Bảo, GS.TS. Trần Phúc Thăng, PGS.TS. Nguyễn Viết Thông, PGS.TS Dương Văn Thịnh, PGS.TS. Nguyễn Bá Dương, TS. Lê Ngọc Thông, TS. Nguyễn Bá Cường,… Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn, do những hạn chế khách quan và chủ quan nên vẫn còn những nội dung cần tiếp tục được bổ sung và sửa đổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm mong nhận được nhiều ý kiến góp ý để những lần xuất bản sau Giáo trình được hoàn chỉnh hơn.
Link download sách: Tại đây
Tham khảo thêm
- pdf Bài giảng Triết học Mác-Lênin
- doc 10 cuốn sách nhập môn Triết học hay gần gũi và giản dị
- doc 20 cuốn sách hay về Triết học làm thay đổi người đọc