Chương 9 Bài 3: Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô dưới đây để tìm hiểu về một số chính sách kinh tế như: ngoại thương, tiền tệ, tài khóa trong nền kinh tế mở... Chúc các bạn học tốt!

Chương 9 Bài 3: Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô

1. Cân bằng bên trong và bên ngoài (Mô hình IS-LM-BP - Mô hình Mundell-Fleming) 

Từ mô hình IS-LM được dùng để phân tích nền kinh tế đóng, vào đầu những năm 1960, Robert Mundell và John Marcus Fleming đã nghiên cứu độc lập, đưa thêm cán cân thanh toán vào phát triển thành mô hình IS-LM-BP để phân tích tác động của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ đến sản lượng quốc gia, lãi suất và tỷ giá hối đoái của nền kinh tế mở, trong hai cơ chế tỷ giá cố định và cơ chế tỷ giá thả nổi trong ngắn hạn.

Một nền kinh tế được gọi là cân bằng chung (cả bên trong và bên ngoài) khi lãi suất và sản lượng được duy trì ở mức mà tại đồ thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ và cán cân thanh toán đều cân bằng, nghĩa là phải thỏa mãn 3 điều kiện:

Y = AD                (1)

SM = LM               (2)

KS + X = M          (3)

Trên đồ thị 9.5: sản lượng cân bằng và lãi suất cân bằng toàn bộ được xác định bởi giao điểm của ba đường IS, LM và BP:

2. Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở

  • Khi nền kinh tế cân bằng dưới mức toàn dụng (Y Khi nền kinh tế có lạm phát cao (Y>Yp): nên thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt.

Giả sử ban đầu nền kinh tế đang cân bằng bên trong và bên ngoài tại E(Y0,r0) trên đồ thị 9.6a, với tỷ giá hối đoái cân bằng là e0 trên đồ thị 9.6b.

  • Khi sản lượng cân bằng thấp hơn sản lượng tiềm năng (Y cần thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, bằng cách tăng G hoặc/và giảm T, sẽ làm tổng cầu tăng. Đường IS dịch chuyển sang phải đến IS1, cắt LM tại E’(Y’,r’), nền kinh tế đạt cân bằng bên trong: sản lượng tăng từ Y0 lên Y’ (1), đồng thời lãi suất trong nước cũng tăng từ r lên r’ (đồ thị 9.6a). Kết quả lượng vốn chảy vào tăng, nên cán cân thanh toán sẽ thặng dư, do đó tỷ giá hối đoái (e) có xu hướng giảm xuống e’ (đồ thị 9.6b)

Trên đây là nội dung Bài 3: Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô mà eLib.VN chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM