Những kinh nghiệm và kiến thức cần biết khi đăng ký học và thi bằng lái xe B2
eLib xin tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm và kiến thức cần biết khi đăng ký học và thi bằng lái xe B2. Mời các bạn tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô gồm những gì?
3. Kiến thức cần có trước kì thi bằng lái ô tô?
4. Những lưu ý cần biết trước khi thi bằng lái ô tô
4.1 Không sử dụng chất kích thích trước khi lái xe
4.2 Luôn luôn sử dụng thắt dây an toàn
4.3 Chọn loại xe phù hợp
4.4 Nên chọn xe số tự động
5. Một số kinh nghiệm cần biết khi học và thi bằng lái xe B2
1. Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô gồm những gì?
-
Để chuẩn bị cho kì thi bằng lái ô tô, người học cần phải chuẩn bị hồ sơ, bao gồm những giấy tờ dưới đây:
-
Đơn đăng ký học lái xe ô tô
-
Bản sao chứng minh nhân dân photo không cần công chứng
-
10 ảnh 3×4 (Ảnh không được đeo kính, tóc không che tai, lông mày, phải cài khuy áo)
-
Giấy khám sức khỏe
-
Túi đựng hồ sơ
-
Sơ yếu lý lịch không cần công chứng
2. Nên học bằng lái xe ở đâu?
Hiện nay, không quá khó để cho các bạn có thể tìm được một trường lái ưng ý. Bạn cần lựa chọn cho mình một trung tâm đào tạo và thi bằng lái ô tô uy tín đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
-
Có giấy giấy phép đăng ký sát hạch: Bởi nếu không có giấy tờ cho phép được đào tạo lái xe thì tình huống hồ sơ của bạn được “bán đi” là rất có khả năng xảy ra.
-
Uy tín và chất lương: Điều này phụ thuộc vào tỉ lệ đào tạo học viên đỗ kì thì sát hạch lái xe. Để đảm bảo điều này bạn nên tham khảo ý kiến của những học viên đã từng học ở trung tâm đó, thêm vào đó bạn nên đến thăm quan cơ sở vậy chất đào tạo của họ. Nếu là một trung tâm uy tín sẽ có trụ sở thu nhận hồ sơ rõ ràng, bãi tập rộng rãi đúng quy chuẩn, cơ sở vật chất tiện nghi…
-
Công khai học phí học lái xe ô tô rõ ràng và có mức học phí hợp lý: Đừng nên bị thu hút bởi những trung tâm có phí học quá rẻ nhưng cũng đừng tìm hiểu qua loa mà lựa chọn những trung tâm có giá học cao chót vót.
3. Những kiến thức cần trang bị trước kì thi bằng lái ô tô?
Sau khi chuẩn bị những bước cơ bản trên, chắc chắn rằng bạn phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và đầy đủ nhất trong khoá học, kể cả nội dung lý thuyết và đan xen cả thực hành, khi đó bạn có thể tự tin và không phải lo lắng khi bước vào kì thi.
Nội dung lý thuyết mà học viên cần phải học và ghi nhớ đa phần cũng tương tự như nội dung lí thuyết thi bằng lái xe máy. Các nội dung cơ bản bao gồm luật giao thông, biển báo giao thông, vạch kẻ đường,… Bài thi sẽ được trình bày dưới dạng trắc nghiệm để học viên lựa chọn ra câu trả lời chính xác nhất.
Nội dung thực hành sẽ liên quan tới khả năng điều khiển phương tiện và khả năng xử lý tình huống. Người học sẽ phải thực hiện các nội dung như vào số, đạp phanh, nổ máy,… và điều khiển phương tiện theo sơ đồ đã được chỉ định sẵn.
Mời các bạn cùng tham khảo 600 câu trắc nghiệm onilne lý thuyết bằng lái xe Ôtô có đáp án giúp các bạn nắm chắc được phần đậu trong phần thi lý thuyết. Chúc các bạn thành công!
4. Những lưu ý cần biết trước khi thi bằng lái ô tô
4.1 Không sử dụng chất kích thích trước khi lái xe
Đây là điều tối kỵ thường được nhắc đến trong suốt quá trình học, và nên khắc sâu trong đầu của mỗi người trước khi đặt tay vào vô lăng ô tô. Rượu, bia và các chất kích thích khác làm cho đầu óc chúng ta không tỉnh táo, ngược lại sự hưng phấn khi lái xe ô tô là nguyên nhân gây ra nhiều thảm họa cho bản thân và cả người khác.
4.2 Luôn luôn sử dụng thắt dây an toàn
Để đảm bảo cho sự an toàn của bạn, việc đeo dây an toàn là cần thiết. Cũng đừng quên nhắc nhở người ngồi kế bên mình đeo dây an toàn, đặc biệt là trẻ em. Bên cạnh đó, điều này giúp bạn giảm thiểu việc bị công an giao thông “hỏi thăm" giữa đường.
4.3 Chọn loại xe phù hợp
Đối với những tay lái mới, lần đầu làm quen với xe cũng như khi thi bằng lái ô tô không nên chọn loại cỡ lớn như thể thao đa dụng SUV. Ngoài ra cũng không nên chọn loại xe quá nhỏ vì loại xe nhỏ không mui được cho là không an toàn hơn.
Xe thể thao số sàn cũng nằm trong danh sách không nên sử dụng đối với những tay lái mới. Việc điều khiển 6-7 số sàn trong thành phố không phải là chuyện đơn giản, và với phân khối lớn, những “newbie” có thể gây rủi ro cho người đi đường khi lái xe ô tô loại này.
Những loại xe cỡ vừa như Toyota Vios hay Honda City là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn khi học lái xe ô tô.
5. Một số kinh nghiệm cần biết khi học và thi bằng lái xe B2
-
Bình tĩnh, tự tin đi theo biển báo, vạch kẻ đường và lời nhắc trên xe sát hạch.
-
Phải nhớ những bước cơ bản từ khi lên xe - thắt dây an toàn, bật xi nhan trái khi xuất phát, và tắt xi nhan khi nghe tín hiệu “tít” trên xe.
-
Điều này không những giúp bạn bảo toàn điểm số mà còn củng cố tinh thần cho việc thực hiện những bài thi yêu cầu độ phức tạp, khó khăn về sau. Về mặt tư tưởng cũng chiếm tới 60% khả năng ĐẬU - RỚT trong bài thi rồi đó.
-
Thi hạng nào phải đi sa hình (có hướng dẫn dưới mặt đường) của hạng đó. Hạng B2 có chữ B2, hạng C có chữ C. Khoảng cách an toàn không bị trừ điểm là 5m.
-
Trong suốt quá trình đi thi bằng lái xe chạy trong hình chỉ đi số 1, chân phải ngếch lên để hờ trên thắng chờ tình huống bất ngờ hay giảm tốc độ, không được chạy nhanh.
-
Tình huống bất ngờ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào sau bài “Dốc Cầu”, nếu có phải đạp thắng dứt khoát cho xe dừng hẳn, tay phải bật đèn ưu tiên và không được rời ra, vẫn để tay nằm hờ trên nút chờ hết hiệu lệnh, tắt đèn, đá xin-nhan phải cho xe tiếp tục thực hiện bài thi.
-
Bài “dốc cầu” không nên ham giành điểm tuyệt đối, chấp nhận thương đau bị trừ 5 điểm giữ vốn và chuẩn bị tâm lí cho bài “vệt bánh xe” – ( nếu tập trung hết tinh thần để không bị trừ điểm bài bày thì dù có ok bạn sẽ bị mất tập trung khi vừa xuống dốc phải căn cho bánh xe vô vệt, chưa kể nếu không cẩn thận bạn lao qua vạch giới hạn thì LẬP TỨC BỊ TRỪ 25đ -> OUT không cần hỏi.
-
Bài số 4 " Vệt bánh xe" bắt buộc phải cho xe đi vào vệt bánh, nếu đi ra ngoài cũng OUT NGAY LẬP TỨC. Thà đè vạch cũng chỉ bị trừ 5đ mà thôi, tuyệt đối không được bỏ bài, sai thứ tự các bài.
-
Khi qua gần hết đường vuông góc trước khi quẹo phải, tới gần ngã 4 nên đi thật chậm để canh đèn xanh - > chạy luôn vì ngừng đèn đỏ rất dễ bị trừ 5đ nếu không vô vạch.
-
Khi chuyển hướng tại ngã 4 phải bật xinhan, có 4 lần qua ngã 4: ngã 4 1&2 đi thẳng, ngã 4 thứ 3 rẽ trái ->xinhan trái, ngã 4 thứ 4 rẽ phải -> xinhan phải.
-
Khi ghép nhà xe nếu thấy sắp cán vạch được tiến lên để de lại, thật cẩn thận để không cán vạch, nhưng nếu lỡ bị cán vạch thì lùi dứt khoát cho xong bài, không nhấp ra nhấp vô nhiều lần vì mỗi lần vô – ra sẽ bị tính lỗi trừ 5đ/lần ( khả năng bị trừ nhiều lần cho một lỗi rất cao)
-
Bài tăng số thì chuyển qua số 2, tốc độ >= 25km/h, khi tới điểm giảm số thắng lại giảm tốc tối đa, về số 1để tốc độ dưới =<23km/h.
-
Khi lái xe trong sa hình, bất kì là hạng nào mà nếu lỡ có cán vạch thi chạy tiếp luôn, tuyệt đối không dừng lại vì máy tính cứ mỗi 3s dừng là trừ 5đ.
-
Bài thi chạy đường trường - cần chạy khoảng 2km/học viên, tuy nhiên giám khảo chỉ quan tâm 200m đầu học viên có vững vàng hay vẽ rắn trên đường cùng các kĩ năng bật, tắt xinhan, cài dây an toàn…
-
Khuyết điểm của chương trình thi bằng xe cảm ứng. Vì là máy nên không bỏ sót - thậm chí chấm quá tay các trường hợp 50/50 ( trước đây khi có sát hạch viên ngồi bên cạnh thì có thể du di, tuy nhiên là máy được lập trình để xử lí tình huống 50/50 theo hướng bắt lỗi), không quan tâm nguyên nhân chủ quan hay khách quan.
Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các bạn nắm cụ thể những điều cần và không cần khi đăng ký học và thi bằng lái xe B2. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm
- doc 9 bước cần biết trước khi bắt đầu đăng ký học lái xe ô tô
- doc Top 8 trung tâm đào tạo lái xe chuyên nghiệp thu hút đông đảo người đến ghi danh
- doc Những quy định về thủ tục đổi bằng lái xe ô tô hạng C mới nhất
- doc Các bước cấp lại biển số xe tô tô khi bị mất
- doc Những vấn đề cần nắm rõ khi học bằng lái xe ô tô