3 bước đơn giản học ngữ pháp tiếng Anh
Có nên học ngữ pháp tiếng Anh hay không? Đâu mới là cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả nhất? Dưới đây là cách học tiếng Anh với 3 bước đơn giản mà eLib muốn chia sẻ đến bạn, cùng tham khảo và áp dụng ngay để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình nhé! Chúc các bạn thành công!
Mục lục nội dung
Có một sự thật là trong tiếng Anh giao tiếp, việc chúng ta đôi nói sai ngữ pháp hay sắp xếp các từ không đúng thứ tự thì người nghe vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của câu. Ví dụ: “She has a big beautiful grey cat” hay “She has a beautiful grey big cat”? Dù câu nào đúng đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn hiểu được: Cô ấy có một con mèo to, màu xám, và rất đẹp.
Thêm vào đó, xu hướng học mới được quảng cáo rầm rộ khiến người học bối rối: không cần học ngữ pháp mà tập trung luôn vào giao tiếp tiếng Anh. Vậy, có nên học ngữ pháp hay không? Và đâu mới là cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả nhất? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Học ngữ pháp Tiếng Anh theo từng thành phần trong câu
Ngữ pháp tiếng Anh, hiểu một các đơn giản là đặt câu đúng trật tự, đúng quan hệ và hài hòa giữa các từ, yếu tố để tạo nên một câu văn hoàn chỉnh. Như vậy, trước tiên, muốn học được cách sắp xếp các yếu tố trong câu, ta cần phải biết được một câu tiếng Anh gồm những thành phần nào.
1.1 Các từ loại trong câu tiếng Anh
Từ loại (Part of Speech) là một nhóm gồm các từ được dùng theo một cách nhất định.
Có tất cả 8 nhóm từ loại trong tiếng Anh:
- Noun (Danh từ)
- Pronoun (Đại từ)
- Adjective (Tính từ)
- Verb (Động từ)
- Adverb (Phó từ)
- Preposition (Giới từ)
- Conjunction (Liên từ)
- Interjection (Thán từ).
Nói cách khác, tất cả các từ trong tiếng Anh được phân chia thành 8 nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có một chức năng, vai trò khác nhau trong câu và tương đối giống với các nhóm từ trong tiếng Việt.
Ví dụ: “she”, “James”, “my cat” đều là những từ để mô tả một người, vật hoặc hiện tượng nào đó và chúng đều là những danh từ.
Note: Một từ có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau:
Trong tiếng Anh, có nhiều từ được dùng theo nhiều cách khác nhau. Điều này có nghĩa là một từ có thể có chức năng của nhiều từ loại khác nhau.
Ví dụ:
“I would like a drink” (Tôi muốn một đồ uống.)
“He drinks too much” (Anh ta uống quá nhiều.)
Trong câu đầu tiên, từ “drink” là một danh từ. Trong câu thứ hai, “drink” lại là một động từ.
1.2 Cấu trúc câu cơ bản trong tiếng Anh
Câu (Sentence) được hiểu là một đơn vị ngữ pháp gồm một hay nhiều từ có liên kết với nhau để thể hiện khẳng định, nghi vấn, cảm thán, yêu cầu hoặc đề nghị.
Câu tiếng Anh gồm 2 thành phần cơ bản: Chủ ngữ (ai đó hoặc cái gì) và Động từ (một hành động hoặc trạng thái). Về cơ bản, một câu sẽ có cấu trúc như sau:
Someone or Something
Being or Doing something
Ví dụ:
Tom (ai đó) calls me (hành động).
The book (cái gì) is interesting (trạng thái).
Một câu có thể có những cách nói khác nhau câu tiếng Anh có 3 thể: khẳng định, phủ định và nghi vấn.
1.3 Cụm từ trong tiếng Anh
Cụm từ (Phrase) là nhóm gồm từ hai từ trở lên nhưng không có cấu trúc Chủ ngữ + Động từ. Nó có thể chứa danh từ hoặc động từ nhưng sẽ không có chủ ngữ hoặc vị ngữ. Mục đích sử dụng của cụm từ để là bổ sung vài thông tin hoặc bối cảnh cho câu.
Ví dụ :
“After lunch, I will visit grandma” (Sau bữa trưa, tôi sẽ đi thăm bà).
“She must have jump across the stream” (Cô ấy có thể để nhảy ra con suối).
1.4 Mệnh đề trong tiếng Anh
Mệnh đề (Clause) cũng là nhóm từ hai từ trở lên, tuy nhiên nó khác với cụm từ ở chỗ nó đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, nói cách khác nó có thể đóng vai như một câu tiếng Anh. Có hai loại mệnh đề trong tiếng Anh:
- Mệnh đề độc lập (Independent clause): mệnh đề có ý nghĩa hoàn chỉnh, có thể đứng độc lập và đóng vai trò như một câu.
- Mệnh đề phụ thuộc (Subordinate clause): mệnh đề bổ nghĩa cho một mệnh đề độc lập.
Ví dụ:
“When the thief broke into the house, the dog barked at him”.
Mệnh đề đầu tiên là mệnh đề phụ thuộc, nó không mang ý nghĩa hoàn chỉnh và có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề thứ hai.
1.5 Sơ đồ câu trong tiếng Anh
Sơ đồ câu (Sentence Diagram) là một biểu diễn bằng hình ảnh của cấu trúc ngữ pháp của một câu.
Lúc chưa quen bạn có thể sẽ thất sơ đồ câu khá phức tạp, nhưng bạn sẽ nhanh chóng nắm được các quy tắc.
Với một câu nhất định, chúng ta sẽ viết các thành phần chính của câu lên dòng đầu tiên (Chủ ngữ, động từ chính và đại từ). Các yếu tố bổ ngữ cho từng thành phần sẽ được thể hiện bằng nét gạch xiên xuống dưới ứng với từng thành phần.
Ví dụ 1:
The monkeys offer the bananas to the gorillas. (Những chú khỉ cho đười ươi chuối của mình.)
Ba thành phần chính là “monkey” (danh từ) , “offer” (động từ) và “bananas” (đại từ). Các thành phần bổ ngữ sẽ được viết bên dưới.
Ví dụ 2:
I jumped when he popped the balloon. (Tôi nhảy lên khi anh ta làm vỡ quả bóng.)
Câu này gồm 2 mệnh đề nói với nhau bằng liên từ “when”. Mỗi câu được viết trên một dòng tương ứng với nhau.
Đây là cách giúp chúng ta hiểu trực quan chức năng của các thành phần trong câu và xây dựng câu tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về việc bản thân đang học đến mảng kiến thức nào, nó đóng vai trò gì trong câu. Không giống như cách học thời phổ thông, thấy cây mà không thấy rừng: được học rất nhiều khối kiến thức nhưng không thực sự hiểu hiểu mình đang học cái gì.
2. Chú ý các lỗi thường mắc phải trong ngữ pháp tiếng Anh
Khi bạn làm các bài tập ngữ pháp và khi nói hoặc viết, hãy ghi lại tất cả các lỗi sai mình hay mắc phải. Sau đó, đặt câu đúng với cấu trúc, từ vựng đó và thử lặp lại câu 10 lần một ngày cho đến khi bạn nói được lại cả câu mà không cần nghĩ.
Bên cạnh đó, hãy học ngữ pháp tiếng Anh theo các lỗi thường gặp trong tiếng Anh. Điều này giúp bạn có ấn tượng với cấu trúc ngữ pháp đó ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy, và tránh mắc phải lỗi sau tương tự sau này. Dưới đây là một số lỗi thường mắc phải trong ngữ pháp tiếng Anh cơ bản:
2.1 Đặt dấu phẩy sai chỗ
Sử dụng dấu phẩy giữa ngày và tháng trong tiếng Anh:
Câu sai: He was born in January, 1990.
Câu đúng: He was born in January 1990.
(Anh ấy sinh tháng một, năm 1990.)
Không dùng dấu phẩy trước hai mệnh đề độc lập nối với nhau bằng liên từ:
Câu sai: I played chess but I could not win any competition.
Câu đúng: I played chess, but I could not win any competition.
(Tôi chơi cờ vua, nhưng không thắng cuộc thi nào cả.)
Sử dụng dấu phẩy trước động từ trong câu:
Câu sai: One of my hobby, is reading book
Câu đúng: One of my hobby is reading book
(Một trong những sở thích của tôi là đọc sách.)
Sử dụng dấu phẩy trước mệnh đề quan hệ:
Câu sai: He is the man, whom I met on the plane.
Câu đúng: He is the man whom I met on the plane.
(Anh ấy là người đàn ông tôi đã gặp trên máy bay.)
Sử dụng dấu phẩy trước từ liên kết trong câu:
Câu sai: I caught a cold, because I had some ice cream.
Câu đúng: I caught a cold because I had some ice cream.
(Tôi bị cảm vì ăn kem.)
2.2 Cách dùng “assure”, “ensure” và “insure”
Ba từ này đều có nghĩa tiếng Việt là “bảo đảm”, và cách phát âm tương tự nhau, thậm chí từ ensure và insure đều có cách phát âm là /ɪnˈʃɔːr/. Trên thực tế, chúng lại có cách dùng khá khác nhau.
Assure được sử dụng để củng cố khả năng đạt được một điều gì đó, hoặc tuyên bố một cách thuyết phục.
Ví dụ:
She assured him that the car would be ready the next day.
(Cô ấy bảo đảm với anh ta rằng chiếc xe sẽ sẵn sàng vào ngày mai.)
Ensure mang nghĩa làm cho chắc chắn, để đảm bảo điều gì đó sẽ hoặc không xảy ra.
Ví dụ:
Their 2–0 victory today has ensured the Italian team a place in the final match.
(Chiến thắng với tỷ số 2-0 hôm nay đã đảm bảo đội tuyển Italia có một vé vào chung kết.)
Insure được sử dụng khi đề cập đến việc đảm bảo ai đó khỏi nguy cơ mất mát về tiền bạc, bảo hiểm.
Ví dụ:
The house is insured for two million dollars.
(Ngôi nhà có bảo hiểm hai triệu đô-la.)
2.3 Phân biệt “its” và “it’s”
Đây là lỗi rất thường thấy trong văn viết tiếng Anh.
Its là đại từ sở hữu, thể hiện mối quan hệ sở hữu của một vật hiện tượng nào đó lên sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ:
I really like her hat, its color is wonderful. (Tôi rất thích cái mũ của cô ấy, màu của nó thật tuyệt.)
It’s là cách viết tắt của it is hoặc it has
Ví dụ:
It’s raining again (Trời lại mưa rồi.)
It’s has been raining for hours! (Trời mưa hàng tiếng đồng hồ rồi!)
2.4 Phân biệt “farther” và “further”
Khi học về so sánh trong tiếng Anh, chúng ta thường được dạy là cả hai từ đều có nghĩa “xa hơn” và không có sự phân biệt. Thường thì mọi người có xu hướng sử dụng further vì nghe có vẻ “sang chảnh” hơn. Tuy nhiên giữa hai từ có sự khác biệt về nghĩa.
Farther thường được dùng để miêu tả khi nói để khoảng cách ở nghĩa đen
Ví dụ:
It took me two hours to find my dog. He ran farther than I imagine.
(Tôi đã mất hai giờ để tìm thấy chú chó, nó chạy xa hơn tôi nghĩ.)
Further được khi đề cập đến khoảng cách tượng hình
Ví dụ:
You must do something with him. You can’t let him go any further!
(Bạn phải làm gì với anh ta đi chứ, không thể để anh ta đi xa hơn nữa!)
2.5 Phân biệt “lie” và “lay”
Cả lie và lay đều là động từ bất quy tắc và có sự tương đồng cả về cách phát âm và nghĩa (thậm chí lay cũng là dạng quá khứ của lie) nên chúng thường gây bối rối cho người học.
Lie mang nghĩa “nằm”, có dạng quá khứ và hoàn thành lần lượt là lay và lain.
Ví dụ:
She lies on the bed all day. (Cô ta nằm trên giường cả ngày.)
Lay mang nghĩa “đặt, để”, có dạng quá khứ và hoàn thành đều là laid.
Ví dụ:
Please lay the book on the right bookshelf.
(Làm ơn đặt cuốn sách vào đúng kệ.)
3. Thực hành ngữ pháp tiếng Anh thường xuyên
Lý do khiến bạn học ngữ pháp tiếng Anh bao nhiêu năm mà vẫn không nhớ được không nằm ngoài việc có “học” mà không có “hành”. Bộ não chúng ta luôn có cơ chế làm mới và tự động loại bỏ những thông tin mà nó cảm thấy không cần thiết và không được sử dụng thường xuyên. Chính vì vậy, thực hành chính là cách duy nhất để nhớ được thông tin. Và khi nhắc đến thực hành, điều đó có nghĩa là thực hành với cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
3.1 Thực hành nghe và đọc tiếng Anh
Nếu bạn nghĩ rằng cần học thuộc công thức ngữ pháp trước khi nghe để hiểu được ý của người nói, thì sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Một đứa trẻ chẳng học bất kỳ công thực ngữ pháp nào cả mà vẫn nói một các gần như là hoàn hảo. Khi nghe một cấu trúc lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn sẽ tự “đoán” được cách sử dụng của nó. Điều tương tự cũng diễn ra khi bạn đọc tiếng Anh. Ví dụ khi bắt gặp trong bài đọc cụm từ: “a small white house”, “a short green desk”, thì bạn sẽ biết phải làm gì khi muốn nói “một tảng đá lớn màu xám” – “a large grey rock” thay vì “the rock is large and grey”. Cách học này khiến bạn nhớ kiến thức lâu hơn nhiều so với cách học truyền thống.
3.2 Thực hành nói và viết tiếng Anh
Việc bạn có thể đạt điểm ngữ pháp 10/10 không đảm bảo bạn sử dụng ngữ pháp trôi chảy trong các cuộc đàm thoại tiếng Anh. Khi nói, chúng ta sẽ không có thời gian để suy nghĩ hay băn khoăn lựa chọn nên sử dụng “among” hay “between”, “much” hay “more”,… Chính vì vậy, lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo được phản xạ với ngôn ngữ là điều cần thiết. Bên cạnh đó, việc luyện viết tiếng Anh thường xuyên cũng là cách chúng ta “chọn trước” những cấu trúc, ngữ pháp, văn phong hay cách diễn đạt cho riêng bản thân mình. Đây vừa là cách rèn luyện kỹ năng viết, vừa như một bước chuẩn bị cho kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.
Trên đây là cách học ngữ pháp tiếng Anh với 3 bước đơn giản. Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản hay nâng cao đều không quá phức tạp, nhưng lại rất dễ mắc lỗi bởi nó có một số quy tắc và vô số những trường hợp bất quy tắc. Hãy cùng eLib tìm hiểu và áp dụng ngay 3 bước này để học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả nhé! Chúc các bạn thành công!
Cùng luyện tập với bài trắc nghiệm ngữ pháp tiếng Anh sau để củng cố và nâng cao vốn kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cho mình nhé!
Tham khảo thêm
- doc Ngữ pháp tiếng Anh: Làm thế nào để học nhanh, ngâm lâu?
- doc 10 cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả nhất
- doc Phương pháp học tốt ngữ pháp tiếng Anh