Bài 3: Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường

Nội dung bài giảng Bài 3: Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường gồm có: Người sản xuất; Người tiêu dùng; Các chủ thể trung gian trong thị trường; Nhà nước.... Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 3: Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường

Có rất nhiều chủ thể khác nhau tham gia trị trường, mỗi chủ thể có những vai trò quan trọng riêng. Sau đây sẽ xem xét vai trò của một số chủ thể chính, đó là: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thề trung gian trong thị trường và nhà nước. Cụ thể:

1. Người sản xuất

Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ... Họ là những người trực tiếp tạo ra của cái vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng.

Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất.

Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách

nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.

2. Người tiêu dùng

Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đề thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.

Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, người ticu cùng ngoài việc thỏa mãn nhu càu của mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

Lưu ý, việc phân chia người sản xuất, người tiêu dùng chỉ có tính chất tương dối để thấy được chức năng chính của các chủ thề này khi tham gia thị trường. Trên thực tế, doanh nghiệp luôn đóng vai trò vừa là người mua cũng vừa là người bán.

3. Các chủ thể trung gian trong thị trường

Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức dảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội, làm cho sự tách biệt tương dối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc. Trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường. Những chủ thể này có vai trò ngày càng quan trọng để kết nối, thông tin trong các quan hệ mua, bán.

Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên sống động, linh hoạt hơn. Hoạt dộng của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Các chủ thể trung gian làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian thị trường không phải chỉ có các trung gian thương nhân mà còn rất nhiều các chủ thể trung gian phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian môi giới chứng khoán, trung gian môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học công nghệ...Các trung gian trong thị trường không những hoạt động trên phạm vi thị trường trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại hình trung gian khồng phù hợp với các chuẩn mực đạo đức (lừa đảo, môi giới bất hợp pháp...). Những trung gian này cần được loại trừ.

4. Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiộn chức năng quản lý nhà nước về kinh té đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.

Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhắt cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ. Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh từ phía nhà nước sẽ làm kìm hãm động lực sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Các rào cản như vậy phải được loại bỏ. Việc này đòi hỏi mỗi cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản lý nhà nước cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình là thúc đầy phát triển, không gây cản trờ sự phát triền của nền kinh tế thị trường.

Cùng với đó, nhà nước còn sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả.

Hộp 2.5. Quan niệm của Kinh tế vi mô về vai trò của chính phủ

Chính phủ điều chinh các khuyết tật của thị trường độc quyền, ô nhiễm nhằm khuyến khích hiệu quả. Các chương trình của chính phù khuyến khích công bằng. Chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô.

Nguồn: P.Samuelson, Kinh tế học, tập /, Nxb Chính trị quốc gia, H, tr.84-85.

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt động của các chủ thề đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường; đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điềm chung là không thề thiếu vai trò kinh tế của nhà nước.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!

Ngày:25/01/2021 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM