Đơn vị đo trong CSS

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có nhiều đơn vị để cân, đo, đong đếm mọi thứ hữu hình, ví dụ như cm, km, kg, … Vậy, với một trang web, để xác định xem phần tử này phải nằm ở khu vực này, hình ảnh kia phải hiển thị ở chỗ kia, thì ta phải dùng đơn vị gì để xác định. Mét, kilomet hay centimet. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm quen một số đơn vị được sử dụng thường xuyên trong CSS.

Đơn vị đo trong CSS

1. Đơn vị đo trong CSS 

Đơn vị đo trong CSS bao gồm các đơn vị tuyệt đối như inch, centimet, point, v.v ... cũng như các đơn vị đo tương đối như phần trăm và đơn vị em. Bạn cần những giá trị này để chỉ định các đơn vị đo khác nhau trong CSS, ví dụ border = "1px solid red" .

Bảng dưới đây liệt kê tất cả các đơn vị đo lường CSS cùng với các ví dụ:

Đơn vị Mô tả Thí dụ
% Xác định một đơn vị đo theo phần trăm liên quan đến một giá trị khác, thường là một phần tử bao quanh. p {font-size: 16pt; line-height: 125%;}
cm Xác định một đơn vị đo bằng cm. div {margin-bottom: 2cm;}
em Một thước đo tương đối cho chiều cao của một phông chữ trong không gian em. Bởi vì một đơn vị em tương đương với kích thước của một phông chữ nhất định, nếu bạn chỉ định một phông chữ cho 12pt, mỗi "em" đơn vị sẽ là 12pt; Do đó, 2em sẽ là 24pt. p {letter-spacing: 7em;}
ex Giá trị này định nghĩa một đơn vị đo tương ứng với chiều cao x của phông chữ. Chiều cao x được xác định bởi chiều cao của chữ hoa chữ thường x. p {font-size: 24pt; line-height: 3ex;}
in Xác định một đơn vị đo bằng inch. p {word-spacing: .15in;}
mm Định nghĩa đơn vị đo bằng milimet. p (word-spacing: 15mm;}
pc Xác định một đơn vị đo trong picas. Một pica tương đương với 12 điểm; Do đó, có 6 picas mỗi inch. p {font-size: 20pc;}
pt Định nghĩa đơn vị đo theo điểm. Một điểm được định nghĩa là 1/72 của một inch. body {font-size: 18pt;}
px Định nghĩa đơn vị đo trong các điểm ảnh trên màn hình. p (padding: 25px;}
vh 1% chiều cao của khung nhìn. h2 {font-size: 3.0vh; }
vw 1% chiều rộng khung nhìn h1 {font-size: 5.9vw; }
vmin 1vw hoặc 1vh, tùy theo số nào nhỏ hơn p {font-size: 2vmin;}

2. Ví dụ

Đơn vị px

Pixel (px) là đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến nhất vì nó được coi là cơ sở đo lường cho nhiều đơn vị khác và có nhiều tiêu chuẩn trong thiết kế website dựa trên pixel. 

.box{ height:150px; width:150px; }

Phần tử .box trong ví dụ trên có height và width đều bằng 150px và nó sẽ giữ nguyên trên tất cả các kích thước màn hình.

Chú ý: kích thước mặc định của một trang web là 16px

Đơn vị %

Một đơn vị phổ biến không kém đó chính là đơn vị phần trăm (%) nó là một đơn vị tương đổi và liên quan tới thẻ cha bọc nó.

.parent{ width: 500px; } .child{ width: 50%; }

Ở đây ta có .child là con của .parent, và khi ta xét width: 50%; thì lúc đó width của thẻ con sẽ bằng 250px đúng bằng 1/2 width của thẻ cha.

Chú ý: đơn vị % thường được sử dụng với width và height của thẻ

Đơn vị em

Đơn vị em là một đơn vị tương đối rất hay được sử dụng, nó phụ thuộc vào kích thước phông chữ (font-size) của phần tử cha.

Nếu một thẻ cha có font-size: 18px; thì 1em sẽ bằng 18px  đối với tất cả các con của nó.

.parent{ font-size: 18px; } .child{ margin: 1em; /* 1em = 18px */ }

Điều này rất có lợi trong việc khi chúng ta muốn thay đổi font-size, padding, margin của mỗi phần tử con, bạn chỉ cần thay đổi font-size của thẻ cha vậy là tất cả phần tử con sẽ tự động điều chỉnh sao cho phù hợp (điều mà px không thể làm được).

Đơn vị rem

Đơn vị rem cũng giống với đơn vị em chỉ khác mỗi rem phụ thuộc vào font-size của phần tử gốc (thẻ html)

html{ font-size: 20px; } .parent{ font-size: 18px; } .child{ margin: 1rem; /* 1rem = 20px */ font-size:1.5rem; /* 1.5rem = 30px */ }

Rem có một chút lợi thế so với em, thay vì đi chỉnh từng font-size (nếu có) của các thẻ cha thì đổi với rem chỉ duy nhất chỉnh font-size của html

Trên đây là bài viết của eLib.VN về đơn vị đo trong CSS. Đây là những đơn vị phổ biến nhất trong CSS vì đơn giản là nó hỗ trợ rất tốt trong phần thiết kế layout trong CSS, ngoài ra còn có rất nhiều các đơn vị hay ho và thú vị trong CSS nữa mà chúng ta nên biết. Mình sẽ có bài nói về điều này. Hi vọng các bạn cảm thấy thích thú và giữ mãi đam mê lập trình.

Ngày:09/11/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM