Bài 3: Những thách thức đối với văn minh thế giới

Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Bài 3: Những thách thức đối với văn minh thế giới để tìm hiểu và đưa ra những giải pháp thích hợp đối với những thách thức của nền văn minh thế giới hiện nay.

Bài 3: Những thách thức đối với văn minh thế giới

Thế kỉ XX được ghi nhận là thế kỉ tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ với những thành tựu rực rỡ trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Nó báo hiệu sự xuất hiện một làn sóng văn minh thứ 3 - văn minh thông tin. Nhưng đồng thời, nó cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất an, nhiều thách thức đối với văn minh nhân loại.

1. Chiến tranh vẫn đang tiếp diễn

Cuộc chiến tranh thế giới 1939 - 1945 vừa chấm dứt chưa được bao lâu, các dân tộc lại phải trải qua tình trạng căng thẳng của "Chiến tranh lạnh" với những cuộc chạy đua vũ trang cực kì tốn kém sức người, sức của. Một lần nữa, những tiến bộ khoa học - kĩ thuật hiện đại nhất của văn minh nhân loại, những nguồn tài nguyên và tiền của khổng lồ lại được dùng vào việc phát minh, chế tạo những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh có sức tàn phá, hủy diệt chưa từng thấy.

Sau gần nửa thế kỉ chạy đua vũ trang tốn kém và mệt mỏi, các dân tộc đã rút ra được nhiều bài học. Nền văn minh của nhân loại, mối quan hệ quốc tế giữa các dân tộc chỉ có thể phát triển tốt đẹp nếu dựa trên phương thức cùng nhau chung sông hòa bình, hợp tác phát triển và cạnh tranh trong kinh tế, bình đẳng, cùng có lợi.

Ngày nay, thời kì chiến tranh lạnh đã kết thúc, hòa bình thế giới được củng cố. Nhưng do nhiều nguyên nhân như những tranh chấp về sắc tộc, tôn giáo và lãnh thổ... hòa bình ở nhiều khu vực vẫn bị đe dọa nghiêm trọng, thậm chí xung đột quân sự, nội chiến đẫm máu đã kéo dài nhiều năm ở nhiều quốc gia. Tại những nơi đó, dân chúng lại đổ máu và điêu linh, những giá trị văn minh bị tàn phá không thương tiếc.

Ở Châu Phi - lục địa không ổn định nhất trên hành tinh, trong 4 thập kỉ qua đã xảy ra tới 33 cuộc xung đột vũ trang và nội chiến làm chết 7 triệu người và 6,7 triệu người phải rời bỏ xứ sở, tị nạn ở nước khác. Dòng người lang thang trôi dạt ấy chiếm 43% tổng số người tị nạn trên thế giới.

Sau nhiều năm nội chiến liên miền giữa các phe phái ở Ápganixtan, Bảo tàng Quốc gia Cabun đã bị đổ nát và bị cướp phá tới mức báo chí thế giới phải gọi là "tội ác của thế kỉ XX". 90% sưu tập của Bảo tàng bị mất với nhiều loại hiện vật được coi là cô nhất thế giới.

Sau khi đánh chiếm thủ đô Cabun (1996), chính quyền Hồi giáo hà khắc Taliban đã ra lệnh triệt phá toàn bộ các di sản văn hóa không thuộc đạo Hồi, trong đó có di sản văn hóa thế giới đã được UNESSCO xếp hạng: hai bức tượng Phật cổ khổng lồ ở Bamiyan, mà Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin của chính quyền Taliban là Q.Jamal (!) từng tuyên bố: "Tất cả các phương tiện sẽ được huy động và tất cả các bức tượng sẽ bị phá". Và chiều thứ sáu ngày 2-3-2001, mặc dù là ngày thiêng liêng của đạo Hồi, quân Taliban đã nã pháo và súng côi vào 2 bức tượng Phật cổ được tạc vào núi đá ở Bamiyan cách thủ đô Cabun khoảng 145 km vể phía Tây. Trong đó một bức tượng cao gần 37 m được tạc vào đá từ thế kỉ thứ II và một bức cao 53 m tạc từ thế kỉ thứ V, đây là bức tượng Phật đứng cao nhất thế giới. Quân Taliban còn sử dụng tên lửa và xe tăng tiếp tục phá hủy các bức tượng và các công trình văn hóa khác. Đó là một thảm họa văn hóa không những đối với Apganixtan mà còn với cả thế giới.

2. Nạn khủng bố quốc tế

Ngay trong năm đầu tiên của thế kỉ XXI, loài người lại đứng trước một thách thức đầy đe dọa: đó là chủ nghĩa khủng bố quốc tế, với sự kiện kinh hoàng vào ngày 1-9-2001 ở Mĩ. Ngày hôm đó, vào lúc 8 giờ 45 phút, 2 chiếc máy bay đã lần lượt đâm vào làm sập hoàn toàn tòa nhà gọi là "Tháp Đôi" cao 110 m, thuộc Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở New York. Tiếp đó, 1 chiếc khác lại đâm xuống làm sập một phần Lầu Năm Góc - trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ ở Oasinhtơn. Chỉ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, hơn 3.000 người đã thiệt mạng.

Chủ nghĩa khủng bố không phải là một hiện tượng mới mà đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Nhưng từ sau sự kiện 11-9, hai từ "khủng bố trở thành nỗi ám ảnh với bao lo âu, kinh hoàng đối với loài người, bởi những thế lực khủng bố ngày nay đã sử dụng những vũ khí và các phương tiện quân sự tinh vi, hiện đại. Có nhiều nguồn gốc và nguyên nhân dẫn tới chủ nghĩa khủng bố như: mâu thuẫn giữa các cộng đồng dân tộc; giữa các dân tộc bị áp bức với các quốc gia mạnh hơn tự cho mình cái gọi là sứ mệnh "khai hóa"; do đói nghèo nhiều người bị dụ dỗ, lôi kéo với những hứa hẹn hấp dẫn; sự va chạm giữa các tôn giáo hoặc giữa các phái trong cùng một tôn giáo; sự bất bình đẳng, thiếu công bằng trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế...

Mặc dù các nhà cầm quyền của nhiều quốc gia đã đề ra nhiều biện pháp ngăn chặn, chông khủng bố với những huy động to lớn về lực lượng, phương tiện và tiền của nhưng các vụ khủng bố đẫm máu vẫn tiếp tục diễn ra. Chỉ kể từ sau ngày 11-9-2001, hàng loạt các vụ khủng bố đã xảy ra như trên đảo Bali nổi tiếng ở Inđônêxia tháng 10-2002; ở nhà hát Đubrôpka (Mátxcơva) tháng 10-2002 làm chết 129 người; vụ 3 nhà ga ở Mađrít (Tây Ban Nha) đồng loạt bị tấn công vào giờ cao điểm làm chết gần 200 người và 1.400 người bị thương vào tháng 8-2003; vụ đánh bom xe buýt, tàu điện ngầm ở Luân Đôn (Anh) ngày 7-7-2005 làm 56 người chết, hơn 700 người bị thương; 10 vụ tấn công cùng lúc ở Mumbai - thành phố lớn nhất, trung tâm thương mại của Ấn Độ - ngày 26-11-2008 làm thiệt mạng hơn 170 người và gần 400 người bị thương; các vụ đánh bom liều chết tại Bátđa (Irắc, 4-2009) và Thánh đường Ọhakwal (Pakixtan) ngày 5-4-2009 là những vụ khủng bố đẫm máu... Như thế, cuộc chiến giữa khủng bố và chông khủng bố rõ ràng là dai dẳng và cực kì cam go.

3. Thiên tai và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu

Ngoài những thiệt hại do chiến tranh và khủng bố, người dân các dân tộc còn phải chịu đựng những tổn thất lớn về sinh mạng con người, của cải vật chất và những tàn phá dữ dội do thiên tai như bão lụt, động đất, sóng thần, lở đất... ở hầu khắp các châu lục. Theo thông kê của các tổ chức quốc tế, từ năm 1985 - 1999, 37% các trận thiên tai lớn là bão, 28% là lũ lụt, 15% là động đất, 20% là cháy và sụt lở đất. Gần đây, một nguy cơ lớn ngày càng đe dọa trầm trọng cuộc sống con người là sự biến đổi khí hậu, Trái Đất nóng lên mà Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Kimun đã cảnh báo "Nêu chúng ta không hành động bây giờ, hậu quả của tình trạng thay đổi khí hậu sẽ rất thảm khốc". Thậm chí ông coi sự nóng lên của Trái Đất còn nguy hiểm hơn cả chiến tranh. Theo uỷ ban Liên Chính phủ về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC): trong thế kỉ XX, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng thêm 0,74°C và trong thế kỉ XXI con số này sẽ tăng cao hơn rất nhiều từ 1,8 đến 4°C. Nguyên nhân của tình trạng Trái Đất nóng lên là do khí thải gây hiệu ứng nhà kính (loài người đã đốt quá nhiều các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên; hoặc đã phá đi quá nhiều rừng, nhất là các khu rừng rậm nhiệt đới...). Giáo sư địa chất Tômát Krauli thuộc đại học Tếchdát A&M cho rằng: kể từ thập niên cuối của thế kỉ XX, thiên nhiên chỉ chiếm 25% trong các nhân tố làm cho Trái Đất nóng lên, còn lại 75% trách nhiệm là hoàn toàn thuộc về những hoạt động của con người gây ra. Trái Đất nóng lên như vậy dẫn tối việc băng ở 2 cực Nam và Bắc bán cầu sẽ tan, mực nước biển dâng cao và bão biển dữ dội hơn, có thể đến lúc nào đó sẽ nhấn chìm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, nhiều quốc đảo. Đó là chưa kế các nguồn nước bị đe dọa ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng trăm triệu con người, hạn hán kéo dài sa mạc hóa nhiều vùng đất, hệ động thực vật bị tác động ghê gốm dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng.

Khí hậu nóng lên, hiểm họa thật khôn lường! Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới do nước biển dâng cao như tôc độ hiện nay. Với trên 3.000 km đường bờ biển, nêu mực nước biển dâng lên 1 m, nước ta sẽ bị mất đi khoảng 16% diện tích lãnh thổ do ngập chìm trong nước biển, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ, thiệt hạ lên tới 17 tỉ USD mỗi năm...

Liên hợp quốc và các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiêu nỗ lực nhằm ổn định khí hậu toàn cầu, đã đề ra Chương trình môi trường gồm 9 nguyên tắc cơ bản xây dựng một xã hội bền vững, trong đó có 4 nguyên tắc liên quan đến môi trường như: bảo vệ sự sống và tính đa dạng của Trái Đất, Quản lí những nguồn tài nguyên không tái tạo được, tôn trọng khả năng chịu đựng của Trái Đất, để cho cộng đồng tự quản lí lấy môi trường của mình. Tuy nhiên những kết quả về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu chưa đạt được như mong muốn. Vấn đề chính là các nước giàu hoặc sử dụng nhiều nhiên liệu - năng lượng chưa thực sự bắt tay vào cuộc, thậm chí tìm mọi lí do để lẩn tránh trách nhiệm, không muốn có những cam kết cụ thể hoặc kéo dài, trì hoãn thực hiện các cam kết đó...

Cho tới nay, tiếng súng vẫn nổ nhiều nơi trên hành tinh, những thảm họa thiên nhiên vẫn rình rập đòi hỏi cộng đồng các dân tộc hơn bao giờ hết cùng nhau chung sức để có một Thế giới hòa bình và an ninh, một Trái Đất xanh tươi và hài hòa.

4. Kết luận

1. Lịch sử văn minh thế giới là một quá trình phát triển liên tục từ thấp tới cao, tạo thành một trong những yếu tố cơ bản thúc đẩy lịch sử phát triển trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đến toàn thế giới, toàn thế loài người.

Mỗi bước tiến trong việc tìm ra các nguồn năng lượng và nguyên liệu mới, mỗi thành tựu trong việc sáng chế công cụ mới, mỗi phát minh khoa học đều góp phần giải phóng sức lao động, tạo điều kiện cho con người phát hiện những bí ẩn của thiên nhiên, thích nghi với thiên nhiên, lợi dụng các quy luật của thiên nhiên và chê ngự những tác hại của thiên nhiên. Nhờ vậy điều kiện lao động ngày càng được cải thiện, năng suất lao động ngày càng cao, sản phẩm vật chất ngày càng nhiều và mức sống ngày càng thay đội. Điều đó chứng tỏ năng lực sáng tạo của con người là vô tận và đòi hỏi của cuộc sống là vô cùng. Hai mặt đó tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau tạo nên những thành tựu lớn lao, những bước ngoặt quan trọng, những cổng hiên vĩ đại trong tiến trình lịch sử loài người.

2. Từ xa xưa đã sớm hình thành những trung tâm văn minh ở phương Đông, tiêu biểu nhất là vùng Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Ở những nơi này, sớm xuất hiện nền văn minh nông nghiệp và ra đời nhà nước sơ khai. Cấu trúc nhà nước dần dần được hoàn thiện, luật pháp được soạn thảo và áp dụng trong cuộc sống, chế độ sở hữu tài sản tư nhân được xác lập, các quy chế trong quan hệ chính quyền, quan hệ xã hội được xác định.

Muộn hơn các nước phương Đông là sự xuất hiện văn minh Hi Lạp và La Mã. Trong sự bành trướng lãnh thổ, các dân tộc này cũng đã tiếp nhận từ phương Đông nhiều thành tựu kĩ thuật sản xuất cũng như kinh nghiệm tổ chức chính quyền. Nền văn minh Hi-La đặt nền tảng cho sự phát triển sau này của văn minh các nước Tây Âu, để lại những dâu ấn sâu sắc cho lịch sử.

Sau nhiều thế kỉ trì trệ của thời trung cổ, châu Âu đã vươn tối các châu lục khác và bước vào thời kì Phục hưng, dẫn đến những biến động lớn về kinh tế, những thay đổi cơ bản về thế chế chính trị cũng như phát huy cao độ nàng lực sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã sáng tạo ra một khối lượng của cải vật chát mà các thế hệ trước đó không thể nào có được. Chính từ thời điểm này mà phương Tây đã vượt lên trước phương Đông và từng bước thống trị phương Đông.

Từ nửa sau thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã mở ra những chân trời mới đi vào vũ trụ bao la, cũng như đi vào thế giới vi mô, hứa hẹn những chuyển biến vĩ dại và sâu sắc mà các nhà tương lai học đã dự báo.

Cũng trong thời gian này, khoảng cách Đông - Tây về trình độ phát triển đang bắt đầu được thu hẹp với sự tái lập nền độc lập của nhiều quốc gia, sự vươn tối của nhiều dán tộc làm xuất hiện những khu vực điểm sáng, những quốc gia "con rồng", những nước mới công nghiệp hóa gọi là NICS. Nhưng sự chênh lệch trên nhiều mặt vẫn còn đó, cái hô" ngăn cách Đông - Tây, sự phân biệt giàu nghèo Nam - Bắc chưa thể san lấp. thậm chí, nhiều nơi còn nghiêm trọng. Phải có một nỗ lực phi thường, phải qua một thời gian khá dài, phải tạo nên những chuyển biến xã hội cơ bản thì các quốc gia lạc hậu, các dân tộc đói nghèo mối có thể vượt qua được thử thách để đạt tới trình độ văn minh chung của nhân loại.

Đến hôm nay đối với nhiều dân tộc, lời giải của bài toán vẫn đang ở phía trước.

3. Cùng với những sản phẩm về vật chất là những thành tựu tinh thần phản ánh dời sống tư duy, tâm linh và tình cảm của con người qua từng thời đại, trong mỗi cộng đồng. Kết quả của quá trình sáng tạo đó thể hiện trong những quan điểm triết học, những học thuyết chính trị, những lí thuyết tôn giáo, những tác phẩm văn học và những công trình nghệ thuật. Các thế hệ đời sau tìm thấy trong đó hình ảnh lịch sử của thời đã qua, hiểu được những biến động tư tưởng của từng giai đoạn, cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong những di sản văn hóa và học hỏi những kinh nghiệm đã được tích lũy tự bao đòi. Từ trong sự đối lập về ý thức hệ, sự khác biệt trong quan điểm chính trị, vẻ muốn màu của văn học nghệ thuật, người ta phải trân trọng nó, gìn giữ nó để tìm ra cái nhân hợp lí, cái phần hữu ích cho cuộc sống hôm nay và mai sau. Sự kế thừa trên tinh thần khoa học, sự phê phán một cách khách quan, sự chọn lựa một cách thận trọng sẽ làm tăng sức mạnh tiềm ẩn trong nền văn minh nhân loại và nhân lên hiệu quả trong cuộc sống thường ngày.

4.  Mỗi khi những thành tựu văn hóa được nâng cao, cuộc sống của con người tiến lên một bước, thì những mặt trái của nó cũng đồng thời xuất hiện. Do vậy, loài người trong khi ứng dụng những thành quả khoa học kĩ thuật, thưởng thức các công trình văn học nghệ thuật để làm cho cuộc sống ngày càng tiến gần đến cái chân, cái thiện, cái mĩ thì đồng thời phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường, tình trạng hủy hoại sinh thái, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, sự gia tăng dân sô quá mức và sự hoành hành của bệnh tật. Vì thế, phải gìn giữ sao cho hành tinh này, ngôi nhà chung của tất cả mọi người, được trong lành, của cải thiên nhiên được khai thác hợp lí, dịch bệnh được phòng ngừa, sức khỏe và tuổi thọ được bảo đảm. Công việc ấy, không ai thay thế được những người của thế hệ hôm nay, vì hiện tại, vì tương lai.

Tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng trong xã hội, nỗi đói khổ của người này là hậu quả của sự^ừa thãi của người khác, là một nghịch lí đã từng tồn tại từ bao đời, đã từng là ngòi nổ của bao cuộc đấu tranh và đến hôm nay vẫn còn là vấn đề nóng bỏng. Và điều nguy hại hơn cả là những tàn phá nặng nề của các cuộc chiến tranh diễn ra liên miền trong mọi lúc, trên mọi nẻo của hành tinh.

5. Những thành tựu khoa học kĩ thuật được sử dụng vào việc chế tạo những vũ khí giết người nguy hiểm, trong chốc lát có thể hủy diệt hàng triệu sinh mạng. Các phương tiện chiến tranh là một phần sản phẩm của văn minh được sử dụng để hủy hoại ngay chính nền văn minh đã sinh ra nó. Vì thế, đâli tranh cho một xã hội công băng, bảo vệ cuộc sống hòa bình vững chắc trên nền tảng của văn minh hiện đại chính là mục tiêu mà mọi người đều phải quan tâm, đều phải phấn đầu.

Những thành tựu văn minh là kết quả chung của loài người đã sáng tạo qua bao thế hệ, là kho tàng tri thức chung của mọi cộng đồng được tích luỹ trong suốt tiến trình lịch sử. Cho nên, văn minh thế giới chứa đựng những nét chung nhất mà mỗi người, mỗi dân tộc dù ở châu lục nào, quốc gia nào cũng tiếp thụ và vận dụng nó vào đời sống thường ngày.

Nhưng do những điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử, văn hóa mỗi dân tộc có những nét khác nhau, có những sắc thái riêng biệt. Cho nên vấn đề đặt ra bao giờ cũng là làm thế nào để tiếp nhận những yếu tố tích cực và loại trừ những yếu tố tiêu cực trong sự tiếp xúc với bên ngoài, là hội nhập vào văn minh nhân loại đồng thời gìn giữ bản sắc dân tộc của riêng mình.

Dân tộc Việt Nam đã từng có một nền văn hiến lâu đời, trải qua hàng ngàn năm khai phá và dựng xây đất nước, trải qua bao cuộc kháng chiến để bảo vệ non sông. Quá trình dựng nước và giữ nước ấy cũng là quá trình tích lũy và tạo dựng một nền văn hóa Việt Nam mang những nét riêng, những sắc thái riêng.

Ngày nay, trong sự hội nhập vào làn sóng văn minh công nghiệp và văn minh thông tin của thế giới, chúng ta phải một mặt nắm bắt thời cơ, mặt khác vượt qua thử thách để tiến kịp trào lưu chung của nhân loại. Hội nhập ngày nay là tiếp nhận văn minh công nghiệp và văn minh thông tin, thể hiện trong tư duy, lao động và nếp sống; ứng dụng những thành tựu công nghệ tiên tiến vào nền sản xuất hiện đại; khắc phục những tàn dư của nền kinh tế tự nhiên, tự cung cấp và khép kín. Đồng thời gìn giữ bản sắc văn hóa phương Đông, phát huy những nét đẹp của đạo lí dân tộc trong mối quan hệ gia đình và xã hội, trong nếp sống lành mạnh và giản dị, trong nghĩa vụ đvới Tổ quốc và Đồng bào.

Đóng góp phần tích cực nhất, năng động nhất vào công cuộc kiến thiết làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, chính là tiếp thu, bảo vệ và phát huy vốn quý của văn minh nhân loại và tinh hoa văn hóa dân tộc.

Trên đây là nội dung Bài 3: Những thách thức đối với văn minh thế giới được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:23/11/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM