Bài 3: Mô hình số nhân
Để tìm hiểu về chi tiết khái niệm số nhân, công thức tính số nhân và nghịch lý về tiết kiệm của Keynes, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Mô hình số nhân dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho các bạn tham khảo
Mục lục nội dung
1. Khái niệm về số nhân
Số nhân (k) là hệ số phản ánh mức thay đổi của sản lượng cân bằng ( ) khi tổng cầu tự định ( ) thay đổi 1 đơn vị:
Hay
nghĩa là khi tổng cầu tự định tăng thêm 1 đơn vị, thì cuối cùng sản lượng Y tăng thêm k đơn vị, do tác động lan truyền trong nền kinh tế.
2. Công thức tính số nhân
Để tìm hiểu cơ chế tác động và công thức tính số nhân, chúng ta tiếp tục sử dụng các ví dụ đã nêu, có tiêu dùng biên là Cm = 0,6; đầu tư biên là Im = 0,2; tổng cầu biên Am = Cm + Im = 0,6 + 0,2 = 0,8.
Giả sử ban đầu đầu tư tự định tăng thêm 1 tỷ: , sẽ tác động đến sản lượng sản xuất theo các bước sau:
Bước 1: Khi đầu tư tăng thêm I tý, thì tổng cầu cùng tăng thêm tương ứng 1 tỷ. Để đáp ứng sản lượng sản xuất (Y) cùng tăng đúng 1 tỷ (AY0= 1 tỷ). Bước 2: Khi sản lượng tăng thêm 1 tỷ, thì dòng thu nhập cũng tăng thêm 1 tỷ. Vì không có chính phủ, không có thuế, nên thu nhập cũng tăng 1 tỷ, do đó tiêu dùng tăng thêm , đầu tư tăng thêm . Như vậy tổng cầu tăng thêm . Để đáp ứng nhu cầu, các doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất (Y) thêm 0,8 tỷ ( ). Bước 3: Khi sản lượng tăng tiếp 0,8 tỷ, thì dòng thu nhập cùng tăng thêm 0,8 tỷ và tổng cầu tăng thêm . Để đáp ứng nhu cầu, các doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất (Y) tiếp thêm 0,64 tỷ.
Quá trình cứ tiếp diễn cho đến bước n.
Như vậy nếu ban đầu tổng cầu tự định tăng thêm 1 đơn vị tiền, thì cuối cùng sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm k đơn vị tiền:
Trong toán học người ta đã chứng minh tổng một dãy số có dạng:
Trên đây là nội dung Bài 3: Mô hình số nhân mà eLib.VN chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
- doc Bài 2: Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia