Bài 4: Một số loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp

Nội dung bài giảng Tài chính doanh nghiệp Bài 4: Một số loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp gồm có Thuế Giá trị gia tăng (VAT); Thuế Tiêu thụ đặc biệt; Thuế Thu nhập doanh nghiệp; Một số loại thuế khác. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 4: Một số loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, phần lớn các khoản thuế phải nộp là những khoản chi của doanh nghiệp. Vì vậy, khi quyết định phương án kinh doanh, doanh nghiệp phải tính tới tác động của thuế và số tiền thuế phải nộp cho từng mặt hàng và từng ngành nghề kinh doanh.

Trong mỗi doanh nghiệp, thuế được tính bắt đầu từ khi doanh nghiệp có doanh thu và thu nhập. Có thể kể đến một số loại thuế chủ yếu: thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Thu nhập doanh nghiệp.

1. Thuế Giá trị gia tăng (VAT)

VAT là loại thuế gián thu, thu trên phần giá trị tăng thểm của hàng hoá dịch vụ qua các giai đoạn từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Thuế suất được quy định theo thuế suất cố định, căn cứ vào dịch vụ và mặt hàng kinh doanh.

Phương pháp xác định:

* Phương pháp khấu trừ:

VAT phải thu = VAT thu hộ - VAT trả hộ

VAT thu hộ được tính theo thuế suất VAT trên doanh thu chưa có thuế (doanh thu ngoài thuế).

VAT trả hộ được tính theo thuế suất VAT trên chi phí mua hàng ngoài thuế.

* Phương pháp trực tiếp: VAT phải nộp được tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ:

VAT = VA x Thuế suất VAT

VA = Doanh thu ngoài thuế - Chi phí trung gian ngoài thuế

Ví dụ: Một sản phẩm được sản xuất ra phải trải qua các công đoạn sau đây:

Cho biết giá trị trên chưa có VAT. VAT thuế suất 10% cho cả mua và bán. Người ta tính VAT như sau:

Cơ sở sản xuất bông nộp thuế 30 x 10% = 3đv

Cơ sở sản xuất sợi nộp thuế 60 x 10% - 3đv = 3đv

Cơ sở sản xuất vải nộp thuế 70 x 10% - 6 = 1 đv

Cơ sở sản xuất áo nộp thuế 80 x 10% - 7 = 1 đv

Vậy tổng VAT phải nộp là 3 + 3 + 1 + 1= 80 X 10% = 8đv

Có nghĩa người tiêu dùng áo phải chịu thuế là 8đv và 4đv cơ sở trên phải nộp thuế cũng là 8 đv.

Theo Luật VAT ở Việt Nam: VAT được tính theo 2 cách, hoặc tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Theo phương pháp khấu trừ thuế: Số thuế phải nộp bằng thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất.

Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia táng. Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanh toán được ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá dịch vụ hoặc bằng chi phí mua hàng hoá, dịch vụ chưa có VAT nhân với thuế suất VAT.

Phương pháp khấu trừ thuê được áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoá đơn giá trị giá tăng.

Theo phương pháp tính trực tiếp:

SôT thuê phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Giá trị gia tăng bằng giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.

2. Thuế Tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp được tính bằng công thức:

 

Thuế TTĐB phải nộp  =  Số lượng hàng hóa tiêu thụ  x  Giá tính thuế đ/vị hàng hóa  x  Thuế suất   -  Thuế TTĐB được khấu trừ đầu vào


Về bản chất, thuế Tiêu thụ đặc biệt giống thuế Giá trị gia tăng, nhưng khác với VAT ở các khía cạnh sau:

- Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ dược tính đối với một số mặt hàng thuộc diện hạn chế sản xuất kinh doanh hoặc nhập khẩu.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần ở khâu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

- Giá tính thuê tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.

3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên lợi nhuận trước thuế (thu nhập trưóc thuế) của doanh nghiệp, thuế suất được quy định theo thuế suất tỷ lệ cố định căn cứ vào ngành nghề kinh doanh.

Phương pháp xác định:

Mức thuế nộp trong kỳ = Thu nhập trước thuế x Thuế suất thuế TNDN

Thu nhập trước thuế = Doanh thu - Chi phí

4. Một số loại thuế khác

Tuỳ theo các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể phải nộp một số loại thuế khác. Ví dụ: khi doanh nghiệp sử dụng đất, doanh nghiệp phải nộp thuế sử dụng đất; nếu doanh nghiệp nhập khẩu vật tư hàng hoá thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với loại vật tư, hàng hoá đó; doanh nghiệp khai thác sử dụng tài nguyên phải nộp thuế sử dụng tài nguyên v.v...

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 4: Một số loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp do eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM