Bài 5: Đầu tư chứng khoán
Cùng tìm hiểu về Đặc điểm của đầu tư chứng khoán; Vai trò của hoạt động đầu tư chứng khoán; Phân loại đầu tư chứng khoán;Phân tích, ra quyết định đầu tư chứng khoán thông qua nội dung bài giảng Bài 5: Đầu tư chứng khoán dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, ngoài đầu tư vào các tài sản thực như tài sản cố định và tài sản lưu động, doanh nghiệp còn đầu tư vào các tài sản tài chính như mua cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư hên doanh liên kết, cho vay v.v... Thu nhập từ hoạt động tài chính có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu nhập của doanh nghiệp.
Đầu tư chứng khoán là một loại hình đầu tư tài chính. Trong hoạt động này, doanh nghiệp mua các chứng khoán theo một danh mục đầu tư rất đa dạng, bao gồm cả các công cụ trên thị trường tiền và các công cụ trên thị trường vốn. Việc đầu tư các tài sản trên thị trường tiền, như túi phiếu và các công cụ khác, có ý nghĩa chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh toán, nhu cầu dự phòng và nhu cầu tích trữ của doanh nghiệp và đã được để cập trong phần quản lý tài sản lưu động, mục các chứng khoán dễ bán. Phần này đề cập tới hoạt động đâu tư vào các chứng khoán trên thị trường vốn như trái phiếu, cổ phiếu.
1. Đặc điểm của đầu tư chứng khoán
Khác với hoạt động đầu tư vào các tài sản thực, hoạt động đầu tư chứng khoán là hoạt động đầu tư tài chính- Tài sản đầu tư trong trường hợp này là các chứng khoán hay các giấy tờ có giá. Giá trị của các giấy tò này phụ thuộc vào giá trị kinh tế cơ bản của các quyền được bao hàm trong mỗi loại chứng khoán, hay phụ thuộc vào năng lực tài chinh của nhà phát hành. Đồng thời, giá chứng khoán phụ thuộc vào quan hệ cung cầu chứng khoán trên thị trường. Đầu tư chứng khoán giúp doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận từ phần lợi tức được chia và phần tăng giá chứng khoán trên thị trường. Mặt khác, doanh nghiệp có thể được hưỏng quyển quản lý, quyền kiểm soát doanh nghiệp khác từ cổ phiếu.
Các chứng khoán là các tài sản sinh lời có tính thanh khoản cao, có rủi ro lớn. Với giá trị nhỏ của các chứng khoán và sự đa dạng của các loại chứng khoán trên thị trường, danh mục đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp dễ dàng được thiết kế theo các mức độ rủi ro khác nhau và dễ dàng thay đối.
Do đặc điểm của tài sản đầu tư, hoạt động đầu tư chứng khoán là hoạt động phức tạp, đòi hói các nhà quán lý phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về thị trường, đồng thời, đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán phát triển, tạo ra sự sẵn có của các công cụ đầu tư có tính thanh khoản cao. Mặt khác, hệ thốhg pháp luật cần được hoàn thiện nhằm bảo vệ quyển lợi của các nhà đầu tư.
2. Vai trò của hoạt động đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán có vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Thứ nhất, danh mục đầu tư này làm tăng và góp phần ổn định thu nhập của doanh nghiệp. Thứ hai, tạo ra sự đa dạng trong hoạt động đầu tư, bao gồm đa dạng hoá về' lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hoá về phương diện địa lý. Chính sự đa dạng hoá này tạo cơ sở cân bằng về rủi ro trong danh mục tài sản của doanh nghiệp và tăng tính thanh khoản cho các tài sản, trên cơ sở đó, tạo sự mềm dẻo trong việc quản lý tài sản của doanh nghiệp. Thứ ba, các chứng khoán có thể được sử dụng như là các tài sản thế chấp cho các khoản vay ngân hàng. Thứ tư, kinh doanh chứng khoán giúp cho các doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thể từ chính sách thuế. Thứ năm, các chứng khoán có thể được mua và bán nhanh chóng, do đó, có thể là nguồn dự trữ thứ cấp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng tái cấu trúc lại tài sản. Ngày nay các doanh nghiệp có thể dễ dàng phát triển hoạt động sang các lĩnh vực mới, các khu vực kinh doanh mối thông qua quá trình thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư chứng khoán thường được các nhà quản lý hoạch định thành chính sách đầu tư chứng khoán cụ thể. Chính sách này phải làm rõ mục tiêu của đầu tư là để phát triển linh vực kinh doanh mói, để thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp khác, hay để đa dạng hoá đầu tư. Chính sách cũng cần hoạch định cụ thể loại chứng khoán được lựa chọn với mức độ rủi ro có thể chấp nhận đối với doanh nghiệp, khả năng trao đối các chứng khoán trên thị trường, v.v...
3. Phân loại đầu tư chứng khoán
Tuỳ theo mục đích quản lý, hoạt động đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Nếu căn cứ vào loại công cụ đầu tư, có thể phân loại đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp thành đầu tư trái phiếu Chính phủ, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư cổ phiếu của doanh nghiệp khác. Việc phân loại này có thể giúp các nhà quản lý xây dựng danh mục đầu tư với mức độ rủi ro phù hợp, trên cơ sở đó, dễ dàng thay đối kết cấu danh mục đầu tư.
Nếu phân loại theo mục đích đầu tư, có thể phân loại đầu tư chứng khoán thành đầu tư nhằm hưỏng lợi tức và đầu tư nhằm nắm quyền quản lý, kiểm soát. Trong hoạt động đầu tư nhằm hưỏng lợi tức, doanh nghiệp có thể mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu do doanh nghiệp khác phát hành. Khi doanh nghiệp đầu tư chứng khoán với mục đích nắm quyến kiểm soát, doanh nghiệp có thể vừa đa dạng hoá tài sản, vừa phát triển lĩnh vực kinh doanh mới thông qua thôn tính và sáp nhập. Việc phân loại này giúp cho các nhà quản lý có thể kiểm soát được hoạt động đầu tư theo các mục đích đã được xác định.
4. Phân tích, ra quyết định đầu tư chứng khoán
Phân tích chứng khoán là hoạt động quan trọng nhăm trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư. Việc phân tích tuỳ theo mục đích đầu tư chứng khoán. Trong hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm hương lợi tức, doanh nghiệp hoạt động như là nhà đầu tư chứng khoán, do đó các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng là phương pháp Phàn tích cơ bản (Phân tích tài chính) và Phân tích kỹ thuật. Phân tích cơ bản giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn được kết cấu danh mục đầu tư phù hợp. Phương pháp phản tích kỹ thuật giúp cho các nhà quản lý có thể lựa chọn được thời điểm và chiến lược mua bán chứng khoán tuỳ theo diễn biến của thị trường. Các phương pháp phân tích này được đề cập trong môn học "Thị trường chứng khoán".
Với mục đích nắm quyền quản lý, kiểm soát, việc phân tích được thực hiện chi tiết hơn đối với một doanh nghiệp được dự định thôn tính, sáp nhập, do đó chủ yêu sử dụng phương pháp phân tích tài chính. Trường hợp này gần giống với phương pháp lựa chon dự án đầu tư thông thường. Các phân tích cần chỉ rõ: thực trạng của doanh nghiệp thôn tính, sáp nhập và doanh nghiệp bị thôn tính, sáp nhập ỏ thời điểm hiẹn tại- dự báo các khả năng thay đối trong tương lai đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở các phân tích đó, lượng hoá thành các luồng tiền và đánh giá mức độ rủi ro của các luồng tiền đó Các phương pháp lựa chọn được áp dụng là các phương pháp NPV; PI; IRR; v.v...
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 5: Đầu tư chứng khoán được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Đầu tư và vai trò của hoạt động đầu tư đối với doanh nghiệp
- doc Bài 2: Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư
- doc Bài 3: Xác định luồng tiền của dự án đầu tư
- doc Bài 4: Phân tích và đánh giá dự án