Bộ đề cương câu hỏi ôn thi tự luận môn Pháp luật đại cương

Để giúp các bạn dễ dàng trong việc ôn thi, eLib đã tổng hợp và chia sẽ đến các bạn Câu hỏi ôn thi môn Pháp luật đại cương dưới đây, hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

Bộ đề cương câu hỏi ôn thi tự luận môn Pháp luật đại cương

Câu 1: Thừa kế là gì? Phân tích những nội dung chính của thừa kế theo pháp luật được quy định tại Bộ luật dân sự (lấy ví dụ minh họa).

* Thừa kế :

- Theo quy định tại bộ luật dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.

- Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khu còn sống.

* Những nội dung chính của thừa kế theo pháp luật được quy định tại Bộ luật dân sự:

- Là việc để lại tài sản của người chết cho những người thừa kế không phải theo di chúc, mà theo quy định của pháp luật về thừa kế.

- Theo quy định Điều 678 Bộ luật dân sự thì việc thừa kế theo luật áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Không có di chúc.

+ Di chúc không hợp pháp.

- Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, không còn ai vào thời điểm mở thừa kế.

- Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mà họ không có quyền hưởng di sản hoặc tự họ từ chối quyền hưởng di sản.

- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc phần đi sản liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.

- Pháp luật thừa kế nước ta chia những người thuộc diện thừa kế theo luật làm 3 hàng sau:

+ Hàng thứ nhất: Vợ, chồng, bố, mẹ(đẻ nuôi), con(đẻ, nuôi)

+ Hàng thứ 2: Ông, bà( nội, ngoại), anh chị em ruột của người chết.

+ Hàng thứ 3: Các anh chị em ruột của bố, mẹ người chết, các con của anh chị em ruột của người chết.

- Thừa kế thế vị : Theo nguyên tắc thì người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, những pháp luật về thừa kế của nước ta còn quy định trường hợp.

- Khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng (nếu còn sống) nếu cháu cũng bị chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà người cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống .

- Theo hướng dẫn của hội đông thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì cháu, chắt trở thành người thừa kế thế vị của ông, bà, cụ phải còn sống vào thời điểm ông, bà, cụ của họ chết.

- Trường hợp cháu chắt sinh ra khi ông bà cụ chết nhưng đã thành thai trước khi ông, bà, cụ chết thì cũng được coi là thừa kế thế vị của ông, bà, cụ của họ.

- Trước khi chia phần di sản thừa kế những người được thừa kế phải thanh toán những khoản theo thứ tự sau:

+ Tiền chi phí mai táng cho người chết, tiền cấp dưỡng còn thiếu, tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ, tiền công lao động, tiền bồi thường thiệt hại, tiền thuế, tiền phạt, các món nợ Nhà nước, các món nợ của công dân, pháp nhân, chi phí cho việc bảo quản di sản.

Câu 2: Trình bày khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình. Phân tích những điều kiện kết hôn được quy định tại luật hôn nhân và gia đình.

* Khái niệm:

- Luật hôn nhân và gia đình là ngành luật trong hệ thống pháp luật tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân than và tài sản

* Đối tượng: Quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ nhân thân và tài sản.

* Phương pháp điều chỉnh:

- Là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp ý chí của nhà nước

- Thỏa thuận, cưỡng chế giáo dục.

* Những điều kiện kết hôn được theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình:

- Kết hôn là việc nam và nữ lấy nhau thành vợ chồng theo quy định của pháp luật.

- Quan hệ vợ chồng được xác lập dựa trên sự tự nguyện của nam nữ được pháp luật thừa nhận.

- Các điều kiện của nam và nữ : tuổi của nam từ 20 trở lên, tuổi của nữ từ 18 tuổi trở lên có sự tự nguyện của hai bên khi kết hôn, tuân thủ nguyên tắc một vợ một chồng. Không mắc một số bệnh theo luật định như tâm thần hoa liễu, sida (Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình và Pháp lệnh về quan hệ hôn nhân – gia đình của công dân Việt Nam với người nước ngoài), không có quan hệ nhân thân thuộc mà luật cấm(những người cùng dòng máu về trực hệ, những người khác có họ tròn phạm vi ba đời, cha mẹ nuôi và con nuôi).

- Việc kết hôn phải được ủy ban nhân dân cơ sở nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận.

- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài do cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài công nhận.

- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài có quy định riêng.

- Hủy hôn trái pháp luật. Nếu hôn nhân được thực hiện vi phạm các quy định của pháp luật thì theo đúng trình tự luật hôn nhân sẽ không được nhà nước thừa nhận, tòa án sẽ giải quyết các vấn đề pháp lý khác phát inh như vấn đề phân chia tài sản, cấp dưỡng về con cái. Nếu việc kết hôn trái pháp luật có các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 3: Hình phạt là gì? Trình bày hệ thống các loại hình phạt được quy định trong tại Bộ luật hình sự.

* Hình phạt:

- Là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất được quy định trong luật hình sự do tòa án nhân danh nhà nước áp dụng đối với người thực hiện tội phạm theo một trình tự riêng biệt, nhằm trừng trị cải tạo giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm.

* Các loại hình phạt:

- Hệ thống hình phạt là tổng thể các hình phạt do nhà nước quy định trong luật hình sự và được sắp xếp theo một trình tự nhất định tùy thuộc và mức độ nghiêm khắc của mỗi hình phạt.

Điều 21 Bộ luật hình sự phân chia hệ thống hình phạt thành hai nhóm: Hình phạt chính và Hình phạt bổ sung.

- Các hình phạt chính: Là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một loại tội phạm và được tuyên độc lập với mỗi tội phạm tòa án chỉ có thể tuyên án độc lập một hình phạt chính:

+ Cảnh cáo.

+ Phạt tiền.

+ Cải tạo không giam giữ

+ Trục xuất

+ Tù có thời hạn.

+ Tù chung thân.

+ Tử hình.

- Các hình phạt bổ sung : là hình phạt không được tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm theo hình phạt chính. Đối với mỗi loại tội phạm tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung nếu điều luật về tội phạm có quy định các hình phạt này.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định .

+ Cấm cư trú.

+ Quản chế.

+ Tước một số quyền công dân.

+ Tịch thu tài sản.

+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

+ Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

- Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là giáo dục giúp đỡ người đó sửa chữa sai lầm triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, khi người chưa thành niên phạm tội thì chủ yếu áp dụng những biện pháp giáo dục phòng ngừa, gia đình nhà trường và xã hội có trách nhiệm tích cực tham gia vào việc thực hiện những biện pháp này.

- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình người chưa thành niên phạm tội. Nếu phạt tù có thời hạn thì mức án nhẹ hơn mức an áp dụng với người đã thành niên.

Câu 4: Trình bày khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự ? phân tích các giai đoạn tố tụng hình sự.

* Khái niệm tống tụng hình sự:

- Là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, góp phần vào giải quyết vụ án hình sự theo quy định của bộ luật hình sự.

- Luật tố tụng hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát inh trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự.

* Đối tượng:

- Đối tượng chính của luật tố tụng hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh từ việc khởi tố truy tố, xét sử và thi hành án hình sự:

Phương pháp điều chỉnh :

- Thực hiện quyền của nhà nước đối với những người tham gia tố tụng các cơ quan nhà nước các tổ chức xã hội có liên quan đến việc đấu tranh chống tội phạm và thi hành án.

- Thực hiện sự phối hợp và chế ước giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Mỗi cơ quan thực hiện tốt chức năng của mình, cơ quan này có quyền phát hiện, sửa chữa, yêu cầu sửa chữa những vi phạm pháp luật của những cơ quan khác.

* Các giai đoạn tố tụng hình sự:

- Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. có dấu hiệu của tội phạm hoặc dựa vào sự tố giác của quần chúng nhân dân để ra quyết định khởi tố.

- Có thể bắt xong mới khởi tố đối với những tội nghiêm trọng.

- Cơ quan điều tra trong quân đội khởi tố vụ án hình sự với tội phạm thuộc quyền xét xử của tòa án quân sự.

- Điều tra: Là giai đoạn thứ 2 của tố tụng hình sự, cơ quan điều tra được sử dụng mọi biện pháp mà luật tố tụng hình sự quy định để thu thập thông các chứng cứ nhằm xác định sự việc phạm tội và con người phạm tội làm cơ sở cho việc truy tố và xử lý tội phạm.Ke biên thu giữ tài sản và tạo điều kiện cần thiết khác theo pháp luật để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

+ Trong điều kiện đặc biệt có thể bắt người : bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Thời gian điều tra tối đa với cấp huyện là 8 tháng, cấp tỉnh là 12 tháng, tòa án nhân dân cấp cao là 16 tháng.

- Xét xử sơ thẩm: Giai đoạn này bắt đầu từ ngày tòa án nhận được hồ sơ do viện kiểm sát chuyển sang. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của những người tham gia tố tụng, tiến hành các công việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa và phải đưa ra một trong các quyết định sau :

+ Đưa vụ án ra xét xử.

+ Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.

+ Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành qua các bước : khai mạc phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án.

* Giai đoạn xét xử phúc thẩm :

- Phúc thẩm: Là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Giai đoạn này có nhiệm vụ kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án sơ thẩm, sửa chữa những sai lầm mà có thể tòa án sơ thẩm mắc phải. Giai đoạn này là giai đoạn độc lập trong tố tụng hình sự. Tòa án phúc thẩm có quyền quyết định:

+ Giữ nguyên bản án sơ thẩm

+ Sửa bàn án sơ thẩm

+ Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án

+ Thời hạn kháng cáo của bị cáo và đương sự là 15 ngày kể từ ngày tuyên án và thời hạn kháng nghị của viện kiểm sát cung cấp 15 ngày, viện kiểm sát cấp trên là 30 ngày. Sau đó bản án có hiệu lực.

- Thi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng của tố tụng hình sự nhằm thi hành các bản án, và quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.

+ Công an huyện , chính quyền, phường, thị trấn hoặc cơ quan tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ thi hành án hoặc quyết định của tòa án, báo cáo cho chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án

- Giám đốc thẩm : xem xét lại bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật trong việc xét xử vụ án.

+ Căn cứ kháng nghị là : việc điều tra xét hỏi ở phiên tòa bị phiến diện, không đầy đủ, kết luận của bản án hoặc quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.

+ Có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra truy tố, xét xử hoặc có sai phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng bộ luật hình sự.

- Tái thẩm là thủ tục đặc biệt áp dụng đối với bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị, khi phát hiện những tình tiết mới có thể thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định của tòa án không biết khi ra quyết định đó

- Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, chánh án tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị tất cả các bản án.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Bộ Câu hỏi ôn thi môn Pháp luật đại cương có lời giải chi tiết!

Để củng cố nội dung mời các bạn hãy luyện tập bài Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:16/11/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM