Bài 3: Những thành tựu chủ yếu của văn minh Hi-La cổ đại
Những thành tựu khoa học của Hi Lạp, La Mã cổ đại đã đặt cơ sở cho sự phát triển huy hoàng của nền khoa học thời cận hiện đại; đồng thời là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nền triết học Hi-La. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Những thành tựu chủ yếu của văn minh Hi-La cổ đại: khoa học tự nhiên, triết học để tìm hiểu các thành tựu nổi bật này nhé!
Mục lục nội dung
1. Khoa học tự nhiên
Về khoa học tự nhiên, Hi Lạp cổ đại có những cống hiến quan trọng về các mặt Toán học, Thiên văn học, Vật lí học, Y học v.v... Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Talét, Pitago, Ơclít, Ácsimét, Arixtác, Êratôxten...
a. Talét (Thales, thế kỉ VII - VI TCN) quê ở Milê, một thành bang Hi Lạp ở Tiểu Á. Ông đã du lịch nhiều nơi, do đó đã tiếp thu được các thành tựu của Babilon và Ai Cập. Phát minh quan trọng nhất của Talét là tỉ lệ thức. Dựa vào công thức ấy ông đã tính được chiểu cao của Kim tự tháp bằng cách do bóng của nó.
Talét còn là một nhà thiên văn học. Ông đã tính trước được ngày nhật thực, năm 585 TCN, ông tuyên bố với mọi người đến ngày 28-5-558 sẽ có nhật thực, quả nhiên đúng như vậy. Tuy nhiên, ông đã nhận thức sai về trái đất vì ông cho rằng trái dất nổi trên nước, vòm trời hình bán cầu úp trên mặt đất.
b. Pitago (Pythagoras, khoảng 580-500 TCN) quê ở đảo Xamốt trên biển Êgiê, ông cũng đã đi du lịch ở nhiều nước phương Đông, đã tiếp thu được nhiều thành tựu Toán học của những nước này. Trên cơ sở đó ông đã phát triển thành định lí mang tên ông về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông. Ông còn phân biệt các loại số chẵn, số lẻ và số không chia hết.
Về thiên văn học, Pitago tiến bộ hơn Talét. Ồng đã nhận thức được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định.
c. Ơcơlít (Euclid, khoảng 330-275 TCN) là người đứng đầu các nhà Toán học ở Alếchxăngđri. Trên cơ sở tống kết các thành tựu nghiên cứu của những người trước, ông soạn thành sách Toán học sơ đẳng, đó là cơ sở của môn Hình học, trong đó chứa đựng định đề Ơclít nổi tiếng.
d. Acsimét (Archimede, 287-212 TCN) quê ở Xiraquyđơ, một thành bang Hi Lạp ở đảo Xixin. về Toán học, ông đã tính được số pi bằng một trị số nằm giữa hai số \(3\frac{10}{71}\) và \(3\frac{10}{70}\). Đó là số pi chính xác sớm nhất trong lịch sử phương Tây. Ông còn tìm được cách tính thể tích và diện tích toàn phần của nhiều hình khối.
- Về vật lí học, phát minh quan trọng nhất của Acsimét là về mặt lực học, trong đó đặc biệt nhất là nguyên lí đòn bẩy. Với nguyên lí này, người ta có thể dùng một lực nhỏ để nâng lên một vật nặng gấp nhiều lần. Tương truyền, ông đã nói một câu nổi tiếng: "Hãy cho tôi một điểm tựa chắc chắn, tôi có thể cất lên cả quả đất". Ngoài ra, ông còn có nhiều phát minh khác như đường xoắn ốc, ròng rọc, bánh xe răng cưa... Ông cũng phát hiện ra một nguyên lí quan trọng về thủy lực học. Đó là tất cả mọi vật thả xuống nước đều phải chịu một lực đẩy từ dưới lên trên bằng trọng lượng nước phải chuyển đi. Tương truyền rằng, vua của thành bang Xiraquydơ có một cái vương miện, chóp mũ làm bằng vàng pha đồng. Một hôm nhà vua mời Acsimét đến và hỏi có thể biết được tỉ lệ vàng và đồng ở trong chóp mũ không. Lúc ấy Acsimét chưa trả lời được, nhưng sau đó nhờ một lần tắm trong bể nước ông đã phát minh được nguyên lí trên và do đó đã giải được bài toán của nhà vua. Vui mừng vể phát hiện đó, ông kêu to: "Ơrêca! Ơrêca!" nghĩa là: "Ta đã tìm ra rồi! Ta đã tìm ra rồi!".
Dựa vào các phát minh trên, Acsimét đã chế ra máy ném đá để đánh quân La Mã, máy phóng gỗ để bắn thuvền quân địch. Ông còn biết sử dụng gương 6 mặt để đốt thuyền dịch. Hệ thống đòn bẩy được sử dụng để hạ thủy những chiếc thuyền lớn ba tầng. Acsimét còn phát minh ra máy bơm nước để hút nước ra khỏi thuyền khi thuyền bị thủng.
Trong cuộc chiến tranh giữa La Mã và Cáctagiơ, Xiraquydơ liên hiệp với Cáctagiơ, vì vậy năm 212 TCN, khi Xiraquydơ bị La Mã tàn phá, quân La Mã xông vào bắt ông khi ông đang vẽ một đồ án khoa học. Trước khi bị sát hại, ông đã quát quân giặc: "Chúng mày muốn làm gì thì làm nhưng không được phá hủy đồ án của tao".
e. Arixtác (Aristarque, 310-230 TCN) quê ở đảo Xamốt. Ông là người đầu tiên nêu ra thuyết hệ thống mặt trời. Ông đã tính toán khá chính xác thể tích của mặt trời, quả đất, mặt trăng và khoảng cách giữa các thiên thể ấy.
Ý kiến quan trọng nhất của ông là không phải mặt trời quay xung quanh trái đất mà là trái đất tự quay xung quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời. Nhưng bấy giờ ý kiến của ông không những không được công nhận mà còn bị buộc tội là đã quấy rầy sự nghỉ ngơi của các thiên thần.
- Eratôxten (Eratosthene, 284-192) quê ở Xiren, thành bang thuộc địa của Hi Lạp ở phía Tây Ai Cập, châu Phi. Ông là một nhà khoa học giỏi về nhiều lĩnh vực: Thiên văn học, Toán học, Vật lí học, Địa lí học, Ngôn ngữ học, sử học. Ông phụ trách thư viện Alếchxăngđri. Thành tích khoa học nổi bật của ông là ông đã tính được độ dài của vòng kinh tuyến trái đất là 39.700 km, và tính được góc tạo nên bởi hoàng đạo và xích đạo.
Đến thời La Mã, về các lĩnh vực này tuy không phát triển bằng Hi Lạp nhưng cũng có những thành tựu quan trọng và một số nhà khoa học tiêu biểu.
- Nhà khoa học nổi tiếng nhất của La Mã là Pliniút (Plinius, 23-79). Tác phẩm đầu tiên của ông là Lịch sử tự nhiên gồm 37 chương. Đó là bản tập hợp các tri thức của các ngành khoa học như Thiên văn học, Vật lí học, Địa lí học, Nhân loại học, Động vật học, Thực vật học, Nông học, Y học, Luyện kim học, Hội họa, Điêu khắc... thời bấy giờ. Do vậy, đây là một tác phẩm tương tự như bộ Bách khoa toàn thư của La Mã cổ đại.
Năm 79, núi lửa Vêduyvơ lại hoạt động, ông đến gần để nghiên cứu hiện tượng phun lửa và bị phún thạch thiêu chết.
- Clôt Ptôlêmê (Claude Ptôlémée), là một nhà Thiên văn học, Toán học, Địa lí học người Hi Lạp sinh trưởng ở Ai Cập, sống vào thế kỉ II. Trên cơ sở đúc kết các kiến thức về thiên văn học của Ai Cập, Babilon và Hi Lạp, ông đã soạn bộ sách Tổng hợp - Kết cấu toán học (Composition mathématique), trong đó, ông cũng cho rằng quả đất hình cầu, nhưng so với Pitago và Acsimét thì quan điểm của ông thụt lùi một bước vì ông cho rằng quả đất là trung tâm của vũ trụ. Quan điểm này của Ptôlêmê đã chi phối nền thiên văn học châu Âu trong suốt 14 thế kỉ, mãi đến thời Phục hưng, thuyết này mới bị thuyết hệ thống mặt trời của Côpécních đánh đổ.
Ptôlêmê còn soạn sách Địa lí học (Geógraphie) gồm 8 chương. Trong sách này Ptôlêmê đã vẽ một bản đồ thế giới: Vùng Bắc cực là Xcăngđinavi, vùng Nam cực là lưu vực sông Nin, phía Tây là Tây Ban Nha, phía Đông là Trung Quốc. Thời bấy giờ bản đồ này được xem là rất chính xác.
Về y học, người được suy tôn là thủy tổ của y học phương Tây là Hipôcrát (Hippocrate, 469-377 TCN), một thầy thuốc Hi Lạp quê ở đảo Côt trên biển Êgiê. Ông đã giải phóng y học ra khỏi mê tín dị đoan, cho rằng bệnh tật do ngoại cảnh gây nên, vì vậy phải dùng các biện pháp như cho uống thuốc hoặc mổ xẻ để chữa trị. Ông nói: "Thuốc không chữa được thì dùng sắt mà chữa, sắt không chữa được thì dùng lửa mà chữa, lửa không chữa được thì không thể nào chữa được nữa".
Thời Hi Lạp hóa, vua Philađenphơ (309-246 TCN) thuộc vương triều Plôtêmê ở Ai Cập là một người hay đau ốm, muốn tìm thuốc trường sinh bất lão nên đã tích cực thi hành chính sách khuyến khích sự phát triển của y học. Ông không những đã giúp đỡ các thầy thuốc về vật chất mà còn cho phép mổ tử thi của phạm nhân để nghiên cứu, do đó y học đã có những thành tựu mới. Đầu thế kỉ III TCN, nhà giải phẫu học Hêcrôpin (Hécropile) đã chứng minh rằng, não là khí quan tư duy, cảm giác do hệ thần kinh truyền đạt, xem mạch yếu nhanh chậm có thể biết được tình hình sức khỏe. Nhà phẫu thuật Hêraclit (Héraclide) ở thành Tarentum (Ý) đã biết dùng thuốc mê khi mổ bệnh nhân. Phát minh này sau đó bị bỏ quên đến mãi năm 1860 mới được áp dụng lại.
Đến thời La Mã, đại biểu xuất sắc nhất về y học là Claođiút Galênút (131 - đầu thế kỉ III) quê ở Pécgam (Tiểu Á), trên cơ sở tiếp thu các thành tựu y học trước đó, nhất là của Hipôcrát, ông đã viết nhiều tác phẩm để lại tới sau này, trong đó có một số đến thời trung đại được dịch thành tiếng Arập, Do Thái, Latinh. Điều đó chứng tỏ các tác phẩm của ông đến thời trung đại vẫn có uy tín rất lớn, ví dụ sách Phương pháp chữa bệnh được dùng làm sách giáo khoa trong thời gian dài.
Tóm lại, cách đây trên dưới 2.000 năm, nền khoa học của Hi Lạp, La Mã cổ đại đã có những thành tựu rất lớn. Những thành tựu ấy đã đặt cơ sở cho sự phát triển huy hoàng của nền khoa học thời cận hiện đại; đồng thời là một tiền đề quan trọng của sự phát triển của nền triết học Hi-La.
2. Triết học
Hi Lạp và La Mã là quê hương của nền triết học phương Tây. Trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ, đại biểu cho các khuynh hướng chính trị khác nhau, quan điểm của các nhà triết học Hi-La rất đa dạng, nhưng chung quy cũng bao gồm hai phái chính là triết học duy vật và triết học duy tâm.
2.1 Triết học duy vật
Nhà triết học đầu tiên của Hi Lạp cũng là nhà toán học Talét. Quan điểm triết học của ông là quan điểm duy vật tự phát. Ông cho rằng nước là nguyên tố cơ bản của vũ trụ. Nước luôn luôn vận động nhưng trước sau không thay đổi và do đó hòa tan mọi vật. Bởi vậy nước là nguồn gốc của vũ trụ và sinh mệnh của con người. Tiếp theo Talét, Anaximăngđrơ (Anaximandre, 611-547 TCN) quê ở Milê cũng là một nhà triết học duy vật. Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là vô cực. Vô cực chia thành hai mặt đối lập như khô và ướt, nóng và lạnh, rồi kết hợp với nhau phức tạp mà hình thành mọi vật như đất, nước, không khí, lửa... Đồng thời, ông cho rằng vũ trụ không ngừng phát triển, không ngừng hình thành, không ngừng sinh sân ra những vật mới. Như vậy, ông là nhà triết học có quan điểm biện chứng đầu tiên ở Hi Lạp. Học trò của Anaximăngđrơ là Anaximen (Anaximene, 585-525 TCN). Ông cho rằng nguồn gốc của vạn vật là không khí. Mọi vật đều do sự co dãn của không khí mà thành. Vạn vật do không khí sinh ra rồi lại quay về trở thành không khí. Các sinh vật bao gồm người, động vật, thực vật nhờ thở không khí nên mới có sức sống và mới vận động được. Như vậy, mặc dầu chưa chính xác, nhưng quan điểm triết học của Anaximen cũng là quan điểm của duy vật biện chứng. Quan điểm duy vật biện chứng ấy đến Hêraclit (Héraclite, 540- 480 TCN) được phát triển thêm một bước. Hêraclit quê ở Ephedơ (Tiểu Á), là một nhà triết học lớn của Hi Lạp cổ đại. Ông sống cuộc đời khổ hạnh ẩn dật để chuyên tâm suy nghĩ.
Ông cho rằng nguồn gốc của vạn vật là lửa. Tuy ý kiến này không đúng nhưng cái đáng quý của ông là quan điểm biện chứng tương đối đúng dắn. Ông đã nhận thức được rằng "đấu tranh là nguồn gốc của vạn vật", vì đấu tranh giữa hai mặt đối lập là cơ sở của mọi tồn tại và tư tưởng. Đồng thời, vạn vật mà mọi hiện tượng, mọi sự việc trong tự nhiên và trong xã hội luôn luôn biến động. Trong quá trình vận động ấy hai mặt đối lập dần dần chuyển hóa lẫn nhau. Trên cơ sở ấy, ông đã nói một câu bất hủ: "Rửa chân ở dòng nước chảy, cất chân lên rồi thả chân xuống, chỗ nước ấy đã khác trước rồi". Tóm lại, quan điểm triết học chủ yếu của Hêraclit có thể tóm tắt trong câu nói sau đây của ông: "Vũ trụ cũng như mọi vật không phải do bất cứ vị thần nào sáng tạo ra. Trước kia, hiện nay và sau này, nó là ngọn lửa vĩnh viễn và linh hoạt thiêu đốt theo quy luật và cũng tắt theo quy luật". Tác phẩm của Hêraclit là Bàn về giới tự nhiên, tiếc rằng nay chỉ còn lại một số đoạn.
Đến thế kỉ V, IV TCN, trên cơ sở tiến bộ của khoa học tự nhiên, triết học duy vật cũng phát triển thêm một bước nhằm phân tích cơ sở tồn tại của thế giới vật chất. Triết học duy vật thời kì này gắn liền tên tuổi của Empêđôclơ, Anaxagơ, Đêmôcrit, Epiquya...
Empêđôclư (Empédocle 490-430 TCN) quê ở Agrigiăngtơ, đảo Xixin. Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ không phải do đơn nguyên tố sinh ra mà là do 4 yếu tố là đất, không khí, lửa, nước tạo thành. Trong quá trình phát triển của sinh vật thì đầu tiên xuất hiện thực vật, rồi đến động vật rồi đến con người. Trong quá trình phát triển ấy, những loài có thể thích nghi với hoàn cảnh thì sinh tồn, những loài không thích nghi được thì diệt vong. Empêđôclơ bị chết vì rơi xuống núi lửa Etna ở Xixin. Anaxago (Anaxagore, 500-428 TCN) quê ở Cladômen. Ông xuất thân từ gia đình giàu có, nhưng ông coi thường phú quý, chịu sống nghèo khổ, lấy đó làm kiêu hãnh. Ông là thầy giáo và là bạn của Pêriclét, người đứng đầu nhà nước Aten từ năm 443 TCN đến năm 429 TCN. Lúc đầu ông có tiếng tăm rất lớn nhưng đến cuối đời ông bị buộc tội ngạo mạn với các thần và bị trục xuất khỏi Aten, rồi vì tuổi già ông bị chết ở nơi lưu đày. Trên bia mộ của ông viết: "Anaxago vĩ đại nằm ở trong mộ, linh hồn của ông bay lên đến chỗ chân lí cao nhất". Đêmôcrit (Démocrite, 460-370 TCN) quê ở Apđerơ thuộc vùng Tơraxơ, ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hi Lạp cổ đại. Ông còn giỏi về rất nhiều bộ môn khoa học khác như toán, vật lí học, y học, thiên văn học, sinh vật học, ngôn ngữ học, tâm lí học, giáo dục học... Vì vậy Mác và Ănggen coi ông là "bộ óc bách khoa đầu tiên trong số những người Hi Lạp".
Quan điểm triết học của ông là vũ trụ do vô số nguyên tố tạo nên. Số nguyên tố vô cùng tận đó lại chia thành những nguyên tố mới, do đó hình thành vạn vật trong vũ trụ. Nhưng sở dĩ vũ trụ hình thành, vạn vật biến chuyển là do tác động của "lí tính vũ trụ" (nous), mà lí tính vũ trụ là "thứ thuần khiết và tinh tế nhất trong muôn vật". Anaxago còn là nhà toán học và thiên văn học. Ông nói rằng ánh sáng Mặt Trăng là nhận vật của Mặt trời. Trên Mặt Trăng cũng có đất và sinh vật.
Đêmôcrit cho rằng nguyên tố đầu tiên tạo thành vạn vật là nguyên tử (atom). Nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa. Tất cả các nguyên tử từ xưa đến nay đều giống nhau nhưng khác nhau về hình dáng, khối lượng và trật tự các nguyên tử đều ở trong "chân không" và kết hợp với nhau mà sinh ra vạn vật. Tóm lại, Đêmôcrit nói: "Nguồn gốc của vạn vật là nguyên tử và chân không", ngay cả linh hồn cũng do các nguyên tử kết hợp với nhau mà tạo thành. Như vậy, không phải là thần mà là tự nhiên trở thành cơ sở phát triển của vũ trụ. Về chính trị, ông là người ủng hộ chế độ dân chủ. Ông nói: "Sự bất hạnh trong các nước dân chủ còn thích hơn cái gọi là hạnh phúc dưới sự thống trị của chế độ quân chủ, vì sự tự do bao giờ cũng tốt hơn sự nô dịch".
Đến thời Hi Lạp hóa, người kế thừa và phát triển học thuyết của Đêmôcrit là Epiquya.
Êpiquya (Epicure, 341-270 TCN) quê ở Samốt. Năm 306 TCN, ông đến Aten mua một vườn hoa để làm nơi dạy học. Tương truyền ông đã viết 300 tác phẩm nhưng không có một tác phẩm nào truyền lại đến ngày nay. Kế thừa triết học Hi Lạp, đến thế kỉ I TCN, triết học La Mã cũng tương đối phát triển. Nhà triết học duy vật xuất sắc nhất của La Mã là Lucrêtiút (98-54 TCN).
Epiquya cũng cho rằng vũ trụ là do vật chất tạo thành mà phần tử nhỏ nhất là nguyên tử. Nguyên tử không những lớn bé và hình dáng khác nhau mà trọng lượng cũng khác nhau. Tuy vậy ông không hoàn toàn phủ nhận thần, mà cho rằng thần là một thực thể hạnh phúc và bất hủ. Chỉ có điều ông cho rằng thần không hề quan tâm đến cuộc sống của con người ở trần gian. Về nhận thức luận, Epiquya cho rằng cảm tính là nguồn gốc thật sự của nhận thức, do vậy bản thân cảm giác không có sai lầm. Sai lầm là do sự giải thích và phán đoán của con người đối với cảm giác. Về thái độ chính trị, ông cho rằng nhà nước là nguồn gốc của mọi sự bất hạnh và bất mãn của con người, vì vậy ông khuyên mọi người nên sông ẩn dật.
Tác phẩm duy nhất mà ông để lại là tập thơ chưa hoàn thành Bàn về bản chất của sự vật. Quan điểm triết học của ông chủ yếu là thừa kế quan điểm của Epiquya. Ông chống lại quan điểm triết học của tôn giáo, bác bỏ quan niệm mê tín vào thần thánh, cho rằng con người cũng như muôn sinh vật không phải do thần thánh sinh ra mà do nguyên tử tạo thành. Ông cho rằng vật chất có tính bảo toàn vĩnh cửu, không thể bị tiêu hủy hoàn toàn mà chỉ có những hiện tượng tan rã của những vật thể mà thôi. Vật chất lại luôn luôn vận động theo những quy luật nội tại của nó. Hồn và tinh thần của con người cũng là vật chất do nguyên tử tạo thành. Hồn và tinh thần gắn chặt với cơ thể con người, khi cơ thể con người tan rã thì hồn và tinh thần cũng tan rã và trở về trạng thái nguyên tử. Lucrêtiút cũng đã nêu ra giả thiết về sự xuất hiện loài người. Ông cho rằng từ trạng thái động vật có thể phát triển đến con người có trình độ văn hóa cao. Lúc đầu con người sống như bầy thú hoang, dần dần biết sử dụng công cụ sản xuất bằng gỗ, đá và kim loại. Sự phát triển của xã hội loài người chính là dựa trên cơ sở sự tiên hóa về công cụ lao động ấy. Nhờ vậy loài người từ chỗ ăn sống các hoa quả tự nhiên đến chỗ biết dùng lửa đế nấu chín thức ăn. Gia đình, nhà nước không phải ngay từ đầu đã có mà là kết quả của một giai đoạn phát triển nhất định. Cùng với sự phát triển của đời sống con người, ngôn ngữ, khoa học, nghệ thuật cũng ra đời và phát triển. Do lập trường chống tôn giáo của ông nên về sau giáo hội Kitô tuyên bố ông là người điên. Họ ngăn cản ảnh hưởng tư tưởng của Lucrêtiút, nên mãi đến năm 1473 tác phẩm của ông mới được xuất bản lần đầu tiên.
2.2 Triết học duy tâm
Trường phái triết học duy tâm của Hi Lạp và La Mã cổ đại cũng có nhiều đại biểu nổi tiếng. Họ là những học giả thông minh và có tài hùng biện.
Để chống lại phái duy vật, phái duy tâm lúc đầu thường xuất hiện dưới hình thức ngụy biện và lập thành một trường phái - phái ngụy biện.
Phương pháp biện luận của họ là nặng về chủ nghĩa hình thức và thường thiên về lối chơi chữ. Khi tranh luận thì đặt câu hỏi liên tiếp để dồn đối phương đến chỗ bí. Tính chất duy tâm chủ yếu của phái ngụy biện là cho rằng không có chân lí khách quan mà chỉ có nhận thức chủ quan hoặc chủ nghĩa tương đối mà thôi.
Đại biểu đầu tiên của phái ngụy biện là Prôtagôrát (Protagoras, 485-410 TCN). Ông cho rằng mọi nhận thức đều có tính chất chủ quan. Nhận thức là do cảm giác của con người kết hợp với tự nhiên mà sinh ra, do đó nhận thức của mỗi người một khác. Vì vậy, cái gì mà người ta nhận thấy hợp lí thì sự thực nó là hợp lí - "con người là thước đo của mọi sự vật". Nhưng đồng thời, mỗi sự vật đều có hai mặt, vả lại có thể có hai cách phán đoán đều hợp lí, ví dụ, tật bệnh đối với người ốm là xấu, nhưng đối với thầy thuốc là tốt. Một đại biểu khác của phái ngụy biện là Goócgiát (Gorgias, 487-380 TCN). Ông là một nhà diễn thuyết, một nhà văn, nhà thơ xuất sắc.
Ông cho rằng "tồn tại không tồn tại". Nếu có cái gì thực sự tồn tại chăng nữa thì cũng không thể dùng ngôn ngừ để diễn tả được, vì ngôn ngữ không đủ để diễn tả tư tưởng. Từ đó ông kết luận chân lí là không có.
Nhà triết học ngụy biện lớn nhất của Hi Lạp là Xôcrát (Socrate 469-399 TCN), con của một nhà điêu khắc. Ông cho rằng, mục đích của triết học không phải là để nhận thức tự nhiên mà là để nhận thức bản thân mình.
Về phương pháp luận, Xôcrát phản đối việc dạy lí thuyết, chủ trương chỉ cần đặt ra những câu hỏi để người đối thoại trả lời, như vậy có thể đạt tới chân lí. Ông cho rằng giáo dục thực chất là "thuật bà đỡ" tức là giáo dục giữ vai trò giúp cho tư tưởng sinh ra. Ông nói bản thân ông không phải là một "Người hiểu biết" mà chỉ là một "người thích, hiểu biết". Về chính trị, ông chủ trương việc trị nước không nên do nhiều người mà phải do những nhà thông thái có tài năng và đạo đức, nói một cách khác là do một số quý tộc. Chủ trương đó rõ ràng là trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ dân chủ của Aten.
Năm 399 TCN, Xôcrát bị đưa ra xét xử ở Aten và bị kết tội truyền bá học thuyết kì quặc đầu độc thanh niên, làm hại đến chế độ dân chủ và sự tồn tại của quốc gia. Ông bị xử tử bằng thuốc độc.
Suốt đời Xôcrát không viết một tác phẩm nào, nhưng sở dĩ đời sau biết được tư tưởng của ông chủ yếu nhờ các tác phẩm của học trò ông là Platông.
Arixtốt cũng cho rằng, về mặt lôgich học, Xôcrát có những cống hiến nhất định, đặc biệt, chính ông là người đầu tiên nêu ra phương pháp quy nạp và định nghĩa.
Nhà triết học duy tâm lớn nhất của Hi Lạp cổ đại là Platông (427-347 TCN). Ông xuất thân từ một gia đình quý tộc có quyền thế ở Aten, là học trò của Xôcrát. Ông đã ba lần đi Xixin để truyền bá chủ trương chính trị của mình, nhưng không thành công. Khoảng năm 387 TCN, ông mở trường giảng triết học ở Aten gọi là Acađêmi (Académie). Do đó về sau ở phương Tây chữ này được dùng để chỉ Học viện, Viện hàn lâm.
Platông viết nhiều tác phẩm còn truyền tới ngày nay, nhưng quan điểm của Platông rất phức tạp và thưòng xuyên mâu thuẫn nên khái quát tư tưởng triết học của ông không đơn giản. Hạt nhân của quan điểm triết học của Platông là ý niệm và linh hồn bất diệt. Ý niệm vĩnh viễn không đổi và là mẫu hình của sự vật cá biệt. Vì vậy thế giới thực tại xung quanh chúng ta không phải là một thế giới chân thực mà chỉ là sự phản ánh không đầy đủ của ý niệm hoàn thiện. Chỉ có ý niệm mới là chân lí. Nhưng chỉ có ý niệm thì chưa thành vũ trụ mà cần phải có một lực lượng tác động gọi là "ông tạo", "hóa công" (demiourgos). Hóa công dùng ý niệm để sắp xếp lại mọi sự vật làm cho vũ trụ trở thành có trật tự. Về mĩ học, Platông cho rằng mọi sự vật cá biệt chỉ là sự bắt chước ý niệm, mà tác phẩm nghệ thuật lại bắt chước sự vật cá biệt, tức là "bắt chước sự bắt chước" mà cái đẹp là chân thật và hoàn hảo, do đó cái đẹp thực sự là ý niệm mà nghệ thuật không thể biểu đạt được. Về mặt giáo dục, Platông chủ trương giáo dục nên do nhà nước tổ chức, mục đích chủ yếu là đào tạo những kẻ thống trị. Về chính trị, Platông rất căm ghét chế độ dân chủ. Ông cho rằng, ở Aten "bình dân được tự do quá trớn", thậm chí chó, ngựa, lừa cùng muốn làm gì thì làm không theo sự chỉ huy của chủ. Ở Aten, dân tự do và nô lệ, công dân và ngoại kiều, thầy giáo và học trò, người nhiều tuổi và ít tuổi đều không phân biệt. Hơn nữa lúc bấy giờ đạo đức tốt đẹp không được đề cao, chủ nghĩa lợi kỉ thịnh hành, sự phân hóa giàu nghèo càng trầm trọng. Vì vậy Platông nêu ra một mẫu hình nhà nước lí tưởng để làm thay đổi tình hình ấy.
Trong tác phẩm "Nước cộng hòa", ông nêu ra rằng nhà nước lí tưởng do ba tầng lớp hợp thành:
Các nhà hiền triết là tầng lớp cầm quyền lãnh đạo. Tầng lớp này không nên có tài sản riêng, cũng không nên có gia đình, vì như vậy dễ nảy sinh lòng tham lam vị kỉ. Những nhà hiền triết cầm quyền nên sống tập thể, như vậy có thể tránh được sự lo lắng về cuộc sống.
Tầng lớp thứ hai là các chiến sĩ. Tầng lớp này có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Họ cũng không nên có gia đình và tài sản.
Tầng lớp thứ ba là số công dân còn lại tức là nông dân, thợ thủ công, lái buôn... Tầng lớp này có nhiệm vụ cung cấp của cải cho nhà nước và cung phụng hai tầng lớp trên. Họ có thể có gia đình và tài sản riêng, nhưng các nghề nghiệp đều do nhà nước quản lí.
Con cái của mọi người cùng thuộc về nhà nước. Cha mẹ không biết con cái, con cái cũng không biết cha mẹ. Những đứa trẻ sơ sinh nếu yếu đuối thì giết đi, còn những đứa trẻ khỏe mạnh thì đem đến nhà nuôi trẻ đẻ nuôi nấng.
Còn nô lệ thi không được coi là một tầng lớp, nhưng trong nhà nước của Platông vẫn có nô lệ, hơn nữa Platông hết sức nhấn mạnh sự phân biệt giữa chủ và nô lệ, ông nói: "Cần phải biết rằng nô lệ vĩnh viễn không thể trở thành bạn của chủ, vì những người vô tích sự không thể thành bạn của những người đứng đắn, dẫu rằng họ cùng giữ một chức vụ đáng kính như nhau".
Về sau Platông còn viết tác phẩm Pháp luật, tuy lời lẽ có mềm dẻo hơn nhưng tư tưởng tập quyền và chế độ công hữu thì không thay đổi.
Tư tưởng triết học của Platông có ảnh hưởng rắt lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy tâm ở phương Tây.
Nhà triết học vĩ đại nhất của Hi Lạp cổ đại là Arixtốt (384-322 TCN). Arixtốt (Aristote) là con của một ngự y của vua Makêđônia, sinh ở Xtadia (Stagire) thuộc Makêđônia, là học trò của Platông và là thầy giáo của Alếchxăngđrơ đại đế. Sau khi Alếchxăngđrơ lên làm vua, năm 335 TCN ông đến Aten mở trường dạy học. Năm 323 TCN, Alêchxăngđrơ chết, ở Aten nổi lên phong trào chống Makêđônia, ông phải chạy khỏi Aten đến đảo Ơbê rồi chết ở đó.
Arixtốt là một-học giả uyên bác về nhiều lĩnh vực như triết học, toán học, vật lí học, sinh vật học, sinh lí học, y học, sử học... được gọi là bộ Bách khoa toàn thư của Hi Lạp. Về triết học, ông chịu ảnh hướng rất lớn của tư tưởng Đêmôcrít và Platông, nên tư tưởng triết học của ông có mặt gần với chủ nghĩa duy vật nhưng cuối cùng lại sa vào chủ nghĩa duy tâm. Ông là một nhà triết học nhị nguyên luận. Một mặt, Arixtốt khẳng định vật chất tồn tại vĩnh viễn - sự vật cụ thể được tạo nên bởi bốn nguyên nhân là chất liệu, hình thức, động lực và mục đích. Do đó trong sự vật cụ thể, chất liệu và hình thức không thể tách rời nhau, không có hình thức thì không có chất liệu; không có chất liệu thì không có hình thức; Bởi vậy tuyệt nhiên không có thể giới ý niệm ở ngoài vật chất thực tại. Đó là chỗ khác nhau căn bản của triết học Arixtốt với triết học duy tâm của Platông. Nhưng mặt khác, ông lại cho rằng "hình thức" là nhân tố tích cực năng động, và nêu ra một loại "hình thức không có chất liệu, đó là "lực thúc đẩy đầu tiên" của mọi vật, là lí tính (nous). Theo Arixtốt, lí tính là "tư duy của tư duy", là "tư duy thuần túy", là "thần tính" v.v... Như vậy về điểm này, Arixtốt đã sa vào chủ nghĩa duy tâm. Về phương pháp luận, Arixtốt có công lao rất lớn trong việc sáng tạo ra môn lôgích học: dùng phương pháp quy nạp từ kinh nghiệm rút ra nguyên lí, từ nguyên lí dùng phương pháp diễn dịch (tam đoạn luận) để rút ra những kết luận cá biệt. Về mĩ học, Arixtốt cho rằng tác phẩm nghệ thuật khi mô phỏng sự vật cá biệt nhằm mục đích làm cho đặc trưng của sự vật được biểu hiện ra. Về giáo dục, Arixtốt cho rằng mục đích của giáo dục là phát triển lí tính, đồng thời chủ trương nhà nước nên mở trường dạy con em quý tộc để họ được phát triển hài hòa vể thân thể, đạo đức và trí tuệ.
Ngoài ra, ông còn có nhiều đóng góp quan trọng về các mặt khác như đã miêu tả tới 100 loài động vật và chia động vật thành hai nhóm lớn là động vật có xương sống và động vật không có xương sống; phân loại đá và các khoáng vật; chia văn học thành thế loại sử thi, bi kịch, hài kịch, chia các thể chế chính trị thành quân chủ, độc tài, dân chủ v.v...
Arixtốt đã để lại cho đời sau trên 150 tác phẩm về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn và lâu dài ở phương Tây.
- Đến thời Hi Lạp hóa, thuộc về triết học duy tâm có hai trường phái quan trọng là phái Xtôixit (Stoicisme) và phái Xinit (Cynisme), có người dịch là phái Khuyến nho.
Người sáng lập phái Xtôixit là Dênông (Zénon), quê ở đảo Síp, sống vào thế kỉ IV TCN, đến dạy học ở Aten.
Phái Xtôixit chia triết học làm ba phần: luân lí học, luận lí học và vật lí học, trong đó luân lí học chiếm địa vị trung tâm. Phái này cho rằng con người có hai phần là tâm hồn và lí tính. Chính nhờ có tâm hồn và lí tính mà con người có thể quan hệ với toàn vũ trụ. Tâm hồn là căn nguyên chủ động của sự tồn tại của loài người. Phái triết học đáng chú ý thứ hai thời Hi Lạp hóa là phái Xinit (phái Khuyến nho).
Cũng như con người, vũ trụ có hai nguồn gốc là bị động và chủ động, vật chất và lí tính. Lí tính của vũ trụ là thần, là ngọn lửa đầu tiên sáng tạo ra sinh mệnh. Thế giới do nó sinh ra sẽ bị nó hủy diệt rồi lại tạo ra trạng thái mới. Sự hủy diệt thế giới ấy gọi là tính tất nhiên của vũ trụ hoặc là "số phận". Phái Xtôixit đề xướng lí tưởng thế giới hoặc lí tưởng vũ trụ, cho rằng trước lí tưởng vũ trụ, mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi cá nhân đều bình đẳng, do đó dân tự do và nô lệ, người Hi Lạp và ngoại kiều đều bình đẳng. Họ tin tưởng có thể thành lập một xã hội lí tưởng, một quốc gia vũ trụ. Chủ nghĩa thế giới là điểm tiến bộ của phái này. Đến thời La Mã, thuộc về phái Xtôinit có ba nhà triết học là Xênéc, Epíchtêtút và Mácut Ôrêliút.
Xênéc (Sénèque, 4-65) là thầy học của bạo chúa Nêrôn. Êpíchtêtút (Epictetus, thế kỉ I - đầu thế kỉ II) là học trò của Xênéc. Khi ông dạy học ở La Mã, bản thân hoàng đế Tơragian cũng đã nghe ông giảng. Đặc điểm triết học của ông là chủ nghĩa bi quan và luân lí cá nhân chủ nghĩa. Máccút Ôrêliút (Marchus Orelius, 121-180) là hoàng đế La Mã (161-180) nên ông được gọi là "nhà triết học trên ngôi báu". Quan điểm triết học chủ yếu của ông là: con người là do thần xếp đặt nên con người phải làm tròn nghĩa vụ của mình dù phải chịu đựng mọi khó khăn và thử thách.
- Tư tưởng triết học chủ yếu của ông là vấn đề đạo đức. Ông chủ trương con người phải độc lập về nội tâm và yên tĩnh về tinh thần. Về quan điểm chính trị, ông thừa nhận sự bình đẳng của mọi người kể cả nô lệ, công kích sự giàu có, đề cao sự vui sướng trong cảnh thanh bần. Nhưng bản thân ông vì Nêrôn ban cho nhiều tài sản nên không thể có thái độ dứt khóat về vấn đề này. Về sau Nêrôn bắt ông phải chết, ông đã cắt tĩnh mạch tự tử. Tác phẩm của ông gồm có: Bàn về nhân tử, Bàn về phẫn nộ, Bàn về sự yên tĩnh của tinh thần, Bàn về cuộc sống hạnh phúc.
- Người được coi là kẻ sáng lập phái này là Ăngtixten (Antisthene, 444-365 TCN), học trò của Xôcrát. Phái Xinít nảy sinh trong giới trí thức nghèo khổ ở các thành thị lớn. Họ cũng như Xôcrát, không làm nghề nghiệp gì cả, sống rất thiếu thốn, coi sự nghèo khổ là một triết lí của cuộc sống. Do đó họ phản đối tài sản, gia đình, luật lệ, đạo đức, chế độ nô lệ... Khẩu hiệu của họ là trở về với tự nhiên, trở về với cuộc sống giản dị. Do vậy phái này được những người tự do bất mãn với chế độ đương thời và nô lệ nghe theo. Tuy người sáng lập ra phái Xinít là Ăngtixten, nhưng đại biểu nổi tiếng nhất lại là Điôgien (Diogene, 413-327 TCN), học trò của Ăngtixten.
Điôgien sống hết sức khổ hạnh, để râu dài, ban ngày đi chân đất khắp phố, tay chống gậy, vai mang bị, ban đêm về ngũ trong một cái thùng rượu ở ngoại ô. Ông khinh thường tất cả mọi người, mọi thứ và tự coi sứ mệnh chân chính của mình là chi phối mọi người.
Tương truyền, có lần ở Coranh, Alêchxăngđrơ đại đế gặp Điôgien đang ngồi sưởi nắng buổi sáng bên vệ đường. Alêchxăng hỏi: "Nhà triết học kia, ngươi có muốn yêu cầu ta gì không Điôgien lạnh lùng trả lời: "Có, xin ngài đừng che mặt trời của tôi". Nghe nói, sau đó Alêchxăngđrơ về nói với những người thân cận rằng: "Nếu ta không phải là Alếchxăngđrơ thì ta muốn làm Điôgien".
Do thái độ khinh miệt đối với mọi người, một hôm vào lúc giữa trưa, Điôgien cầm một chiếc đèn lồng đang thắp sáng đi giữa đường phố đông đúc của Aten nói: "Tôi đang đi tìm một con người". Ý ông muốn nói thắp đuốc đi giữa ban ngày cũng khó tìm được một người chân chính.
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 3: Những thành tựu chủ yếu của văn minh Hi-La cổ đại được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Thị trường hàng hoá và đường IS
- doc Bài 2: Thị trường tiền tệ và đường LM
- doc Bài 3: Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô