Bài 3: Chính sách tài khoá, chính sách ngoại thương
Để tìm hiểu chi tiết về mục tiêu, công cụ, nguyên tắc thực hiện của chính sách tài khóa và chính sách ngoại thương, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Chính sách tài khoá, chính sách ngoại thương sau đây.
Mục lục nội dung
1. Chính sách tài khóa
1.1 Mục tiêu
Trong ngắn hạn, các chính sách kinh tế dếu có cùng mục tiêu là ổn định nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng, với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải.
1.2 Công cụ của chính sách tài khóa
Để thực hiện chính sách tài khoá, chính phủ thường sử dụng 2 công cụ là thuế và chi ngân sách.
1.3 Nguyên tắc thực hiện chính sách tài khóa
Có 2 trường hợp cụ thể sau:
Khi nền kinh tế suy thoái: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia ở mức thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do xuất hiện thất nghiệp chu kỳ (hay thất nghiệp bắt buộc). Chính phủ có thể áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế hay cả hai. Kết quả tổng cầu tăng, sản lượng tăng, tạo thêm việc làm và giảm thất nghiệp.
- Theo lý thuyết tài chính hiện đại, ngân sách chính phủ không nhất thiết cân bằng theo tháng, theo năm (ngắn hạn). Vấn đề chỉ được đặt ra khi ngân sách thâm hụt lớn và kéo dài. Như vậy trong ngắn hạn với mục tiêu ổn định nền kinh tế, phải thực hiện chính sách tài khóa nghịch chu kỳ, tức là chính sách tài khóa phải đi ngược chiểu với chu kỳ kinh tế (xét tác động đến ngân sách chính phủ). Vì vậy có thể dẫn đến tình trạng làm ngân sách chính phủ tăng thâm hụt hay tăng thặng dư. Như trên đã phân tích, khi nền kinh tế suy thoái chính phủ phải tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế . Như vậy sẽ làm tăng mức thâm hụt, vì Y đang sụt giảm thì nguồn thu của thuế giảm, mà chính phủ lại tiếp tục giảm thuế và/hay tăng chi ngân sách. Tuy nhiên tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ giảm dần (và có thể chuyển sang tình trạng cân bằng hay thặng dư) khi sản lượng tăng lên.
- Khi nền kinh tế có lạm phát cao: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia tăng vượt mức sản lượng tiềm năng, đồng thời chỉ số giá cũng tăng cao tác động xấu đến nền kinh tế. Chính phủ cần áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp, cụ thể giảm chi ngân sách và tảng thuế, sẽ làm giảm tổng cầu. Kết quả là sản lượng giảm, lạm phát giảm, nhưng có thể làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
- Khi áp dụng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ để thực hiện mục tiêu ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn, đưa mức sản lượng thực tế về bằng mức sản lượng tiềm năng, thì trong dài hạn ngân sách sẽ cân đối theo chu kỳ được minh hoạ trên đồ thị 4.12 sau:
- Qua đồ thị 4.12, khi nền kinh tể có lạm phát cao (Y >Yp) thực hiện chính sách bội thu ngân sách (\(\uparrow T \downarrow G \rightarrow B > 0\)); ngược lại khi nền kinh tế suy thoái (Y < Yp) thực hiện chính sách bội chi ngân sách (\(\uparrow G \downarrow T \rightarrow B <0\)). Xét cả chu kỳ kinh tế, thì bội chi ngân sách trong thời kỳ suy thoái sẽ được bù đắp bằng khoản bội thu ngân sách trong thời kỳ lạm phát cao. Như vậy ngân sách sẽ cân đối trong dài hạn. Để nền kinh tế đạt mức Yp, ta xác định liều lượng G và T cần điều chỉnh.
1.4 Định lượng cho chính sách tài khóa
Trong phần này chúng ta sẽ dựa vào cơ chế tác động của các biến số G, Tx và Tr đến Y và mục tiêu sản lượng để định lượng cho chính sách tài khoá.
Có hai trường hợp:
a. Khi nền kinh tế không ổn định, biểu hiện sản lượng quốc gia dao động không ở mức sản lượng tiềm năng (\(Y \neq Yp\)):
Để sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng Y = Yp, thì mức sản lượng cần điều chỉnh:
\(\Delta Y = Yp - Y\)
Để tính liều lượng cho các chính sách chúng ta có thể áp dụng số nhân tổng cầu hoặc số nhân cá biệt. Nếu áp dụng số nhân tổng cầu, cần tính mức thay đổi của tổng cầu để Y thay đổi một lượng \(\Delta Y\) như mong muốn:
\(\Delta Ao = \frac{\Delta Y}{k}\)
Nhưng thực tế tính toán cho thấy dùng số nhân cá biệt để tính sẽ đơn giản hơn. Trong trường hợp này không cẩn tính \(\Delta Ao\), có thể tính ngay \(\Delta G\), \(\Delta T\), \(\Delta Tr\) từ \(\Delta Y\) và các số nhân cá biệt kG, kT...
Có ba trường hợp áp dụng:
- Chỉ sử dung công cu G : \(\Delta G = \frac{\Delta Y}{k_G} = \frac{\Delta Y}{k}\)
Chỉ sử dụng công cụ thuế: \(\Delta T = \frac{\Delta Y}{k_T} = \frac{\Delta Y}{-k.Cm}\)
Nếu sử dụng cả hai công cụ: phải điều chỉnh cả T và G sao cho thoả mãn biểu thức:
\(\Delta G - Cm.\Delta T = \Delta Ao\)
VD 6: Quốc gia A có sản lượng thực là Y = 100 tỷ USD, sản lượng tiềm năng Yp = 110 tỷ USD. Cho biết số nhân tổng cầu k = 2,5; tiêu dùng biên Cm = 0,75. Cần phải thay đồi chính sách tài khoá thế nào để ổn định nến kinh tế đạt mức Yp?
Để Y = Yp ta cần điều chỉnh sản lượng thực tế thay đổi một lượng là
\(\implies Y = Yp - Y = 110-100 = 10 \text{ tỷ USD}\)
Áp dụng chính sách tài khoá, có 3 trường hợp:
- Chỉ sử dụng công cụ G:
\(\Delta G = \frac{\Delta Y}{k_G} = \frac{\Delta Y}{k} = \frac{10}{2,5} = 4 \text{ tỷ USD}\)
- Chỉ sử dụng công cụ thuế:
\(\Delta T = \frac{\Delta Y}{k_T} = \frac{\Delta Y}{-k.Cm}= \frac{10}{-2,5*0,75} = -5,33 \text{ tỷ USD}\)
- Nếu sử dụng cả hai công cụ: phải điều chỉnh cả T và G sao cho thoả mãn biểu thức:
\(\Delta G - C_m\Delta T = \Delta A_0 = 4 \text{ tỷ USD}\)
Trường hợp này ta phải chọn trước một công cụ:
Nếu cho chi ngân sách tăng thêm: \(\Delta G = 3 \text{ tỷ}\), thì thuế tự định cần thay đổi kèm theo:
\(\Delta T = \frac{\Delta Y - k.\Delta G}{k_T} = \frac{10-2,5}{-2,5\times0,75} = -1,33 \text{ tỷ USD}\)
b. Khi nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng (Y=Yp):
Khi nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng, chính phủ lại có nhu cầu tăng chi tiêu ngân sách mà không muốn gây ra lạm phát cao, thì phải sử dụng công cụ thuế kèm theo:
\(\uparrow G \implies Y \uparrow : \Delta Y_G = k_G.\Delta G = k.\Delta G\)
Kết hợp: \(\uparrow \Delta T \implies Y\downarrow: \Delta Y_T = k_T.\Delta T= -k.\Delta G\)
Do đó \(\Delta T = \frac{\Delta G}{Cm} = \frac{10}{0,75}= 13,33 \text{ tỷ USD}\)
VD7: Hiện nay sản lượng của nền kinh tế đã đạt sản lượng mục tiêu: Y = Yp = 110 tỷ USD, tiêu dùng biên Cm= 0,75. Để phát triển cơ sở hạ tầng chính phu cần tăng chi \(\Delta G = 10 \text{ tỷ USD}\), để không gây ra lạm phát cao cần diều chỉnh mức thuế :
\(\rightarrow \Delta T = \frac{\Delta G}{Cm} = \frac{10}{0,75}=13,33 \text{ tỷ USD}\)
1.5 Các nhân tố ổn định tự động nền kinh tế
Trong nền kinh tế hiện đại, có các công cụ góp phần ổn định tự động nền kinh tế, hạn chế mức độ khuyếch đại của các cú sốc cẩu tự định đến sản lượng là thuế và trợ cấp thất nghiệp.
- Thuế: gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi thu nhập quốc gia thay đổi, lập tức thuế thu tự động thay đổi theo mà không cần thay đổi thuế suất; sẽ làm giảm bớt dao động trong sản lượng.
Như vậy thuế là công cụ ổn định tự động nhanh và mạnh của nền kinh tế.
- Trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp xã hội khác...
Khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng và thu nhập sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, lập tức chi trợ cấp thất nghiệp sẽ tăng lên. Khi nền kinh tế phục hồi, sản lượng và thu nhập tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, lập tức chi trợ cấp thất nghiệp cũng giảm theo.
Như vậy trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp xã hội là hệ thống tự động bơm tiền vào khi nền kinh tế suy thoái, và tự động rút tiền ra khi nền kinh tế phục hồi, ngược với chu kỳ kinh tế, góp phần làm giảm bớt dao động của nền kinh tế.
1.6 Hạn chế khi thực hiện chính sách tài khoá
Vế lý thuyết, chính sách tài khoá rất hiệu quả trong việc ổn định nền kinh tế. Nhưng thực tế khi áp dụng có những hạn chế làm giảm hiệu quả của chính sách tài khoá như sau:
- Chính phủ không biết chắc giá trị của những thông số chủ chốt như tiêu dùng biên, đầu tư biên, nhập khẩu biên; nên khó xác định chính xác số nhân (k); có thể dẫn đến hậu quả sai lẩm về mức độ thay đổi chính sách tài khoá cần thiết. Áp dụng chính sách tài khoá mở rộng thì dễ dàng (tăng chi ngân sách, giảm thuế), nhưng áp dụng chính sách tài khoá thu hẹp thì rất khó khăn, nhiều cản ngại (do tăng thuế). Có độ trễ vể thời gian trong quá trình thực hiện và phát huy hiệu quả của chính sách tài khoá. Các nhà kinh tế phân biệt hai loại độ trễ trong quá trình thực hiện chính sách là độ trễ bên trong (Inside lag) và độ trễ bên ngoài (Outside lag)
- Độ trễ bên trong: là khoảng thời gian từ lúc xuất hiện cú sốc tác động vào nền kinh tế, cho đến khi ra quyết định thực hiện chính sách thích hợp để phản ứng lại cú sốc này. Độ trễ bên ngoài: là thời gian thực thi chính sách cho đến khi phát huy tác dụng đối với nền kinh tế, vì chính sách không thể có tác dụng ngay lập tức đến chi tiêu, sản lượng, thu nhập và việc làm. Độ trễ của chính sách tài khoá khá dài từ 1 đến 2 năm mới phát huy tác dụng, trong khi các công cụ ổn định tự động có thể đã giúp nền kinh tế ổn định, thì tác động của chính sách có thể trở nên phản tác dụng vì không còn đúng lúc.
2. Chính sách ngoại thương
2.1 Mục tiêu
Cũng như các chính sách kinh tế khác trong ngắn hạn, chính sách ngoại thương góp phần ổn định nền kinh tế ở sản lượng mục tiêu Yp, đồng thời giữ cho cán cân thương mại cân bằng.
2.2 Các công cụ của chính sách ngoại thương
Có 3 công cụ để thực hiện chính sách ngoại thương là:
- Thuế xuất nhập khẩu Hạn ngạch (quota) là định mức số lượng hàng hoá mà chính phủ cho phép nhập khẩu hay xuất khẩu Tỷ giá hối đoái
Để khuyến khích gia tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm kích thích tăng nhu cầu tiêu thụ hàng nội địa, nhờ đó sản lượng sản xuất trong nước cũng tăng lên, sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm và giảm bớt thất nghiệp, Chính phủ cần áp dụng chính sách miễn giảm thuế xuất khẩu, tăng thuế nhập khẩu hay phá giá đồng nội tệ.
a. Đối với chính sách gia tăng xuất khẩu:
Khi áp dụng chính sách miễn giảm thuế xuất khẩu hay trợ giá hàng xuất khẩu, thì xuất khẩu có xu hướng tăng lên một lượng \(\Delta X\), theo hiệu ứng số nhân sẽ làm sản lượng tăng thêm: \(\Delta Y = k.\Delta X\). Khi sản lượng tăng thì nhập khẩu cuối cùng tăng thêm:
\(\Delta M = M_m.\Delta Y\)
\(\Delta M = M_m.(k.\Delta X)\)
\(\Delta M = (M_m.k).\Delta X\) (5)
Trong biểu thức (5): tích số Mm.k thể hiện phần nhập khẩu cuối cùng tăng thêm khi xuất khẩu ban đầu tăng thêm 1 đơn vị.
Chính sách gia tăng xuất khẩu có cải thiện được cán cân thương mại hay không là phụ thuộc vào tích số Mm.k:
- Nếu \(Mn.k < 1 \rightarrow \Delta M < \Delta X \implies \Delta NX > 0\): cán cân thương mại được cải thiện Nếu \(Mn.k = 1 \rightarrow \Delta M = \Delta X \implies \Delta NX = 0\): cán cân thương mại không thay đổi Nếu \(Mn.k > 1 \rightarrow \Delta M > \Delta X \implies \Delta NX < 0\): cán cân thương mại bị thâm hụt nhiều hơn
b. Đối với chính sách hạn chế nhập khẩu
Nhiều người cho rằng khi chúng ta nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài sản xuất, sẽ làm nhu cầu tiêu thụ hàng sản xuất trong nước giảm, do đó sản lượng quốc gia giảm, công ăn việc làm trong nước giảm, thất nghiệp gia tăng. Như vậy nhập khẩu hàng hoá là gián tiếp giúp cho người lao động nước ngoài cạnh tranh việc làm với người lao động trong nước. Do đó cần phải áp dụng chính sách hạn chế hàng nhập khẩu đế tăng nhu cầu tiêu thụ hàng nội địa, nhờ vậy mà sản lượng sản xuất tăng, mức nhân dụng tăng và thất nghiệp sẽ giảm, cán cân thương mại được cải thiện.
Để hạn chế nhập khẩu chính phủ thường áp dụng các biện pháp: tăng thuế nhập khẩu, sử dụng hạn ngạch nhập khẩu...
Nhưng ngày nay các nước có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất lớn, nhập khẩu của nước này là xuất khẩu của các nước khác. Cho nên chính sách hạn chế nhập khẩu của một quốc gia có thể sẽ gặp phải sự trả đũa của các nước khác, bằng các chính sách tương tự, thì chính sách hạn chế nhập khẩu hoàn toàn bị phá sản, không có tác dụng như mong muốn.
VD 8: Năm 2001 để hạn chế nhập khẩu thép, Mỹ đã tăng thuế nhập khẩu thép. Kết quả bước đầu là nhập khẩu thép vào Mỹ giảm xuống, nhờ đó mà nhu cầu tiêu dùng và sản xuất thép trong nước tăng lên. Nhưng xuất khẩu thép từ các nước bạn hàng của Mỹ bị giảm, ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng của các nước xuất khẩu thép, nên các nước xuất khẩu thép đã phản đối kịch liệt. Một mặt các nước này đệ đơn lên WTO kiện Mỹ đã vi phạm điều luật quy định của WTO, mặt khác đe doạ sẽ tăng thuế nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ xuất sang. Trước áp lực của các nước, cuối cùng Mỹ phải nhượng bộ, giảm thuế suất nhập khẩu thép trở lại như cũ.
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Tổng cầu trong nền kinh tế mở
- doc Bài 2: Sản lượng cân bằng và mô hình số nhân trong nền kinh tế mở