Hướng dẫn kiểm tra số dư trên thẻ tín dụng Vpbank

Kiểm tra số dư thẻ tín dụng ngân hàng Vpbank là cách tốt nhất để chúng ta có thể chủ động chi tiêu trong hạn mức tiền có trong tài khoản. Bạn có thể kiểm tra tài khoản tại ngân hàng, tại ATM hay đơn giản hơn là kiểm tra tài khoản qua di động hoặc máy tính… Và ngay sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra số dư trong thẻ tín dụng ngân hàng đơn giản và nhanh chóng nhất nhé.

Hướng dẫn kiểm tra số dư trên thẻ tín dụng Vpbank

1. Thẻ và số dư thẻ tín dụng ngân hàng Vpbank là gì?

Thẻ tín dụng hay còn gọi là Credit Card là một loại thẻ do ngân hàng Vpbank phát hành chi người có nhu cầu. Đây là dạng thẻ có tính năng tiện ích cao khi nó có thể giúp bạn chi tiêu theo kiểu mượn trước và trả lại sau. Dòng thẻ này đang được Vpbank phát hành khá phổ biến và dành chủ yếu cho những người ngại mang theo tiền mặt bên mình.

Về hình dáng, thẻ tín dụng Vpbank cũng được làm giống như thẻ ATM thông thường. Chất liệu chủ yếu là nhựa polyme và trên thẻ có in tất cả các thông tin liên quan như tên thẻ, chủ sở hữu, số thẻ tín dụng… Và dòng thẻ này sẽ có hạn mức chi tiêu trong giới hạn mà ngân hàng cấp tùy theo từng đối tượng.

Hiện nay, chúng ta dễ bắt gặp hai dạng thẻ tín dụng Vpbank chính gồm:

Thẻ tín dụng nội địa Vpbank : Dạng thẻ tín dụng này chỉ có thể sử dụng thanh toán trong nước như thanh toán hàng hóa, thanh toán hóa đơn trả trước.
Thẻ tín dụng quốc tế Vpbank: Đây là loại thẻ tín dụng có thể thanh toán trong và cả nước ngoài. Giá trị tiền trong thẻ có thể tự chuyển đổi về các loại tiền khác nhau theo nhu cầu sử dụng…

Số dư thẻ tín dụng ngân hàng Vpbank là gì?

Là số tiền còn lại trong thẻ tín dụng của bạn tại thời điểm kiểm tra tài khoản. Bên cạnh đó, nó cũng có thể là số tiền còn lại trong hạn mức tín dụng mà bạn được phép vay của ngân hàng. Và tất các các giao dịch cần dùng đến tiền của bạn sẽ chỉ đạt mức tối đa bằng số dư thẻ tín dụng ngân hàng.

Ví dụ, bạn kiểm tra mà thấy số dư trong thẻ tín dụng là 5 triệu đồng thì việc chi tiêu của bạn sẽ nằm trong khoảng tiền này và không thể vượt mức theo quy định nhé. Vậy nên, kiểm soát số dư tài khoản thẻ tín dụng sẽ là cách làm thông minh nhất để chúng ta có thể chủ động thực hiện các giao dịch trên chiếc thẻ này.

2. Cách kiểm tra số dư trên thẻ tín dụng Vpbank

Kiểm tra số dư thẻ tín dụng tại ngân hàng Vpbank

Tất cả các chi nhánh ngân hàng Vpbank đều có thể giúp bạn kiểm tra số dư tài khoản tín dụng của mình. Và bạn có thể tìm đến các chi nhánh, văn phòng giao dịch Vpbank gần nơi mình sinh sống nhất để yêu cầu nhân viên ngân hàng trợ giúp. Chỉ cần mang theo chứng minh thư nhân dân để làm giấy tờ đảm bảo nhé. 

Kiểm tra số dư tài khoản tín dụng  tại SMS banking

Nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ SMS banking của ngân hàng bạn có thể tự mình kiểm tra số dư tài khoản tín dụng của mình ngay tại nhà một cách đơn giản nhất. Cú pháp nhắn tin sẽ được chia thành các dạng tài khoản khác nhau và tính phí dịch vụ là 1000 VNĐ/lần.

Kiểm tra cứu số dư tài khoản mặc định: VPB SD gửi 8149
Kiểm tra cứu số dư tài khoản khác: VPB SD Số tài khoản gửi 8149

Kiểm tra số dư tài khoản bằng dịch vụ VPBank Online

Dành cho các tài khoản ngân hàng đã đăng ký dịch vụ ngân hàng trực tuyến – dịch vụ VPBank Online. Trước hết bạn sẽ truy cập vào ngân hàng trực tuyến và lựa chọn mục Tài khoản >Tra cứu thông tin tài khoản để kiểm tra số dư tài khoản VPBank. Hệ thống quản lý sẽ phải hồi thông tin đến bạn một cách nhanh chóng nhất.

Kiểm tra số dư thẻ tín dụng bằng dịch vụ VPBank Mobile

Áp dụng với khách hàng đã đăng ký VPBank Mobile trước đó và dùng các di động có thể truy cập và ứng dụng với các hệ điều hành tương ứng là iOS, Android và Windows Phone. Tương tự như thế, bạn sẽ cần đăng nhập ứng dụng, lựa chọn tra cứu thông tin tài khoản và nhập mã OTP mà ngân hàng gửi đến bạn để có thể kiểm tra số dư tài khoản thẻ tín dụng một cách nhanh chóng nhất…

3. Kiểm tra tài khoản thẻ tín dụng VPbank

Kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng VPbank

Hạn mức thẻ là số tiền mà ngân hàng Vpbank cho bạn vay để chi trả các nhu cầu mua sắm hằng ngày. Để biết thẻ tín dụng ngân hàng cấp cho mình là bao nhiêu bạn có thể sử dụng 1 trong những cách sau:

Đến ngân hàng PVbank nhờ giao dịch viên tra tài khoản trên hồ sơ thẻ tín dụng
Sử dụng máy ATM để kiểm tra, thực hiện như việc bạn kiểm tra tài khoản thẻ ATM vào trong mục vấn tin tài khoản.
Gọi đến tổng đài hỗ trợ thẻ tín dụng VPbank 1900545415

Kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng VPbank

Để kiểm tra dư nợ thẻ tín dùng của mình bạn có thể:

  • Sử dụng Internet banking, đăng nhập vào tài khoản trực tuyến của mình tại website vpbank.vn vào mục kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng.
  • Đến trực tiếp tại Vp bank để nhờ nhân viên ngân hàng tra cứu.
  • Gọi điện đến tổng đài Vpbank để nhờ tổng đài viên tra cứu
  • Sử dụng Mobile banking của VPbank kiểm tra trên điện thoại

4. Có nên sử dụng thẻ tín dụng VPBank hay không?

Để có thể trả lời câu hỏi này bạn sẽ cần biết được những ưu điểm và hạn chế của thẻ tín dụng ngân hàng. Và đó sẽ là:

Ưu điểm của thẻ tín dụng VPBank

Thẻ tín dụng được xem là công cụ hỗ trợ tài chính nhanh chóng nhất và cần thiết đối với những ai cần tiền gấp mà không thể vay mượn từ người thân, bạn bè.
Thẻ tín dụng VPBank là một giải pháp thanh toán tiện lợi thay thế cho tiền mặt giúp đảm bảo an toàn cho các giao dịch tài chính diễn ra hàng ngày.
Đây là một kênh quản lý chi tiêu hiệu quả bằng các sao kê hay tin nhắn về di động của bạn, giúp bạn chủ động trong các giao dịch cần dùng đến tiền.
Chủ sở hữu thẻ tín dụng sẽ thường xuyên nhận được các ưu đãi khi mở thẻ, giảm giá khi mua sắm hàng hóa bằng thẻ tín dụng, hướng chiết khấu cao hơn khi đặt khách sạn, vé máy bay, vé xem phim… bởi hơn 700 đối tác của ngân hàng VPBank…

Hạn chế của thẻ tín dụng ngân hàng

Lãi suất quá hạn sẽ được tính nếu như bạn quên trả nợ các khoản vay từ thẻ tín dụng. Và thông thường thì sau 45 ngày ngân hàng Vpbank sẽ bắt đầu tính lãi suất và nó cao hơn nhiều các khoản vay thông thường.
Phí rút tiền mặt cao ngất ngưởng đạt đến 4% do đó đây chính là một sự hao hụt lớn về tài chính. Và người sử dụng thẻ tín dụng cần hạn chế rút tiền mặt từ chiếc thẻ này.
Khả năng mất cắp rất cao nếu như bạn để thất lạc thẻ. Khi này kẻ gia có thể lấy thẻ của bạn đi thanh toán hóa đơn mua sẵm tại các trang mua bán online không cần đến mã bảo mật OTP.
Có thể mắc nợ ngân hàng nếu như chúng ta chi tiêu vượt mức, không có kiểm soát với thẻ tín dụng Vpbank. Bên cạnh đó, việc cộng dồn lãi suất quá hạn sẽ khiến bạn càng khó hoàn trả hơn bởi nó được tính cao hơn các khoản vay thông thường…

5. Điều kiện mở thẻ tín dụng ngân hàng Vpbank là gì?

Mặc dù vẫn có những hạn chế nhất định nhưng chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà thẻ tín dụng ngân hàng mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sở hữu một chiếc thẻ tín dụng nhé. Để có thể yêu cầu mở thẻ tín dụng khách hàng phải đáp ứng những điều kiện sau:

Khách hàng phải là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống dài hạn tại Việt Nam theo đúng quy định và có độ tuổi từ 22 tới 60 tuổi.

Cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định trong đó bạn sẽ không thể thiếu chứng minh thư nhân dân và yêu cầu mở thẻ tin dụng theo mẫu có sẵn tại ngân hàng.

Bạn phải có việc làm ổn định và có thu nhập cá nhân đều hàng tháng. Và ngân  hàng sẽ dựa vào mức thu nhập của bạn để đưa ra hạn mức tín dụng cho thẻ tín dụng. Cụ thể là:

  • Với thẻ tín dụng VPBank MasterCard MC2 khách hàng phải có thu nhập 4.5 triệu đồng/tháng và hạn mức chi tiêu sẽ là 70 triệu đồng
  • Với thẻ tín dụng VPBank Lady khách hàng phải có thu nhập 7 triệu đồng/tháng và hạn mức chi tiêu sẽ là 500 triệu đồng.
  • Với thẻ tín dụng VPBank StepUp khách hàng phải có thu nhập 7 triệu đồng/tháng hạn mức chi tiêu cao nhất 500 triệu đồng
  • Với thẻ tín dụng VPBank MasterCard Platinum khách hàng phải có thu nhập 15 triệu đồng/tháng và hạn mức cao nhất 1 tỷ đồng
  • Với thẻ tín dụng Vietnam Airlines- Vpbank MasterCard Platinum khách hàng phải có thu nhập 15 triệu đồng/ tháng hạn mức cao nhất cũng là 1 tỷ đồng…

Trên đây là một số thông tin giúp bạn kiểm tra số dư thẻ tín dụng ngân hàng Vpbank và những điều kiện cơ bản để sử dụng thẻ tín dụng cũng như các mặt lợi hại mà chiếc thẻ này mang lại. Nếu bạn cảm thấy nó hữu ích đừng quên chia sẻ để mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM