Thi bằng lái xe Ô tô

Mời các bạn tham khảo chuyên mục "Thi bằng lái xe Ô tô" để có thể nắm rõ hơn về các thông tin như: Hồ sơ thi va học bằng lái xe ô tô, những thông tin cần nắm rõ trước khi thi bằng lái xe và đặc biệt là nắm mẹo thi bằng lái xe ô tô để có thể ôn tập đạt 100% đậu. Đồng thời khi tham gia chuyên mục này bạn sẽ được thoải mái tham khảo bộ đề trắc nghiệm lý thuyết online giúp bạn sẽ nắm vững kiến thức và đạt được bằng lái xe một cách nhanh chóng. Chúc các bạn thành công!

1. Bằng lái xe ô tô là gì?

Bằng lái xe ô tô hay giấy phép lái xe ô tô là loại giấy tờ bắt buộc được cấp bởi Bộ Giao thông vận tải cho một cá nhân, cho phép cá nhân đó điều khiển các loại xe cơ giới lưu thông trên đường.

Để được cấp bằng lái xe ô tô, mỗi cá nhân phải trải qua bài thi về lý thuyết và kỳ thi sát hạch lái xe theo quy định của nhà nước. Chương trình học và thời gian đào tạo sát hạch lái xe sẽ được phân bổ tùy theo hạng bằng lái xe hoặc nâng hạng bằng lái xe.

Các loại bằng lái xe ô tô đang được sử dụng trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm có bằng lái xe hạng B, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD.

2. Các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam hiện nay

Theo thông tin tư vấn pháp luật xe ô tô, các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam sẽ được quy định bởi độ tuổi và tương ứng với các loại phương tiện mà người có bằng được phép lưu hành.

Bên cạnh đó, từng loại bằng sẽ có thời hạn nhất định, do đó, trước khi hết thời hạn quy định, người lái xe cần nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục gia hạn bằng lái xe để tiếp tục vận hành xe.

Hạng bằng Đối tượng Quy định độ tuổi đăng ký thi  Thời hạn
B1 số tự động

Cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe số tự động, bao gồm:

- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có tải trọng dưới 3.500 kg;

- Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Từ 18 tuổi trở lên

- Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (nữ) và đủ 60 tuổi (nam).

- 10 năm kể từ ngày cấp với người lái xe trên 45 tuổi (nữ) và trên 50 tuổi (nam).

B1

Cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe số tự động và số sàn, bao gồm:

- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có tải trọng dưới 3.500 kg;

- Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Từ 18 tuổi trở lên
B2

Cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển các loại xe sau:

- Người lái xe ô tô 4-9 chỗ, ô tô chuyên dùng có tải trọng dưới 3.500 kg;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

 

Từ 18 tuổi trở lên 10 năm kể từ ngày cấp
C

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển các loại xe sau:

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có tải trọng từ 3.500kg trở lên;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có tải trọng từ 3.500kg trở lên;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Từ 21 tuổi trở lên 5 năm kể từ ngày cấp
D

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển các loại xe sau:

- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Từ 24 tuổi trở lên 5 năm kể từ ngày cấp
E

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển các loại xe sau:

- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Từ 24 tuổi trở lên 5 năm kể từ ngày cấp
F

Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có tải trọng lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

FB2

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển:

- Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.

  5 năm kể từ ngày cấp
FC

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển

- Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.

Từ 27 tuổi trở lên 5 năm kể từ ngày cấp
FD

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển:

- Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

  5 năm kể từ ngày cấp
FE

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển:

- Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc;

- Các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

  5 năm kể từ ngày cấp

Điều kiện nâng hạng bằng lái xe

Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn nhất định.

Nâng hạng

Điều kiện thời gian lái xe nâng hạng bằng

Điều kiện số km nâng hạng bằng

Hạng B1 số tự động lên B1

01 năm trở lên

12.000 km lái xe an toàn trở lên

Hạng B1 lên B2

01 năm trở lên

12.000 km lái xe an toàn trở lên

Hạng B2 lên C

03 năm trở lên

 50.000 km lái xe an toàn trở lên

Hạng D lên D

Hạng D lên E

Các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng

Các hạng D, E lên FC

Hạng B2 lên D

05 năm trở lên

100.000 km lái xe an toàn trở lên

Hạng C lên E

Lưu ý:

  • Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

  • Nếu người học nâng hạng bằng lái xe vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Độ tuổi học lái xe ô tô

3.1 Độ tuổi học lái hạng B2

Bằng lái xe B2 quy định thí sinh thi sát hạch phải đủ 18 tuổi tính đến ngày thi. Thời gian học lý thuyết và thực hành của bằng lái xe hạng B2 là 3 tháng theo quy định của Bộ giao thông. Nghĩa là từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi là 3 tháng, do đó thí sinh có dự định lấy bằng lái xe trước Tết thì phải nộp hồ sơ trước đó vào khoảng tháng 9, để có thể thi bằng lái xe vào dịp cuối năm.

3.2 Độ tuổi học lái xe hạng C

Là bằng lái xe phổ biến tiếp theo sau bằng B2, bằng lái xe hạng C quy định quyền điều khiển lái xe ở hạng B2, lái xe tải, đầu kéo rơ mooc lớn hơn 3500kg.

Như vậy bằng lái xe hạng C lái được hầu hết các loại xe tải, trừ xe Container. Do quyền điều khiển bằng lái xe hạng C cao hơn, nên yêu cầu của giấy phép lái xe hạng C cũng cao hơn so với bằng lái xe B2.

Để thi bằng lái xe hạng C, bộ giao thông quy định độ tuổi là 21 tính đến ngày thi sát hạch. Thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi sát hạch bằng C là 5 tháng. Tuy nhiên theo đánh giá chủ quan của các học viên thì thi bằng lái xe hạng C không khó hơn nhiều so với bằng lái xe hạng B2.

3.3 Các bằng lái xe khác

  • Bằng lái xe hạng D: Điều khiển các loại xe quy định ở hạng C, lái xe chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi.

  • Bằng lái xe hạng E: Điều khiển các loại xe quy định ở hạng D, lái xe chở người trên 30 chỗ ngồi.

  • Bằng lái xe hạng F: Cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo semi rơ moóc.

Điều kiện thi sát hạch giấy phép lái xe hạng D, E, F. Giấy phép hạng D, E, F là các GPLX chuyên dụng yêu cầu đặc biệt. Đòi hỏi người lái xe phải có kinh nghiệm lái và số km an toàn nhất định. Do đó để có thể sở hữu những loại bằng lái trên, người lái xe phải làm thủ tục nâng hạng bằng lái xe từ các hạng B và C.

4. Thời hạn của bằng lái xe ô tô

Thời hạn của bằng lái xe hạng B2: thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;

Thời hạn của bằng lái xe hạng D, E và các hạng F: thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp.

5. Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô

  • Đơn đăng ký học lái xe ô tô

  • Bản sao chứng minh nhân dân photo (không cần công chứng)

  • 10 ảnh 3×4, không bao gồm ảnh đã dán vào giấy khám sức khỏe và đơn đăng ký học lái xe.

  • Giấy khám sức khỏe. Mẫu giấy khám sức khỏe mua ở cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên.

  • Túi đựng hồ sơ (có bán tại các trung tâm đào tạo lái xe)

  • Sơ yếu lí lịch không cần công chứng.

Lưu ý:

  • Ảnh không được đeo kính, tóc không che tai và phải cài khuy áo, tóc cũng không được che lông mày.

  • Ảnh chụp có chất lượng tốt, mặt nghiêm túc, không đùa giỡn.

  • Nên che hình xăm, mặc đồ có cổ.

  • Khi chụp thẳng lưng, nhìn về phía trước

  • Hỏi kỹ về những thủ tục mình phải làm, tránh rườm rà về sau

Chụp hình thi bằng lái xe b2 khá quan trọng trong bộ hồ sơ đăng ký học lái xe. Vì vậy bạn nên chuẩn bị kỹ càng ảnh trước. Nên chọn ảnh từ 3 tháng đổ về, không chọn ảnh có thời gian chụp quá xa để tránh không được duyệt.

6. Qui trình thi bằng lái xe ô tô

6.1 Sát hạch lý thuyết

Thi bằng lái xe ô tô B2 C D E gồm có 30 câu trắc nghiệm lý thuyết trong bộ đề 450 câu trong thời gian là 20 phút

  • Hạng B2 thi 26 điểm trở lên là đạt

  • Hạng C D E thi 28 điểm trở lên là đạt

Học viên đạt phần lý thuyết mới được thi thực hành
 

Quy trình thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô

Người dự sát hạch (thí sinh) vào phòng Sát hạch lý thuyết xuất trình Chứng minh nhân dân, phiếu thu lệ phí sát hạch, tiếp nhận máy tính tại phòng Sát hạch lý thuyết. Chọn hạng xe sát hạch, khóa, số báo danh dự sát hạch và thực hiện bài sát hạch lý thuyết.

Thời gian làm bài: 20 phút

Mỗi đề sát hạch gồm 30 câu hỏi, mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 02 đến 04 ý trả lời và có từ 01 đến 02 ý đúng; nếu trả lời thiếu ý đúng được coi là trả lời sai;

Khi hoàn thành bài sát hạch hoặc hết thời gian quy định, tất cả các câu trả lời của thí sinh (kể cả các câu hỏi chưa trả lời hết) được máy tự động chấm điểm và lưu lại trong máy chủ;

Công nhận kết quả: Thang điểm 30

Điểm đạt đối lái xe ô tô: Từ 28 điểm trở.

6.2 Sát hạch thực hành

Sát hạch kỹ nãng lái xe trong hình và trên đường

Quy trình thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô

Sát hạch lái xe trong hình

Đối với ô tô sát hạch không có sát hạch viên;

Thí sinh tiếp nhận ô tô sát hạch, thực hiện bài sát hạch thực hành lái xe trong hình;

Thí sinh dự sát hạch lái xe: thực hiện liên hoàn 10 bài gồm:

  • Bài 1:  Xuất phát;

  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ;

  • Bài 3: Dừng xe, khởi hành trên dốc;

  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc;

  • Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông;

  • Bài 6: Qua đường vòng quanh co;

  • Bài 7: Ghép xe vào chuồng dọc;

  • Bài 8: Ghép xe vào chuồng ngang;

  • Bài 9: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua;

  • Bài 10: Thay đổi số trên đường bằng;

  • Bài 11: Kết thúc.

Trong sân sát hạch, ngoài khu vực những bài sát hạch, thí sinh sẽ gặp tình huống nguy hiểm; tình huống này xuất hiện ngẫu nhiên, bất ngờ tại 05 vị trí.

Trong quá trình sát hạch, thí sinh phải thực hiện đúng trình tự; chấp hành quy tắc giao thông đường bộ; giữ động cơ hoạt động liên tục; tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; tốc độ xe chạy (trừ bài thay đổi số trên đường bằng) không quá 20 km/h, nếu không thực hiện được sẽ bị trừ điểm như quy định tại các bài sát hạch.

Công nhận kết quả:

Thời gian thực hiện các bài sát hạch: 18 phút

Thang điểm: 100 điểm

Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên

Sát hạch lái xe trên đường

(Sát hạch trên xe có gắn thiết bị điện tử chấm điểm tự động và có 01 sát hạch viên trên xe).

Người dự sát hạch tiếp nhận ô tô sát hạch và thực hiện bài sát hạch lái xe trên đường

Thí sinh thực hiện bài sát hạch lái xe trên đường giao thông công cộng, dài tối thiểu 02km, có đủ tình huống theo quy định (đoạn đường do Sở Giao thông vận tải lựa chọn sau khi thống nhất với cơ quan quản lý giao thông có thẩm quyền và đăng ký với Tổng cục Đường bộ Việt Nam)

Các bài thực hiện: Khởi hành theo hiệu lệnh “Bắt đầu” phát ra trên loa của xe sát hạch và Thí sinh thực hiện các thao tác “Tăng số”, “Giảm số”, “Kết thúc” khi có hiệu lệnh trên loa của xe.

Trong quá trình sát hạch, thí sinh phải thực hiện đúng trình tự; chấp hành quy tắc giao thông đường bộ; 

Công nhận kết quả:

Thang điểm: 100 điểm;

Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên;

Lưu ý:

  • Nếu học viên thi phần 2 không đạt thì được bảo lưu kết quả 1 lần nếu lần 2 không đạt thì phải thi lại phần lý thuyết

  • Và cũng tương tự sát hạch phần 3 không đạt sẽ được bảo lưu kết quả 1 lần kết quả lý thuyết và sát hạch sa hình, nếu 2 lần không đạt phải thi lại phần lý thuyết và sa hình

7. Lệ phí thi bằng lái xe ô tô

Theo Biểu phí sát hạch, lệ phí cấp Giấy phép lái xe tại Thông tư 188/2016/TT-BTC

Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F):

  • Sát hạch lý thuyết: 900/ lần

  • Sát hạch thực hành trong hình: 300/ lần

  • Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60/lần

7. Mẹo thi bằng lái xe ô tô

7.1 Mẹo thi lý thuyết

Theo đó, bộ câu hỏi lý thuyết thi giấy phép lái xe tăng lên 600 câu dựa trên bộ 450 cũ, sẽ áp dụng cho sát hạch giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và F, riêng hạng B1 sử dụng 574/600 câu. Nội dung bộ 600 câu hỏi thi sát hạch lái xe bao gồm:

  • 182 câu hỏi về hệ thống biển báo đường bộ

  • 166 câu hỏi về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ

  • 114 cầu hỏi về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông

  • 60 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (nhóm câu hỏi điểm liệt, sai 1 câu trượt cả phần thi)

  • 56 câu hỏi về kỹ thuật lái xe

  • 35 câu hỏi về cấu tạo và sửa chữa

  • 26 câu hỏi về nghiệp vụ vận tải

  • 21 câu hỏi về văn hoá giao thông và đạo đức người lái xe

Theo quy định mới, bộ đề thi sát hạch giấy phép lái xe B1 vẫn giữ 30 câu, bộ đề thi sát hạch lái xe B2 tăng từ 30 câu lên 35 câu.

Mẹo đối với câu hỏi khái niệm

Các câu hỏi về chủ đề sau thì chọn đáp áp “Tất cả”:

  • Đạo đức

  • Kinh doanh vận tải

  • Hành vi

Các câu hỏi có phần đáp án chứa những từ sau thì chọn đáp áp đó:

  • Chấp hành

  • Bắt buộc

  • Cơ quan có thẩm quyền

  • Dùng thanh nối cứng

  • Báo hiệu tạm thời

  • Nghiêm cấm/bị nghiêm cấm

  • Hiệu lệnh người điều khiển giao thông

  • Xe chữa cháy làm nhiệm vụ

  • Phương tiện giao thông đường sắt

  • Đèn chiếu xa sang gần

  • Về số thấp… gài số 1

  • Giảm tốc độ (nếu có 2 đáp án cùng có cụm từ này, chọn đáp án bên phải)

Trong câu hỏi chứa những từ sau thì chọn đáp án dài nhất:

  • Quan sát

  • Kiểm tra

  • Tại

  • Phải

  • Trên

  • Xe chữa cháy

Trong câu hỏi có ý liệt kê về các  chủ đề sau thì chọn 2 đáp án (thường câu hỏi này chỉ 2 có đáp án):

  • Đạo đức

  • Nghĩa vụ

  • Hành vi

  • Trách nhiệm

  • Khách

  • Tham gia giao thông

  • Văn hoá giao thông

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh

Một số mẹo câu hỏi khác:

Câu hỏi

Đáp án

Dải phân cách

Chọn đáp án 1

Đường phố

Chọn đáp án 1

Đường chính

Chọn đáp án 1

Đường cao tốc

Chọn đáp án 1

Giới hạn đường bộ

Chọn đáp án 1

Phần đường xe chạy

Chọn đáp án 1

Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ

Chọn đáp án 1

Xe quá tải trọng đường bộ

Chọn đáp án 1

Vạch kẻ đường

Chọn đáp án 1

Dừng xe

Chọn đáp án 2

Đỗ xe

Chọn đáp án 2

Đường ưu tiên

Chọn đáp án 2

Hàng nguy hiểm

Chọn đáp án 2

Hoạt động vận tải đường bộ

Chọn đáp án 2

Làn xe

Chọn đáp án 2

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Chọn đáp án 2

Vận tải đa phương thức

Chọn đáp án 2

Đường bộ

Chọn đáp án 1 & 2

Công trình đường bộ

Chọn đáp án 1 & 2

Văn hóa giao thông

Chọn đáp án 1 & 2

Người điều khiển giao thông

Chọn đáp án 2 & 3

Hàng siêu trọng

Chọn đáp án 3

Quá tải, quá khổ, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

Chọn cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Cấm đi, cấm đổ, cấm dừng…

Chọn UBND tỉnh quảng lý

Xe chở người và hàng hoá nguy hiểm

Chọn chính phủ quản lý

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Chọn kể cả xe máy điện

Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ

Chọn kể cả xe đạp máy

Làn đường

Chọn câu có cụm từ “an toàn giao thông”

Phần đường xe chạy

Chọn câu không có cụm từ “an toàn giao thông”

7.2 Mẹo thi thực hành bằng lái xe ô tô

Bài sa hình 1: Xuất phát

Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu”, người thi mở côn cho xe chạy từ từ qua vạch xuất phát. Lưu ý từ khi có hiệu lệnh sau 20 giây xe vẫn chưa qua vạch xuất phát sẽ bị trừ 5 điểm, sau 30 giây bị loại thẳng.

Bài sa hình 2: Dừng xe nhường đường người đi bộ

Ở bài này, xe cần dừng trước vạch trắng – phần kẻ sọc dành cho người đi bộ. Tuy nhiên cản trước cách vạch không quá 0,5m.

Bài sa hình 3: Dừng và khởi hành ngang dốc

Khi vào bài thi này có một mẹo thi sa hình B2 là không cần đạp ga, chỉ cần mở côn để xe lăn bánh đến cột STOP. Chú ý, xe dừng quá cột STOP sẽ bị loại trực tiếp. Cho xe lăn bánh thấy vai cách cột STOP tầm 3 tấc thì cắt côn và phanh nhanh là được.

Giữ chân côn từ từ khi thấy kim vòng tua máy xuống giữa 1 và 0 thì nhả phanh, đạp ga liên tục. Khi lên dốc xe cách vạch dừng không quá 50 cm, không để xe bị tụt dốc quá 50 cm.

Bài sa hình 4: Bài thi qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc

Qua vệt bánh xe: Bánh xe trước và bánh xe sau bên phụ qua vùng giới hạn của vệt bánh xe. Nếu không qua vùng giới hạn, người thi sẽ bị loại thẳng. Mỗi lần bánh xe đè lên vạch sẽ bị trừ 5 điểm, quá 5 giây sẽ bị trừ thêm 5 điểm. Thời gian hoàn thành bài thi không quá 2 phút, nếu vượt qua 2 phút sẽ bị trừ 5 điểm.

Qua đường vòng vuông góc: Canh sao để vai bạn ngang với góc đường thì đánh hết lái thật nhanh.

Bài sa hình 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

Khi thấy đèn tín hiệu, xe phải dừng trước vạch vàng 1m và cắt côn. Sau khi đợi đèn đỏ còn tầm 2 giây thì mở côn đi tiếp. Chú ý nếu thấy đèn xanh còn 3 – 4 giây cũng không nên đi vì nếu xe chưa qua hết gặp đèn đỏ sẽ bị trừ 10 điểm. Thời gian lái xe qua ngã tư là 20 giây. Sau 20 giây từ khi đèn xanh sáng lên mà xe chưa qua hết ngã tư bị trừ 5 điểm, sau 30 giây bị loại thẳng.

Chú ý nếu thấy đèn xanh còn 3 – 4 giây cũng không nên đi vì nếu xe chưa qua hết gặp đèn đỏ sẽ bị trừ 10 điểm

Bài sa hình 5: Bài thi đường vòng quanh co

Với bài thi này áp dụng quy tắc “tiến bám lưng, lùi bám bụng”. Bánh xe không được đè vạch giới hạn. Mỗi lần đè sẽ bị trừ 5 điểm. Sau 5 giây bị trừ tiếp 5 điểm. Bài thi này cần hoàn thành trong 5 phút, sau 5 phút bị trừ 5 điểm.

Bài sa hình 5: Bài thi đường vòng quanh co

Xe không được chạm vạch hoặc đè vỉa hè. Khi nghe âm báo “Tưng” thì phanh lại và chạy ra khỏi chuồng. Bài thi thực hiện trong 2 phút.

Bài sa hình 8: Bài thi tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua

Xe phải dừng cách vách quy định không quá 50 cm. Nếu cách xa hơn 50 cm bị trừ 5 điểm. Dừng xe lố vạch quy định trừ 5 điểm. Mẹo sa hình B2 ở phần thi này là căn qua gương phụ trái. Nếu mắt người thi, mép dưới gương phụ và vạch dừng thẳng hàng thì đạp phanh và côn để xe dừng lại.

Bài sa hình 9: Thay đổi số trên đường thẳng

Cho xe đi thẳng, cầm chắc vô lăng, nhả hết côn, phanh và đạp ga từ từ để xe tăng tốc. Khi xe qua biển “Bắt đầu” thì đạp chân côn vào số 2 rồi nhả chân côn, đạp chân ga để đi tiếp.

Tốc độ tối thiểu phải trên 20 km/h. Khi gần như dừng lại thì cho về số 1 trước biển “Tốc độ tối đa cho phép”. Cuối cùng nhả côn, cho xe từ từ đi qua biển báo này.

Bài sa hình 10: Thay đổi số trên đường thẳng

Để canh dễ dàng, khi thấy vai trùng với góc vuông thì đánh hết vô lăng sang phải, lùi xe vào chỗ đỗ khi xe ở góc 45 độ so với đường thẳng vỉa hè. Sau đó trả lái cho xe lùi khi nào bánh xe sau bên trái ngang với mép ngoài của xe. Xoay vô lăng sang trái và lùi dần vào chỗ đỗ. Cuối cùng điều chỉnh xe về đúng vị trí, chú ý giữ khoảng cách để dễ dàng chạy ra.

Bài sa hình 11: Kết thúc bài thi

Khi kết thúc bài thi, người thi bật đèn xi nhan, phải lái xe qua hẳn vạch kết thúc. Nếu không bật xi-nhan sẽ bị trừ 5 điểm.

8. Bộ đề thi bằng lái xe ô tô

Mời các bạn cùng tham khảo bộ đề 600 câu trắc nghiệm online lý thuyết bằng lái xe ô tô có đáp án được cập nhật mới nhất năm 2020 sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập và nắm vững kiến thức đậu 100%.

Trắc Nghiệm

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức và thực hành để phần thi sát hạch bằng lái xe ô tô được thành công và đạt hiểu quả cao.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM