Bài 5: Các loại hình thần kinh cơ bản
Cùng tìm hiểu các kiểu hình thần kinh cơ bản bao gồm dựa vào đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, dựa vào hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất (I) và thứ hai (II) thông qua bài giảng Tâm lí học Bài 5: Các loại hình thần kinh cơ bản nhé.
Mục lục nội dung
Sự khác biệt của hệ thần kinh dược quy định bởi cấu tạo của tế bào thần kinh và sự phối hợp hoạt động của chúng (bó thần kinh, tổ chức thần kinh chuyên biệt...). Sư hoạt động của hệ thần kinh có những dặc điểm bẩm sinh và tự tạo. Từ quan niệm như vậy, Pavlov phân chia các kiểu hình thần kinh như sau:
1. Dựa vào đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh
I.P. Pavlov dựa vào những thuộc tính cơ bản của hai quá trình thần kinh là hưng phấn và ức chế dc chia các kiểu hình thần kinh. Những thuộc tính đó là:
- Độ mạnh của quá trình thần kinh: Thể hiện ở cường độ vận động của hưng phấn và ức chế đều mạnh hoặc cường vận động của hưng phấn và ức chế đều yếu (hệ thần kinh mạnh hoặc yếu).
- Sự cân bằng của hai quá trình thần kinh: Tốc độ vận động của hưng phấn và ức chế ngang bằng nhau (đều mạnh, yếu hoặc trung bình) thì ta gọi là sự cân bằng hai quá trình thần kinh. Còn hưng phấn và ức chế không cân bằng thì nghĩa là một mạnh, một yếu (hưng phấn mạnh thì ức chế yếu và ngược lại).
- Tính linh hoạt của hơi quá trình thần kinh: Tốc độ chuyển hoá từ hưng phấn sang ức chế và từ ức chế sang hưng phấn dễ dàng, nhanh chóng gọi là tính linh hoạt. Ngược lại, nếu sự chuyển hoá diễn ra khó khăn, chậm chạp thì gọi là tính không linh hoạt.
Sự phối hợp giữa ba thuộc tính trên của hai quá trình hưng phấn và ức chế tạo ra bốn kiểu hình thần kinh cơ bản chung cho người và động vật:
- Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt.
- Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và không linh hoạt.
- Kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng.
- Kiểu thần kinh yếu.
Ngoài bốn kiểu trên, trong thực tế sự phối hợp giữa các thuộc tính của hai quá trình thần kinh cơ bản cho thấy còn có các kiểu thần kinh phức tạp và phong phú hơn nhiều. Đây chỉ là bốn kiểu cơ bản cho người và động vật.
2. Dựa vào hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất (I) và hệ thống tín hiệu thứ hai (II)
Đối với người, có thể căn cứ vào ưu thế hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất hoặc thứ hai để phân loại kiểu thần kinh:
- Kiểu “Nghệ sĩ”: Người ở loại này ưu thế hoạt động thuộc về hệ thống tín hiệu thứ nhất.
- Kiểu “Trí thức”: Người ở loại này ưu thế hoạt động thuộc về hệ thống tín hiệu thứ hai.
- Kiểu “Trung gian”: Người ở loại này ưu thế hoạt dộng của cả hai hộ thống tín hiệu tương đương nhau.
Mỗi kiểu hình thần kinh đều có những mặt mạnh, mặt yếu, mặt tích cực và hạn chế nhất định. Nhờ có luyện tập, giáo dục và tự giáo dục, chúng ta có thể khắc phục được những mặt hạn chế và phát huy những mặt tốt, mặt mạnh để tạo dựng những nhân cách tốt cho xã hội.
Đây là một số vấn đề cơ bản xung quanh vấn đề cơ sở sinh lí thần kinh của các hiện tượng tâm lí người. Mọi hiện tượng tâm lí diễn ra hay mất đi đều gắn liền với hoạt động của hệ thần kinh, của não. Tuy nhiên, tâm lí con người có bản chất xã hội lịch sử, được hình thành bằng hoạt động, giao tiếp của con người trong mối quan hệ với thế giới.
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 5: Các loại hình thần kinh cơ bản mà eLib.VN muốn chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Cấu trúc của não bộ
- doc Bài 2: Hoạt động thần kinh cấp cao
- doc Bài 3: Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao
- doc Bài 4: Hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai