Ngồi phòng máy lạnh có thích hợp với người bị viêm xoang

Bạn có từng gặp phải trường hợp "Bệnh viêm xoang có nên ngồi máy lạnh không? Và làm thế nào để người bị viêm xoang ngồi máy lạnh vẫn bảo đảm được an toàn cho sức khỏe?" Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Ngồi phòng máy lạnh có thích hợp với người bị viêm xoang

1. Bệnh viêm xoang là gì? Các cấp bệnh của viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi, nguyên nhân đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.

Các cấp độ của viêm xoang

Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:

  • Viêm xoang hàm

  • Viêm xoang sàng

  • Viêm xoang trán

  • Viêm xoang bướm

  • Viêm đa xoang - Viêm nhiều xoang cùng lúc

Bị viêm xoang có ngồi phòng máy lạnh được không?

Người bị viêm xoang có thể ngồi máy lạnh được, nhưng đối với họ không mấy dễ chịu, đặc biệt là vào mùa hè. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi thất thường, khói xe, ô nhiễm môi trường và hơn cả là việc thường xuyên ngồi trong môi trường điều hòa nhiệt độ.  

Bị viêm xoang có ngồi máy lạnh được không

Sự chênh lệch nhiệt độ lớn trong phòng và ngoài trời sẽ khiến cho mạch máu co lại, thân nhiệt giảm gây mất cân bằng sinh nhiệt thích ứng cơ thể, tạo ra triệu chứng ngạt mũi, kích ứng, niêm mạc hô hấp,... gây ảnh hưởng đến khả năng làm sạch xoang và gia tăng nguy cơ viêm xoang tái phát.

Bên cạnh đó, các ống máy lạnh rất hay chứa vi trùng Legionella Pneumophila càng làm gia tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng và nhiễm trùng xoang.

2. Cách sử dụng máy lạnh đối với người bị bệnh viêm xoang

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi từ ngoài trời nắng bước vào phòng, không nên vào các phòng bật máy lạnh nhiệt độ thấp ngay lập tức mà nên ngồi ngoài một lát để thân nhiệt thích nghi rồi hãy bước vào.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột

Bên cạnh đó, khi từ phòng máy lạnh ra ngoài trời nắng, cũng đừng vội lao ra ngoài trời mà đứng đợi một chút cho cơ thể quen với nôi trường rồi mới bước ra.

Để nhiệt độ phòng từ 24 - 26 độ C: Ban đầu, hãy đặt nhiệt đồ điều hòa trên 26 độ để tránh nhiệt độ trong phòng quá chênh lệch so với ngoài trời dẫn đến bị sốc nhiệt khi di chuyển giữa hai môi trường. Bên cạnh đó, nhiệt độ phù hợp cho người viêm xoang là từ 24 - 26 độ C.

Đặt điều hòa trên 26 độ C

Tăng độ ẩm cho phòng: Với người bị viêm xoang, không gian xung quanh cấp đủ độ ẩm rất tốt cho việc điều trị. Để tạo được độ ẩm lý tưởng, người mắc bệnh viêm xoang có thể trang bị thêm máy phun sương hoặc trồng thêm cây xanh để tăng độ ẩm. 

Tăng độ ẩm cho phòng

Điều này giúp cho niêm mạc mũi không bị khô nên rất thích hợp với bệnh nhân đang điều trị viêm xoang.

Vệ sinh máy lạnh thường xuyên: Giữ vệ sinh cho môi trường sống là điều đặc biệt cần thiết với người mắc bệnh về viêm xoang. Chính vì vậy, vệ sinh máy lạnh thường xuyên là điều cần được lưu ý.

Vệ sinh máy lạnh thường xuyên

Từ đó, các loại bụi bẩn và vi khuẩn trên điều hòa được loại bỏ, tránh phát tán trong môi trường.

Ăn uống, tập luyện khoa học: Người bị viêm xoang mãn tính nên tập thể dục thường xuyên, bổ sung thêm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tập thể dục thường xuyên

Thường xuyên tái khám bác sĩ: khi người mắc bệnh viêm xoang có các triệu chứng như sốt, đau đầu, dịch mũi màu vàng,... cần đi khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng và uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ để điều trị bệnh kịp thời và theo đúng lộ trình.

Thường xuyên tái khám bác sĩ

3. Một số mẹo giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm xoang

Uống nhiều nước: Người bị viêm xong không chỉ nên uống nhiều nước lọc hằng ngày mà còn phải bổ sung thêm nước ép trái cây, trà thảo dược có tác dụng tốt để rửa sạch các chất nhầy vì chúng chính là nguyên nhân khiến bạn khó thở, khó chịu và mệt mỏi.

Uống nhiều nước

Xông mũi bằng tinh dầu: Nhỏ một vài giọt tinh dầu bạch đàn trong một bát nước nóng. Trùm một chiếc khăn phủ đầu bạn và cái bát, sau đó hít hơi nước bằng mũi. Điều này giúp bạn làm sạch chất nhầy và cảm thấy dễ chịu ngay, giúp cho khoang mũi thông thoáng và giữ được độ ẩm cho mũi.

Chườm ấm: Dùng khăn ấm chườm quanh mũi, mắt, đầu để giảm đau nhức và giúp chất nhầy dễ thoát hơn.

Chườm khăn ấm quanh mũi

Súc miệng bằng dung dịch lá chanh khô: Đun sôi lá chanh khô với nước trong 10-15 phút, lọc lấy nước và dùng dung dịch này để súc miệng sẽ cho cảm giác dễ chịu.

Mong rằng với những thông tin trên đây của eLib, bạn sẽ biết cách dùng máy lạnh tốt hơn cho chính mình và người thân của bạn! 

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM