Bài giảng Xã hội học đại cương - Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng

Xã hội học là một môn khoa học cụ thể nằm trong hệ thống các môn khoa học về xã hội và nhân văn. Xã hội học ra đời cùng với sự ra đời của nhiều trường phái xã hội học khác nhau, tiêu biểu là hai trường phái: trường phái xã hội học Mácxít và trường phái xã hội học phi Mácxít.  Cùng eLib tham khảo bài giảng Xã hội học đại cương dưới đây để tìm hiểu về sự khác biệt giữa xã hội học với triết học, và sự khác nhau giữa trường phái xã hội học MacLênin với các trường phái xã hội học khác.

Bài giảng Xã hội học đại cương - Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng

Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật và xu hướng của sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các hoạt động xã hội, các quan hệ xã hội, sự tương tác giữa các chủ thể xã hội cùng các hình thái biểu hiện của chúng.

Vào thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên rất phức tạp. Cuộc “Cách mạng công nhiệp 1750” đã đưa đến những đảo lộn ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giầu nghèo, bùng nổ dân số, sự tan rã của hàng loạt các thiết chế cổ truyền,…

Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một “bác sĩ” luôn theo dõi cơ thể sống-xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực khác nhau của nó từ tầm vi mô đến vĩ mô, kể cả khi xã hội đó thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để chỉ ra trạng thái thật của xã hội đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội, dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi. Emile Durkheim - một trong những người đặt nền móng cho khoa học xã hội học đã phát biểu rằng: cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình trạng "khỏe mạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội. Vào nửa sau của thế kỷ XIX, xã hội học xuất hiện với tư cách là một môn khoa học độc lập có đối tượng nghiên cứu, chức năng và phương pháp riêng.

Nhiệm vụ hàng đầu của xã hội học là xây dựng và phát triển và hoàn thiện hệ thống lí luận xã hội học, bao gồm các khái niệm, phạm trù, lí thuyết khoa học riêng, đặc thù. Vì là khoa học non trẻ so với một số khoa học khác cho nên xã hội học có thể và cần phải vừa xây dựng, vừa kế thừa sử dụng các khái niệm hay thuật ngữ của các ngành khoa học khác. Cần hướng tới hình thành và phát triển hệ thống lí luận, phương pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Đây là một nhiệm vụ quan trọng của xã hội học với tư cách là một môn khoa học. Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để một mặt kiểm nghiệm, chứng minh các giả thuyết khoa học; mặt khác để phát hiện những vấn đề mới nảy sinh làm cơ sở cho việc sửa đổi, phát triển và hoàn thiện hệ thống khái niệm đồng thời thúc đẩy tư duy xã hội học. 

Xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học vào cuộc sống. Nghiên cứu ứng dụng hướng tới việc để ra các giải pháp vận dụng những phát hiện của nghiên cứu lí luận nghiên cứu thực nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của các cộng đồng xã hội, các tổ chức và quá trình xã hội, các quan hệ xã hội chuyên ngành, xã hội học sẽ tìm ra được những kết luận chính xác về bản chất của sự kiện, hiện tượng hay quá trình đó, từ đó có các giải pháp để kiểm soát, hay nói cách khác để có những quyết sách hay quyết định quản lí xã hội thích hợp.

Bài giảng Xã hội học đại cương có nội dung bao gồm các chương sau:

Chương 1: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của xã hội học

Chương 2: Sự ra đời và phát triển của xã hội học

Chương 3: Cơ cấu của xã hội học

Chương 4: Một số khái niệm của xã hội học

Chương 5: Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học 

Chương 6: Một số phương pháp nghiên cứu xã hội học

Chương 7: Cá nhân và xã hội, quá trình xã hội hóa

Chương 8: Cơ cấu xã hội

Chương 9: Sự biến đổi của xã hội và tính hiện đại

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Bài giảng Xã hội học đại cương ---

Ngày:27/11/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM