Bạn đã biết cách sắp thực phẩm trong tủ lạnh sao cho khoa học nhất?
Mọi người chúng ta thường có thói quen trữ thực phẩm trong tủ lạnh như là đủ loại thức ăn và cả thức ăn thừa từ hôm trước. Nếu làm không đúng cách, những thực phẩm này có thể là nguồn gốc của vô số các loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Cùng eLib học một số mẹo vặt để giữ thức ăn trong tủ lạnh luôn tươi ngon nhé!
Mục lục nội dung
1. Đảm bảo tủ lạnh trong tình trạng tốt nhất
Điều đầu tiên cần nằm lòng đó là tủ lạnh phải sạch sẽ trước khi trữ thức ăn. Hãy lau sạch kệ và ngăn kéo bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, rồi rửa sạch với nước ấm, lau khô bằng khăn rửa chén để tiêu diệt hết vi khuẩn, nấm mốc. Bạn có thể đặt một chén baking soda vào giữa tủ lạnh để hấp thụ mùi hôi.
Thứ hai, bạn cần đảm bảo nhiệt độ đúng. Bạn dùng nhiệt kế và kiểm tra tủ lạnh để đảm bảo nhiệt độ nằm trong khoảng 36 - 40 độ F (khoảng 2-3 độ C). Theo FDA, nhiệt độ 40 độ F là tối ưu. Còn tủ đông nên được đặt thành 0 độ F (khoảng -17 độ C).
2. Cách sắp xếp tủ lạnh khoa học
Giữ thịt ở ngăn đáy tủ lạnh, vì theo đại học Illinois đây là ngăn có nhiệt độ thấp nhất. Do đó nên dùng ngăn này để trữ thịt sống, gia cầm và hải sản. Bên cạnh đó hãy đảm bảo giữ các loại thịt được gói kín để tránh rỉ nước, làm nhiễm bẩn các khu vực khác của tủ lạnh.
Giữ rau và hoa quả ở ngăn dành cho rau - nơi có thể điều chỉnh độ ẩm phù hợp để chúng luôn tươi mọng.
Đồ gia vị và thực phẩm ổn định nhất nên được giữ trong các kệ trên cửa, vì đó là khu vực ấm nhất của tủ lạnh. Không nên để trứng và sữa ở vị trí này (dù đôi khi bạn sẽ thấy có ngăn trứng ở cửa tủ), vì trứng và sữa yêu cầu nhiệt độ thấp hơn và dễ hỏng hơn. Thay vào đó, bạn có thể để ở cửa tủ các mặt hàng chịu được nhiệt độ ấm hơn như gia vị và bơ.
Giữ những thực phẩm từ sữa ở ngăn giữa. Theo một nghiên cứu của Đại học Purdue cho thấy, nhiệt độ không dao động nhiều ở đây như trên kệ đầu. Điều này làm cho phần giữa trở thành một nơi lý tưởng cho những thực phẩm dễ bị hỏng như trứng, kem, sữa chua và sữa. Kệ thứ hai cũng là một vị trí tốt cho thức ăn thừa đã được nấu chín, chỉ cần đảm bảo rằng chúng được lưu trữ trong các hộp chứa nông dưới 5cm.
3. Những quy luật nên nằm lòng
3.1. Quy tắc FIFO
FIFO là viết tắt cho quy tắc "First in, first out" - có nghĩa là đồ gì mua trước, trữ trước thì nên ăn trước. Bạn và gia đình có thể dễ dàng tuân thủ quy tắc này bằng cách tự sắp xếp. Ví dụ bạn mua 0.5kg chanh vào thứ 2, sau đó thứ 4 lại tiếp tục mua 0.5kg chanh; thì nên tách làm 2 gói cho gói chanh của thứ 4 xuống dưới gói chanh được mua vào thứ 2. Việc này sẽ giúp thực phẩm bạn mua luôn tươi và hạn chế hao phí.
3.2. Quy tắc 2-2-4
Đây là quy tắc giữ thức ăn thừa của bạn khỏi "vùng nguy hiểm" từ đó giảm thiểu nguy cơ mầm bệnh gây giống thực phẩm, giúp người dùng tránh được các bệnh về dạ dày, tiêu chảy hay ngộ độc. Quy tắc 2-2-4 có thể được hiểu đơn giản là bạn hãy làm lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 giờ sau khi nấu, lưu trữ thực phẩm trong các hộp đựng thức ăn sâu không quá 2 inch (khoảng 5cm) và ăn hết trong vòng 4 ngày.
3.3. Nhớ kỹ hạn sử dụng của những nguyên liệu đang có trong tủ lạnh
Đây là một số những hạn sử dụng của các loại thực phẩm phổ biến bạn cần biết. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý hạn sử dụng được in trên bao bì của những loại thực phẩm mua sẵn nhé!
-
Thịt xay chưa nấu chín: 1 - 2 ngày
-
Gia cầm, cá hoặc động vật có vỏ: 1 - 2 ngày
-
Bít tết, thịt bê, thịt cừu hoặc thịt lợn chưa nấu chín: 3 - 5 ngày
-
Thức ăn thừa từ thịt: 3 - 4 ngày
-
Thực phẩm làm sẵn như thịt nguội, salad, mì ống: 3 - 5 ngày
-
Trứng chưa chín: 4 - 5 tuần
-
Mayonnaise (đã mở): 2 tháng
Đó là những điều bạn cần biết để sắp xếp thực phẩm vào tủ lạnh một cách khoa học nhất. Hãy áp dụng ngay để mỗi bữa ăn của gia đình được an toàn, thơm ngon và đầy đủ dưỡng chất nhé!