Bài 3: Logic và lịch sử

Bài giảng Logic học Bài 3: Logic và lịch sử cung cấp các nội dung chính về khái niệm, nguyên tắc và phương pháp của logic và lịch sử. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo nhé!

Bài 3: Logic và lịch sử

Phương pháp logic và phương pháp lịch sử, cái logic và cái lịch sử là nhất trí với nhau. Đó là nguyên tắc và phương pháp chủ yếu của tư duy biện chứng để xây dựng nên hệ thống tri thức khoa học.

Phạm trù cái lịch sử trong tư duy biện chứng gồm có hai nội dung như sau:

  • Một là, chỉ quá trình phát triển lịch sử khách quan;
  • Hai là, chỉ quá trình phát trien lịch sử nhận thức của con người phản ánh thực tại khách quan, như là lịch sử các khoa học, lịch sử nhận thức, lịch sử triết học, lịch sử phát triển ngôn ngũ... 

Phạm trù cái logic là thứ bậc, tầng lớp, quan hệ... giữa các phạm trù logic. Thống nhất giữa logic và lịch sử có nghĩa là cái lịch sử là cơ sở của cái logic, cái logic là sự tái hiện cái lịch sử trong tư duy lý luận và do cái lịch sử phái sinh ra. Phương pháp thống nhất giữa logic và lịch sử suy đến cùng là thể hiện sự quán triệt vấn đề cơ bản của triết học vào trong logic và phương pháp luận.

Cái logic nhận thức của con người đối với các sự vật, hiện tượng là từ cụ thể đến trừu tượng, rồi lại từ trừu tượng đến cụ thể, điều đó phù hợp với quá trình lịch sử nhận thức của loài người. Trước hết, chúng ta thấy chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại đã nắm được bức tranh khái quát về thế giới, nhưng còn đơn giản và trực quan, nó tương ứng với cái cụ thể cảm tính trong nhận thức, rồi sau đến chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại đã phân chia giới tự nhiên thành các bộ phận và tiến hành nghiên cứu: giai đoạn này tương ứng với sự trừu tượng của giác tính. Bức tranh toàn cảnh về thế giới mà chủ nghĩa duy vật biện chứng khái quát có thể coi là đạt đến cái cụ thể trong tư duy. Cái lôgic cũng nhất trí với lịch sử phát triển nhận thức khoa học.

Ví dụ, sự phát triến của cơ học: Đầu tiên, Arixtôt đã dề ra và nghiên cứu khái niệm tốc độ, về sau, theo dòng lịch sử Galilê quan tâm nghiên cứu gia tốc độ, Niutơn đã đưa ra một quy định khoa học cho khái niệm lực, Jun và Hemhônxơ đã nghiên cứu sâu vào công và năng lượng. Như vậy, lôgic của hệ thống lý luận lực học là bắt đầu từ tốc độ, rồi sau đó lần lượt đến gia tốc độ, lực, công và năng lượng, từ động học đến động lực học.

Khẳng định sự nhất trí giữa logic và lịch sử nhận thức của loài người cũng là khẳng định sự nhất trí giữa lôgic và lịch sử phát triển của thực tại khách quan, bởi vì lịch sử phát triển nhận thức là cái chủ quan, phản ánh cái khách quan. Trạng thái nguyên thủy của sự vật, hiện tượng thì rất đơn giản, rất thuần khiết, nó cũng là điểm xuất phát của tiến trình lôgic trong tư tương.

Ăngghen đã chỉ ra rằng: "phương pháp nghiên cứu lôgic là phương pháp thích hợp duy nhất. Nhưng, về thực chất, phương pháp này chẳng qua cũng là phương pháp lịch sử, có điều là đã thoát khỏi hình thái lịch sử và khỏi những hiện tượng ngẫu nhiên gây trở ngại mà thôi. Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó, và sự vận động tiếp tục của nó chẳng qua là sự phản ảnh quá trình lịch sử dưới một hình thái trừu tượng và nhất quán về lý luận'".

Phương pháp thống nhất giữa lôgic và lịch sử là một phương pháp quan trọng mà trong nghiên cứu khoa học xã hội, khoa học tự nhiên đều phải cần đến. Logic của khoa kinh tế chính trị của Mác xuất phát từ quan hệ hàng hóa, đó là quan hệ đầu tiên và đơn giản nhất, diễn ra trước mắt mọi người trong lịch sử và trong thực tế. Chủ nghĩa Mác nghiên cứu vấn đề nhà nước, trước hết phải khảo sát tiến trình lịch sử ra đòi và phát triển của nhà nước, tái hiện những mối liên hệ lịch sử cơ bản của nhà nước về mặt lôgic, từ đó vạch ra bản chất của nhà nước và xu hương phát triển của nó.

  • Trong khoa học tự nhiên, Đácuyn có thể đưa ra sự giải thích khoa học về sự hình thành và phát triển của các giống, loài là do ông đã vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu lịch sử tiến hóa của các giống, loài. Sự phát triển của sinh vật học ngày nay chứng tỏ rằng muôn tìm ra bí mật của sự sống phải quay trở lại cội nguồn lịch sử xa xưa, nghiên cứu về sự sống là như vậy, nghiên cứu về vật chất không có sự sống cũng thế.
  • Muốn hiểu được trạng thái của hệ mặt trời hiện nay, phải nghiên cứu lịch sử hình thành và tiến hóa của hệ thống mặt trời. Khoa học ngày nay đã bắt dầu nghiên cứu lịch sử của các nguyên tố hóa học - những cái mà hàng ngàn triệu năm hầu như không thay đổi, đã nêu ra lý luận về tính ổn định của các nguvền tố trong vũ trụ. Như vậy, muốn nghiên cứu một hiện tượng nào đều phải vận dụng phương pháp lịch sử và quán triệt nguyên tắc về sự thống nhất giữa logic và lịch sử.

Giữa logic và lịch sử có mặt thống nhất với nhau, nhưng cũng có mặt khác biệt với nhau. Thừa nhận sự khác biệt đó cũng có ý nghĩa to lớn trong công tác nghiên cứu khoa học.

Một là, cái logic là cái lịch sử "đã được uốn nắn". Sự uốn nắn đó có hai hình thức:

  • Thứ nhất, logic là cái lịch sử đã được uốn nắn theo quy luật lịch sử. Logic phản ánh lịch sử, nhưng không phải chụp lại một cách máy móc, không phải là một bản sao đơn giản. Logic phản ánh lịch sử, như Ănghen nói: "là sự phản ánh đã được uôn nắn, những uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử hiện thực đã cung cấp". Sự phát triển lịch sử thực tế phải thông qua nhiều cái ngẫu nhiên, quanh co mở đường đi cho nó. Nhiệm vụ của tư duy biện chứng là dựa vào sự thực lịch sử và tài liệu kinh nghiệm, bằng tư duy trừu tượng gạt bỏ những chi tiết, nắm lấy cái chủ yếu; gạt bỏ những cái ngẫu nhiên, nắm lấy cái tất nhiên; gạt bỏ những chỗ quanh co, nắm lấy phương hướng cơ bản để hình thành hệ thống khái niệm lý luận; nắm được tính quy luật bên trong của lịch sử, trong "hình thái thuần túy". Rõ ràng là cái đã được uốn nắn theo logic của lịch sử phản ánh lịch sử sâu sắc hơn so với sự miêu tả lịch sử một cách tự nhiên chủ nghĩa chưa có sự "uốn nắn”.
  • Thứ hai, cái logic có tính độc lập tương đối, tuy là cái lịch sử "đã uốn nắn", trong một tình hình nhất định, cái logic có thể tách khỏi sự phát triển lịch sử mà không cần phải chạy theo hoàn toàn tiến trình cụ thể của quá trình lịch sử, về mặt này, bộ "Tư bản" đã cho chúng ta một mẫu mực.
  • Ví dụ, chế độ sở hữu ruộng đất và địa tô trong lịch sử đã xuất hiện trước tư bản và lợi nhuận, song trong "Tư bản" Mác lại bàn đến tư bản và lợi nhuận trước. Ông cho rằng việc sắp xếp các phạm trù kinh tế theo thứ tự thời gian xuất hiện trước, sau trong lịch sử thì không được, trật tự của chúng phải do quan hệ giữa chúng trong xã hội tư bản quyết định. Do vậy, những quan hệ đó có khi lại ngược với tiến trình phát triển của lịch sử. Bởi vì tư bản ở trong xã hội tư sản có vai trò chi phổi các mối quan hệ, Mác đã nắm chắc lấy tư bản, tiến hành phân tích tư bản về lịch sử và về logic, từ đó đã làm rõ tư bản đã chi phối các quan hệ kinh tế như thế nào (bao gồm cả địa tô trong xã hội tư bản).

Hai là, sự khác biệt giữa logic và lịch sử còn biểu hiện ở sự khác nhau: giữa phương pháp logic và phương pháp lịch sử.

  • Phương pháp lịch sử là phương pháp dựa vào tiến trình tự nhiên của lịch sử mà vạch ra quy luật lịch sử. Để tái hiện bức tranh hoàn chình của lịch sử, người ta phải quan tâm đến những bước quanh co gồm cả những nhân tố ngẫu nhiên trong lịch sử, phân tích những sự kiện lịch sử quan trọng, khảo sát những nhân vật lịch sử có liên quan, nghiên cứu tiến trình của lịch sử cụ thể.
  • Phương pháp lịch sử là phương pháp cơ bản dể nghiên cứu khoa học lịch sử. Phương pháp lôgic lại là phương pháp nghiên cứu gạt bỏ những bước quanh co và những nhân tố ngẫu nhiên của lịch sử và dựa vào nhũng khía cạnh khác nhau của vấn đề và quan hệ giữa các sự vật hiện tượng để xây dựng hệ thống lý luận. Như vậy, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic có những góc độ và phương thức khác nhau, là hai phương pháp không thể lẫn lộn.

Song, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic lại liên hệ với nhau và không tách rời nhau. Phương pháp lịch sử mà gạt bỏ phương pháp lôgic thì rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Phương pháp lôgic mà gạt bỏ phương pháp lịch sử thì là sự trừu tượng trống rỗng. Phương pháp lịch sử không thể dừng lại ở thu thập những hiện tượng lịch sử và những sự việc cụ thể, mà phải chỉ ra quy luật phát triển của lịch sử, như vậy sẽ không thể tách khỏi phương pháp lôgic.

Phương pháp lôgic lại phải lấy cơ sở là sự phát triển thực tế của lịch sử, nó thực chất là phương pháp lịch sử đã thoát khỏi hình thức lịch sử. Sự thống nhất giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic còn thể hiện ở chỗ "mỗi một yếu tố đều có thể được xem xét ở cái điểm phát triển mà ở đó quá Lrình đạt tới chỗ hoàn toàn chín muồi, đạt tới cái hình thái cổ điển của nó". Trong quá trình khảo sát khách thể, trên điểm phát triển đó, cái lôgic và cái lịch sử đều thể hiện đầy đủ, nó là hình thức đầy đủ của sự phát triển lịch sử, cũng là hình thức đầy đủ của sự triển khai quan hệ logic. Khi Mác nghiên cứu xã hội ông đã chọn hình thái tư bản chủ nghĩa và đã chọn nước Anh là điển hình nhất của sự phát triển tư bản.

Mác nói: "Xã hội tư sản là một tô chức sản xuất phát triển nhất và đại diện nhất trong lịch sử. Vì vậy. các phạm trù biêu thị những quan hệ của xã hội đó kết cấu của xã hội đó, đồng thời cũng cho ta cái khả năng hiểu thấu được kết cấu và các quan hệ sản xuất của tất cả các hình thái xã hội đã diệt vong; xã hội tư sản đã được xây dựng nên trên những tàn dư và những yếu tố của những hình thái xã hội ấy, một phần kéo theo sau nó những tàn dư còn chưa khắc phục được, một phần thì phát triển đầy đủ tác dụng của nhũng cái trước kia chỉ tồn tại dưới dạng một dấu hiệu báo trước mà thôi, v.v.."

Phương pháp lịch sử và phương pháp logic, cái lịch sử và cái logic đã thống nhất cao độ trong "hình thái điển hình" và "điểm phát triển". Điều đó giúp chúng ta tổng kết lịch sử và rút ra những quy luật, trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu hiện thực khách quan và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.

Trên đây là nội dung bài giảng Logic học Bài 3: Logic và lịch sử mà eLib.VN muốn chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn. Chúc các bạn học tốt!

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM