Bài giảng Triết học Mác-Lênin

Triết học xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệ thống lý luận về chỉnh thể đó. Và điều đó chỉ thực hiện được bằng cách tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học, lịch sử của bản thân tư tưởng Triết học. Dưới đây là bài giảng Triết học Mác-Lênin, mời các bạn cùng tham khảo.

Bài giảng Triết học Mác-Lênin

Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ III (TrCN).

- Ở phương Đông:

+ Trung Quốc: Người Trung quốc cổ đại quan niệm “triết” chính là “trí”, là cách thức và nghệ thuật diễn giải, bắt bẻ có tính lý luận trong học thuật nhằm đạt tới chân lý tối cao.

+ Theo người Ấn Độ: triết học được đọc là darshana, có nghĩa là chiêm ngưỡng nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

- Ở phương Tây: thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy lạp được la tinh hoá là Philôsôphia - nghĩa là yêu mến, ngưỡng mộ sự thông thái. Như vậy Philôsôphia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

Tóm lại: Dù ở phương Đông hay phương Tây, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, nghĩa là có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng bao hàm những nội dung giống nhau, đó là: triết học nghiên cứu thế giới một cách chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.

Khái quát lại ta có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó.

Triết học xuất hiện do hoạt động nhận thức của con người nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống, song với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học không thể xuất hiện cùng sự xuất hiện của xã hội loài người, mà chỉ xuất hiện khi có những điều kiện nhất định.

- Nguồn gốc nhận thức:

+ Đứng trước thế giới rộng lớn, bao la, các sự vật hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người có nhu cầu nhận thức thế giới bằng một loạt các câu hỏi cần giải đáp: thế giới ấy từ đâu mà ra?, nó tồn tại và phát triển như thế nào?, các sự vật ra đời, tồn tại và mất đi có tuân theo quy luật nào không? ... trả lời các câu hỏi ấy chính là triết học.

+ Triết học là một hình thái ý thức xã hội có tính khái quát và tính trừu tượng cao, do đó, triết học chỉ xuất hiện khi con người đã có trình độ tư duy trừu tượng hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận.

- Nguồn gốc xã hội:

Lao động đã phát triển đến mức có sự phân công lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay, xã hội phân chia thành hai giai cấp cơ bản đối lập nhau là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Giai cấp thống trị có điều kiện nghiên cứu triết học. Bởi vậy ngay từ khi Triết học xuất hiện đã tự mang trong mình tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định.

Những nguồn gốc trên có quan hệ mật thiết với nhau, mà sự phân chia chúng chỉ có tính chất tương đối. 

Bài giảng Triết học Mác-Lênin có nội dung bao gồm các chương sau:

- Chương 1: Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội

- Chương 2: Khái lược lịch sử triết học trước Mác

- Chương 3: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin

- Chương 4: Vật chất và ý thức

- Chương 5. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Chương 6: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Chương 7: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Chương 8: Lý luận nhận thức

- Chương 9: Tự nhiên và xã hội

- Chương 10: Hình thái kinh tế - xã hội

- Chương 11: Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Giai cấp - dân tộc - nhân loại

- Chương 12: Nhà nước và cách mạng xã hội

- Chương 13: Ý thức xã hội

- Chương 14: Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin

- Chương 15. Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Bài giảng Triết học Mác-Lênin ---

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM