Bài 5: Tổ chức sản xuất trong TTCT hoàn toàn, hiệu quả của TTCT hoàn toàn và sự can thiệp của chính phủ vào thị trường
Cùng tìm hiểu việc Tổ chức sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn; Hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn và sự can thiệp của chính phủ thông qua nội dung bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 5: Tổ chức sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn và sự can thiệp của chính phủ vào thị trường dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Tổ chức sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Nghiên cứu tổ chức sản xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn, tức là ở đó không có những trở ngại đối với sự điều chỉnh năng lực sản xuất theo sự thay đổi của nhu cầu. Giả định rằng tất cả các ngành trong nền kinh tế đều là cạnh tranh hoàn toàn, cân bằng dài hạn xuất hiện lúc đầu, các ngành hoạt động trong điều kiện chi phí tăng dần.
Bây giờ giả sử rằng sở thích ham muốn của người tiêu thụ chuyển từ sản phẩm Y sang sản phẩm X. Cầu sản phẩm X gia tăng và cầu sản phẩm Y giảm. Ta nghiên cứu sự điều chỉnh lại năng lực sản xuất của nền kinh tế để đáp ứng sự thay đổi cung cầu. Quá trình dó có thể được xem xét cả 2 giai đoạn: ngắn hạn và dài hạn.
1.1 Điều chỉnh trong ngắn hạn
Trong phạm vi ngắn hạn, những điều chỉnh chủ yếu nhắm vào giá cả hơn là sản lượng. Khi cầu sản phẩm X tăng, sẽ làm giá sản phẩm tăng và sản lượng chỉ gia tăng đến một mức nhất định, do tận dụng năng lực sản xuất sẵn có của các doanh nghiệp.
Tương tự, sự sụt giảm cầu đối với Y làm giảm giá Y một cách đáng kể và làm giảm sản lượng đến một mức giới hạn. Bởi vì các doanh nghiệp không có đủ thời giờ rút lui khỏi ngành, họ sẽ tiếp tục sản xuất nếu doanh thu đủ bù đắp chi phí biến đổi. Như vậy sự so sánh giá của 2 sản phẩm X và Y của người tiêu thụ sẽ giữ vị trí quan trọng trong sự thiết lập những giá tương đối của 2 sản phẩm.
Sự thay đổi trong giá sản phẩm X và Y là dấu hiệu cho thấy những nhà sản xuất phải xác định lại khả năng sản xuất hoặc phải phân phối lại các yếu tố sản xuất dùng cho việc sản xuất các sản phẩm này.
Đối với ngành X để gia tăng sản lượng, các nhà sản xuất trong ngành chịu giá cao hơn chút ít đối với các yếu tố sản xuất biến đổi cần thiết.
Đối với ngành Y sự thu hẹp sản lượng sẽ làm giảm cầu đối với các yếu tố sản xuất biến đổi, do đó làm giảm từ từ giá của những yếu tố sản xuất biến đổi.
Nếu cả 2 ngành cùng dùng những yếu tố sản xuất biến đổi, sự phân phối lại tự ý bởi các người sở hữu các yếu tố sản xuất đương nhiên sẽ chuyển từ ngành sản xuất với giá thấp sang ngành sản xuất sử dụng với giá cao sao cho lợi tức của họ trong 2 cách sử dụng ngang nhau.
Nếu cả 2 ngành dùng những loại yếu tố sản xuất biến đổi khác nhau thì xảy ra sự phân phối tổng quát các yếu tố sản xuất biến đổi trong phạm vi nền kinh tế. Sự phân phối lại có thể xảy ra từ ngành Y đến các ngành khác cần dùng đến các loại yếu tố sản xuất biến đổi dã dùng trong sản xuất sản phẩm Y. Đối với ngành X cũng vậy. Tác động từ X đến Y là tác động gián tiếp. Tất nhiên sự phân phối lại các yếu tố sản xuất biến đổi trong ngắn hạn chỉ xảy ra trong giới hạn tùy thuộc vào khả năng sản xuất của các ngành có liên quan. Khi cần bằng ngắn hạn được xác lập trong hai ngành sản xuất, không ngành nào tiến hành sản xuất với hiệu quả tối ưu có thể đạt được.
Ở mức giá cao đối với X, những doanh nghiệp trong ngành sản xuất với mức sản lượng tại đó SMC = MR = P. Mức sản lượng này lớn hơn mức sản lượng tối ưu.
Ở mức giá thấp đối với Y, những doanh nghiệp trong ngành sản xuất mức sản lượng tại đó SMC = MR = R Mức sản lượng này nhỏ hơn mức sản lượng tối ưu.
1.2 Điều chỉnh trong dài hạn
Trong dài hạn, sự thay đổi cầu từ Y sang X để tác động đến những thay đổi về sản lượng hơn là những thay đổi về giá cả, so với sự điều chỉnh của chúng trong ngắn hạn. Bởi vì trong dài hạn các doanh nghiệp có đủ điều kiện và thời gian để rời bỏ ngành sản xuất Y và những doanh nghiệp mới gia nhập ngành sản xuất X. Tất nhiên động lực của sự gia nhập hay rời bỏ khỏi ngành sản xuất là lợi nhuận ngắn hạn của ngành X và lỗ lã ngắn hạn trong ngành Y.
Khi các doanh nghiệp rời bỏ ngành Y, lượng cungsản phẩm Y sẽ giảm, làm cho giá cả sản phẩm tăng cao vượt quá mức giá thấp trong cân bàng ngắn hạn trước đây của nó. Bên cạnh đó, số cầu yếu tố sản xuất trong ngành Y giảm sút làm cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp giảm sút. Sự rời bỏ của các doanh nghiệp sẽ dừng lại khi sự gia tăng giá cả và sự giảm chi phí làm cho các doanh nghiệp trong ngành không còn bị lỗ lã. Sản lượng của ngành bây giờ thấp hơn trước với mức giá thấp hơn trước. Các doanh nghiệp trong ngành Y sẽ sản xuất với mức sản lượng tối ưu và điểu hành theo quy mô sản xuất tối ưu.
Đối với ngành X do xuất hiện lợi nhuận kinh tế ngắn hạn nên lôi kéo nhiều doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành này làm cho nhu cầu yếu tố sản xuất tăng lên, giá các yếu tố sản xuất và chi phí sản xuất tăng lên. Trong khi đó, do lượng cung sản phẩm X tăng làm cho giá sản phẩm X giảm xuống thấp hơn mức giá ngắn hạn của nó. Sự gia nhập sẽ dừng lại khi lợi nhuận kinh tế không còn nữa, lúc này giá cả sản phẩm bằng với chi phí trung bình tối thiểu dài hạn. Các doanh nghiệp phải sử dụng quy mô sản xuất tối ưu với mức sản lượng tối ưu. Tổng sản lượng trong ngành X càng lớn hơn và giá sản phẩm X có cao hơn trước khi xảy ra sự dịch chuyển đường cầu.
Sự phân phối lại yếu tố sản xuất có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành Y có thể hoán đổi sang sản xuất sản phẩm X, thì họ sẽ chuyển qua sản xuất sản phẩm X có nhiều lợi nhuận hơn.
Nếu quá trình sản xuất của 2 ngành này không có liên hệ vói nhau thì họ sẽ dẹp bỏ một số doanh nghiệp trong ngành Y và chuyển sang xây dựng những doanh nghiệp mới trong ngành X.
Trong những trường hợp trên, sự chênh lệch về lợi nhuận, lỗ lã, giá yếu tố sản xuất mang sẽ mang lại sự tái phân phối mong muốn yếu tố sản xuất hoặc điều chỉnh khả năng sản xuất.
Với sự tái lập cân bằng trong dài hạn hai ngành lại đạt hiệu quả kinh tế cao nhất có thể có. Những doanh nghiệp trong mỗi ngành tiến hành sản xuất với quy mô tối ưu và sản lượng tối ưu. Còn người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm với giá bằng chi phí tối thiểu có thể đạt được. Toàn bộ năng lực sản xuất cũng như yếu tố sản xuất trong nền kinh tế được diều chỉnh kịp thời, phù hợp với những thay đổi trong sở thích ham chuộng của người tiêu thụ.
2. Hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn và sự can thiệp của chính phủ
2.1 Về giá cả và chi phí trung bình
Do sự dễ dàng trong sự gia nhập và rời bỏ ngành trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, bảo đảm cho giá sản phẩm ngang bằng với chi phí trung bình dài hạn tối thiểu P = LACmin. Đây là một kết quả lý tưởng. Vì mục đích của hoạt động kinh tế là thỏa mãn tối đa cho người tiêu thụ được lợi trên 2 mặt: mua được khối lượng sản phẩm lớn với mức giá thấp nhất.
2.2 Về hiệu quả kinh tế
Cạnh tranh hoàn toàn giúp cho các ngành sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên điều kiện cần thiết để tổn tại cạnh tranh hoàn toàn là một thị trường sản phẩm tương đối lớn, cũng như phạm vi hoạt động của doanh nghiệp phải đủ lớn để nó có thể tiến hành sản xuất với quy mô tối ưu. Nhờ đó sản phẩm được sản xuất với chi phí trung bình thấp nhất.
Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 5: Tổ chức sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn và sự can thiệp của chính phủ vào thị trường và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Một số vấn đề cơ bản
- doc Bài 2: Phân tích trong nhất thời
- doc Bài 3: Phân tích trong ngắn hạn
- doc Bài 4: Phân tích trong dài hạn