Bài 3: Nguyên tắc kiểm tra

Nội dung chính của bài 3 trình bày và phân tích chi tiết 8 bước chính trong nguyên tắc kiểm tra. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài giảng này. Đừng bỏ lỡ thông tin quan trọng này nhé!

Bài 3: Nguyên tắc kiểm tra

Đê thực hiện chức năng kiểm tra có hiệu quả, đảm bảo phát huy tác dụng thực sự của kiểm tra, khi tiến hành công tác kiểm tra cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:

Kiểm tra phải được tiến hành căn cứ trên hoạch định của tổ chức và căn cứ theo cấp bậc của đối tượng được kiểm tra

Cơ sở kiểm tra phải dựa trên những mục tiêu, chiến lược tức là trên nội dung đã hoạch định. Bởi vì tất cả các hoạt động của tố chức và nỗ lực của nhà quản trị đều hướng vào việc thực hiện mục tiêu của tố chức. Các mục đích của kiêm tra đã chỉ rõ kiểm tra cũng không ngoài mục đích làm cho tổ chức đi đên mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Mặt khác kiểm tra cũng cần được thiết kể phù hợp với đối tượng kiểm tra không thể có một cơ chế kiểm tra chung cho mọi đổi tượng ở những cấp bậc khác nhau, đảm trách những nhiệm vụ khác nhau.

Công việc kiểm tra phải phục vụ cho yêu cầu của nhà quản trị

Việc kiểm tra nhằm giúp nhà quàn trị nắm được tình hình thực tế xảy ra đổi với vấn đề mà họ quản tââm, vì vậy việc kiểm tra phải xuất phát từ yêu cầu của nhà quản trị.

Việc kiểm tra phải được thục hiện thường xuyên, tại những khâu quan trọng, những vấn đề cơ bản cần phải kiểm tra nhà quản trị cần có sự lưu tâm thỏa đáng

Bởi vì ở những khâu quản trọng và đối với những vấn đề cơ bản. nếu có trục trặc, sai sót, nhằm lẫn xảy ra thì hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Kiểm tra phải khách quản

Nếu như thực hiện sự kiểm tra mà có những định kiến với đối tượng kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm tra một cách chủ quản thì sẽ làm cho kết qua kiểm tra không phù hợp với thực tế, điều này đôi khi gây ảnh hưởng rât lớn đến tâm lý đối tượng kiêm tra và làm mât tác dụng của kiếm tra mà lại gây lãng phí lớn. Do đó việc kiểm tra cẩn đảm bảo khách quản. Muốn vậy người kiểm tra phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực kiểm tra, phải có thái độ vô tư và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Hệ thống kiểm tra, phương pháp kiểm tra phải phù hợp với văn hóa của tổ chức

Tùy theo môi trường văn hóa của tổ chức mà xây dựng quy trình, chế độ kiêm tra cho phù hợp.

Việc kiểm tra cần phải tiết kiệm và bảo đảm tính hiệu quả kinh tế

Nguyên tắc này nhằm tránh lãng phí chi phí cần thiết cho việc thực hiện công tác kiểm tra.

Việc kiểm tra phải đưa đến hành động và hiệu quả thiết thực

KIểm tra phải phục vụ cho mục đích thiêt thực là làm cho doanh nghiệp hoạt độna tốt hơn. nếu có sai lệch, phải điều chỉnh hợp lý và kịp thời, có như vậy kiểm tra mới phát huy tác dụng, mới là công cụ hữu hiệu đê nhà quản trị làm tốt vai trò của mình.

Xây dựng mối quản hệ tốt dựa trên sự hiểu biết và châp nhận lẫn nhau giữa ngưòi kiểm tra và đối tượng kiểm tra

Kiểm tra là cần thiết, là đòi hỏi khách quản là chức năng của nhà quản trị. Thế nhưng trong hệ thống kiểm tra người kiểm tra và người bị kiểm tra là hai mặt đối lập có những mâu thuẫn với nhau (về hoạt động, tố chức và tâm lý), bởi vì đó là chủ thể và khách thể của kiểm tra. Để kiểm tra đạt hiệu quả cần xác lập mối quản hệ hợp tác, tổn trọng lẫn nhau trên tinh thần trách nhiệm với tố chức.

Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM