File I/O trong Python
Trong Python, không cần nhập thư viện ngoài để đọc và ghi tệp. Python cung cấp một hàm sẵn có để tạo, ghi và đọc file trong python. Hôm nay eLib.VN sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các thao tác xử lí file trong python. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. In kết quả ra màn hình trong Python
2. Nhập data từ bàn phím trong Python
3. Làm việc với File trong Python
4. Các thuộc tính của File trong Python
5. Các chế độ truy cập (mode) của File trong Python
10. Phương thức mkdir() trong Python
11. Phương thức chdir() trong Python
12. Phương thức getcwd() trong Python
1. In kết quả ra màn hình trong Python
Lệnh print được sử dụng để in kết quả ra màn hình. Hàm này chuyển đổi biểu thức mà bạn đã truyền cho nó thành dạng chuỗi và ghi kết quả trên đầu ra chuẩn Standard Output. Ví dụ lệnh print:
print "Hoc Python la kha don gian,", "ban co thay vay khong?"
Kết quả:
Hoc Python la kha don gian, ban co thay vay khong?
2. Nhập data từ bàn phím trong Python
Python cung cấp hai hàm đã được xây dựng sẵn để nhận input từ người dùng. Hai hàm đó là:
-
Hàm input()
-
Hàm raw_input()
Hàm input() trong Python
Hàm này được sử dụng để nhận input từ người dùng. Hàm này giống hàm raw_input(), nhưng với hàm input() này thì bất cứ biểu thức nào được nhập từ người dùng thì nó ước lượng và sau đó trả về kết quả. Ví dụ:
str = input("Nhap dau vao cua ban: ");
print "Dau vao da nhan la : ", str
Code trên sẽ cho kết quả sau tùy thuộc vào input bạn đã nhập:
Nhap dau vao cua ban: [x*5 for x in range(2,10,2)]
Dau vao da nhan la : [10, 20, 30, 40]
Hàm raw_input() trong Python
Hàm raw_input() được sử dụng để nhận đầu vào từ người dùng. Nó nhận đầu vào từ Standard Input dưới dạng một chuỗi và đọc dữ liệu từ từng dòng một. Ví dụ:
str = raw_input("Nhap dau vao cua ban: ");
print "Dau vao da nhan la : ", str
Kết quả khi mình nhập "Hello Python!" là:
Nhap dau vao cua ban: Hello Python
Dau vao da nhan la : Hello Python
Ghi chú: Hàm raw_input() trả về một chuỗi. Vì thế trong trường hợp một biểu thức cần được ước lượng, thì nó phải ép kiểu sang kiểu dữ liệu sau của nó. Bạn theo dõi một số ví dụ dưới đây.
Ví dụ 1:
prn=int(raw_input("Trang VietTuts"))
r=int(raw_input("Thu Tu"))
t=int(raw_input("Vi Tri"))
si=(prn*r*t)/100
print "VietTuts Chao Ban ",si
Kết quả:
Trang VietTuts1000
Thu Tu10
Vi Tri2
VietTuts Chao Ban 200
Ví dụ 2:
name=raw_input("Nhap ten ban ")
math=float(raw_input("Nhap diem mon Toan"))
physics=float(raw_input("Nhap diem mon Vat Ly"))
chemistry=float(raw_input("Nhap diem mon Hoa Hoc"))
rollno=int(raw_input("Nhap mssv"))
print "Welcome ",name
print "MSSV cua ban la ",rollno
print "Diem mon Toan la ",math
print "Diem mon Vat Ly la ",physics
print "Diem mon Hoa Hoc la ",chemistry
print "Diem trung binh la ",(math+physics+chemistry)/3
Kết quả:
Nhap ten ban Hoang
Nhap diem mon Toan7.68
Nhap diem mon Vat Ly7.14
Nhap diem mon Hoa Hoc8.84
Nhap mssv0987645672
Welcome Hoang
MSSV cua ban la 987645672
Diem mon Toan la 7.68
Diem mon Vat Ly la 7.14
Diem mon Hoa Hoc la 8.84
Diem trung binh la 7.8866666667
3. Làm việc với File trong Python
Python cung cấp nhiều cách tiện lợi để bạn làm việc với file. Ở trên, bạn đã đọc dữ liệu từ Standard Input và ghi dữ liệu tới Standard Output. Bây giờ chúng ta tìm hiểu cách sử dụng các file dữ liệu thực sự. Một file là một nơi lưu trữ ngoại vi trên hard disk, tại đó dữ liệu có thể được lưu trữ và thu nhận. Dưới đây là các hoạt động trên File:
Mở file trong Python
Trước khi làm việc với bất cứ File nào, bạn phải mở File đó. Để mở một File, Python cung cấp hàm open(). Nó trả về một đối tượng File mà được sử dụng với các hàm khác. Với File đã mở, bạn có thể thực hiện các hoạt động đọc, ghi, … trên File đó. Cú pháp của hàm open() là:
doi_tuong_file = open(ten_file [, access_mode][, buffer])
Ở đây,
-
ten_file là tên File bạn muốn truy cập.
-
access_mode xác định chế độ của File đã được mở. Có nhiều mode sẽ được trình bày trong phần dưới. Bạn nên xác định mode này phụ thuộc vào các hoạt động mà bạn muốn thực hiện trên File đó. Chế độ truy cập mặc định là read.
-
buffer Nếu buffer được thiết lập là 0, nghĩa là sẽ không có trình đệm nào diễn ra. Nếu xác định là 1, thì trình đệm dòng được thực hiện trong khi truy cập một File. Nếu là số nguyên lớn hơn 1, thì hoạt động đệm được thực hiện với kích cỡ bộ đệm đã cho. Nếu là số âm, thì kích cỡ bộ đệm sẽ là mặc định (hành vi mặc định).
Đóng một File trong Python
Khi bạn đã thực hiện xong các hoạt động trên File thì cuối cùng bạn cần đóng File đó. Python tự động đóng một File khi đối tượng tham chiếu của một File đã được tái gán cho một file khác. Tuy nhiên, sử dụng phương thức close() để đóng một file là một sự thực hành tốt cho bạn. Phương thức close() có cú pháp như sau:
fileObject.close();
Đọc một File trong PythonĐể đọc một File, bạn sử dụng phương thức read() trong Python. Cú pháp là:
doi_tuong_file.read(giatri);
Ở đây, value là số byte để được đọc từ file đã mở. Phương thức này bắt đầu đọc từ phần đầu file và nếu bạn không cung cấp tham số value thì phương thức này cố gắng đọc nhiều dữ liệu nhất có thể, có thể tới cuối File.
Ghi tới một File trong Python
Phương thức write() được sử dụng để ghi bất kỳ chuỗi nào tới một File đã mở. Bạn chú ý là phương thức write này không thêm một ký tự newline (dòng mới) ('\n') vào cuối chuỗi. Cú pháp của write() là:
doi_tuong_file.write(string);
Dưới đây là chương trình ví dụ để đọc và ghi dữ liệu từ một File trong Python:
obj=open("abcd.txt","w")
obj.write("Python xin chao cac ban")
obj.close()
obj1=open("abcd.txt","r")
s=obj1.read()
print s
obj1.close()
obj2=open("abcd.txt","r")
s1=obj2.read(20)
print s1
obj2.close()
Kết quả:
Python xin chao cac ban
Chao mung ban den voi the gioi Python
4. Các thuộc tính của File trong Python
Đối tượng File có các thuộc tính sau:
Thuộc tính |
Miêu tả |
---|---|
file.closed |
Trả về true nếu file đã được đóng, nếu không là false |
file.mode |
Trả về chế độ truy cập nào mà file đã mở với |
file.name |
Trả về tên file |
file.softspace |
Trả về false nếu space được yêu cầu tường minh với print, nếu không là true |
Ví dụ:
Chúng ta tạo foo.txt có nội dung sau:
# Mo mot file
fo = open("foo.txt", "wb")
fo.write( "Python la mot ngon ngu lap trinh tuyet voi.\nMinh cung nghi nhu the!!\n");# Dong file da mo
fo.close()
Giờ chúng ta kiểm tra các thuộc tính của nó:
# Mo mot file
fo = open("foo.txt", "wb")
print "Ten cua file la: ", fo.name
print "File da duoc dong hay chua : ", fo.closed
print "Che do mode la : ", fo.mode
print "Softspace la : ", fo.softspace
Kết quả:
Output:
Ten cua file la: foo.txt
File da duoc dong hay chua : False
Che do mode la : wb
Softspace la : 0
5. Các chế độ truy cập (mode) của File trong Python
File có thể được mở với các chế độ truy cập khác nhau. File có thể được mở trong Text Mode hoặc Binary Mode. Bảng dưới liệt kê và giới thiệu các chế độ này:
Mode | Miêu tả |
---|---|
r | Mở file trong chế độ đọc, đây là chế độ mặc định. Con trỏ tại phần bắt đầu của File |
rb | Mở file trong chế độ đọc cho định dạng nhị phân, đây là chế độ mặc định. Con trỏ tại phần bắt đầu của File |
r+ | Mở file để đọc và ghi. Con trỏ tại phần bắt đầu của File |
rb+ | Mở file để đọc và ghi trong định dạng nhị phân. Con trỏ tại phần bắt đầu của File |
w | Mở File trong chế độ ghi. Nếu file đã tồn tại, thì ghi đè nội dung của file đó, nếu không thì tạo một file mới |
wb | Mở File trong chế độ ghi trong định dạng nhị phân. Nếu file đã tồn tại, thì ghi đè nội dung của file đó, nếu không thì tạo một file mới |
w+ | Mở file để đọc và ghi. Nếu file tồn tại thì ghi đè nội dung của nó, nếu file không tồn tại thì tạo một file mới để đọc và ghi |
wb+ | Mở file để đọc và ghi trong định dạng nhị phân. Nếu file tồn tại thì ghi đè nội dung của nó, nếu file không tồn tại thì tạo một file mới để đọc và ghi |
a | Mở file trong chế độ append. Con trỏ là ở cuối file nếu file này đã tồn tại. Nếu file không tồn tại, thì tạo một file mới để ghi |
ab | Mở file trong chế độ append trong chế độ nhị phân. Con trỏ là ở cuối file nếu file này đã tồn tại. Nếu file không tồn tại, thì tạo một file mới để ghi |
a+ | Mở file trong để đọc và append. Con trỏ file tại cuối nếu file đã tồn tại. Nếu không tồn tại thì tạo một file mới để đọc và ghi |
ab+ | Mở file trong để đọc và append trong định dạng nhị phân. Con trỏ file tại cuối nếu file đã tồn tại. Nếu không tồn tại thì tạo một file mới để đọc và ghi |
6. Thay tên file trong Python
Phương thức rename() trong os Module được sử dụng để thay tên file. Phương thức này nhận hai tham số là tên file cũ và tên file mới.
Cú pháp
os.rename(ten_file_hien_tai, ten_file_moi)
Ví dụ sau thay tên test1.txt thành test2.txt:
import os# Thay ten tu test1.txt thanh test2.txt
os.rename( "test1.txt", "test2.txt" )
7. Xóa file trong Python
Bạn có thể sử dụng phương thức remove() của os Module để xóa các file với tham số là tên file bạn cần xóa.
Cú pháp
os.remove(ten_file)
import os# Xoa test2.txt
os.remove("text2.txt")
8. Vị trí File trong Python
Phương thức tell() nói cho bạn biết vị trí hiện tại bên trong file. Nói cách khác, việc đọc và ghi tiếp theo sẽ diễn ra trên các byte đó.
Phương thức seek(offset[, from]) thay đổi vị trí hiện tại bên trong file. Tham số offset chỉ số byte để được di chuyển. Tham số from xác định vị trí tham chiếu mà từ đó byte được di chuyển.
Nếu from được thiết lập là 0 nghĩa là sử dụng phần đầu file như là vị trí tham chiếu và 1 nghĩa là sử dụng vị trí hiện tại như là vị trí tham chiếu và nếu là 2 thì sử dụng phần cuối file như là vị trí tham chiếu.
Ví dụ:
Sử dụng foo.txt đã tạo ở trên để minh họa các hàm tell và seek:
# Mo mot file
fo = open("foo.txt", "r+")
str = fo.read(10);
print "Chuoi da doc la : ", str# Kiem tra con tro hien tai
position = fo.tell();
print "Con tro file hien tai : ", position# Dat lai vi tri con tro tai vi tri ban dau mot lan nua
position = fo.seek(0, 0);
str = fo.read(10);
print "Chuoi da doc la : ", str
# Dong file da mo
fo.close()
Kết quả:
Chuoi da doc la : Python is
Con tro file hien tai : 10
Chuoi da doc la : Python la
9. Thư mục trong Python
Tất cả file được chứa trong các thư mục đa dạng và Python cũng cung cấp rất nhiều phương thức để xử lý các hoạt động đa dạng liên quan tới thư mục. os Module có một số phương thức giúp bạn tạo, xóa, và thay đổi các thư mục.
10. Phương thức mkdir() trong Python
Bạn có thể sử dụng phương thức mkdir() của os Module để tạo các thư mục trong thư mục hiện tại. Bạn cần cung cấp một tham số là tên thư mục cho phương thức này.
Cú pháp
os.mkdir("thu_muc_moi")
import os# Tao mot thu muc la "test"
os.mkdir("test")
11. Phương thức chdir() trong Python
Bạn có thể sử dụng phương thức chdir() để thay đổi thư mục hiện tại. Phương thức chdir() nhận một tham số là tên của thư mục bạn muốn tới từ thư mục hiện tại.
Cú pháp
os.chdir("thu_muc_moi")
Ví dụ sau tới thư mục /home/newdir.
import os# Thay doi mot thu muc toi "/home/newdir"
os.chdir("/home/newdir")
12. Phương thức getcwd() trong Python
Phương thức getcwd() hiển thị thư mục đang làm việc hiện tại.
Cú pháp
os.getcwd()
Ví dụ sau hiển thị thư mục đang làm việc hiện tại.
import os# Lenh nay se cung cap vi tri thu muc hien tai
os.getcwd()
13. Phương thức rmdir() trong Python
Phương thức rmdir() xóa thư mục mà có tên được truyền như là một tham cố cho phương thức này.
Trước khi xóa thư mục, tất cả nội dung trong nó nên được xóa.
Cú pháp
os.rmdir('ten_thu_muc')
Ví dụ sau sẽ xóa thư mục /tmp/test. Bạn phải cung cấp tên đầy đủ của thư mục, nếu không phương thức này sẽ không tìm thấy thư mục đó và sẽ không có hoạt động xóa diễn ra.
import os# Xoa thu muc "/tmp/test" .
os.rmdir( "/tmp/test" )
14. Các phương thức xử lý File và thư mục trong Python
Đối tượng File và OS cung cấp rất nhiều phương thức tiện ích để xử lý và thao tác với File và thư mục trên hệ điều hành Windows và Unix. Bạn truy cập đường link sau để tìm hiểu các phương thức này.
-
Đối tượng File: cung cấp các phương thức để thao tác File.
-
os Module: cung cấp rất nhiều phương thức để thao tác File và thư mục.
Trên đây là bài viết của eLib.VN về xử lý file trong Python. File là một thứ rất quen thuộc đối với những người sử dụng máy tính. Bạn thao tác, tạo lập file hằng ngày. Vì vậy, chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể hiểu tầm quan trọng của thao tác xử lý file. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm
- doc Date và Time trong Python
- doc Hàm trong Python
- doc Module trong Python
- doc Xử lý ngoại lệ trong Python
- doc Regex trong Python
- doc Module collection trong Python
- doc Module math trong Python
- doc Module OS trong Python
- doc Module statistics trong Python
- doc Module random & sys trong Python
- doc IDE phổ biến trong lập trình Python