Bài 3: Các mô hình kế hoạch hóa tài chính
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Các mô hình kế hoạch hóa tài chính sau đây để tìm hiểu về nmô hình kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp. eLib.VN hy vọng bài học sau đây là tài liệu hũu ích dành cho mọi người.
Hầu hết các mô hình kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp là các mô hình mô phỏng được thiết kế để dự tính các hiệu ứng của các chiến lược tài chính phương án theo các giả thiết tương ứng về tương lai. Các mô hình có nhiều loại từ mức độ rất đơn giản đến rất phức tạp, bao gồm hàng trăm phương trình với các biến số tác động qua lại lẫn nhau.
Phần lớn các doanh nghiệp lớn đều có các mô hình kế hoạch hóa tài chính riêng của mình hoặc sử dụng các mô hình phù hợp. Có thể một số doanh nghiệp sử dụng 2 mô hình hoặc hơn, ví dụ như có mô hình chi tiết phục vụ cho ngân quỹ và kế hoạch hóa tác nghiệp, mô hình đơn giản hơn cho tác động tổng thể của chiến lược tài chính, và mô hình đặc biệt đánh giá việc sáp nhập.
Các mô hình trở nên phố biến là do tính đơn giản hóa và tính thực tiễn của chúng. Chúng hỗ trợ cho quá trình kế hoạch hóa tài chính bằng việc làm cho quá trình lập các báo cáo tài chính dự tính trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Chúng tự động hóa phần tính toán của kế hoạch hóa.
Việc lập trình cho những mô hình kế hoạch hóa tài chính cần nhiều kỹ năng lập trình và thời gian máy vi tính với giá cao. Ngày nay, các chương trình phần mềm có bảng tính như Lotus 1-2-3, Microsoft Excel thường được sử dụng để giải các bài toán kế hoạch hóa tài chính phức tạp.
Ví dụ về mô hình kế hoạch hóa tài chính của doanh nghiệp
Biểu 9.1 sau đây là các báo cáo tài chỉnh của công ty Fruit năm N. Theo nhũng số liệu này, công ty đang hoạt động bình thường trên mọi phương diện. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của nó đạt 10% doanh thu. Lợi nhuận sau thuê đạt 90.000 đơn vị tiền tệ (đv) sau khi trá thuê và lãi vay 400.000 đv với lãi suất 9%. Công ty trả cổ tức 60% của lợi nhuận sau thuế.
Biểu 9.1. Các báo cáo tài chính năm N của công ty Fruit
Đơn vị: 1000 đơn vị tiền tệ
|
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN |
|||
|
N |
N-1 |
Thay đổi |
Tài sản |
|||
Vốn lưu động ròng (VLĐR)C |
200,0 |
160,0 |
40,0 |
Tài sản cổ đinh (TSCĐ) |
800,0 |
740,0 |
60,0d |
Tổng tải sản |
1000,0 |
900,0 |
100,0 |
Nợ và vốn chủ sở hữu |
|||
Nợ |
400,0 |
400,0 |
0 |
Vốn chủ sở hữu (VCSH) |
600,0 |
500,0 |
100,0* |
Tổng nguồn vốn |
1000,0 |
900,0 |
100,0 |
Ghi chủ biểu 9.1:
1. "Lãi vay được tính với 9% của sô nợ hiện tại là 400.000 đv.
2. b Khấu hao là chi phí không xuất quỹ, do vậy nó được cộng trở lại khi tính luồng tiền.
3. c Vốn lưu động ròng được tính bằng tài sản lưu động trừ nợ ngắn hạn.
4. d Tăng giá trị ghi sổ của TSCĐ bằng đầu tư trừ khấu hao.
5 . e Vốn chủ sở hữu tăng lên bằng sô lợi nhuận sau thuế trừ cổ tức.
Như trên biểu 9.1 thể hiện, trong năm, tiền của công ty không đủ để trả cổ tức và cung cấp cho đầu tư cần thiết và tăng vốn lưu động ròng. Do vậy, công ty phát hành thểm đv cổ phiếu. Kết thúc năm, nợ của công ty chiếm 40% tổng nguồn vốn.
Giả sử phải lập các báo cáo kẻ hoạch năm N + 1 cho công ty với các giả định yêu cầu như bình thường trừ giả định mới sau đây:
Doanh thu và chi phí hoạt động dự tính tăng 30% so với năm N
Công ty không phát hành thểm cổ phiếu
Lãi suất tiền vay được giữ ở mức 9%
Công ty duy trì trả cổ tức 60% của lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động ròng và tài sản cố định tăng lên 30% tương ứng với mức tăng doanh thu.
Các giả định trên đưa đến các báo cáo kế hoạch trong biểu 9.2. Lưu ý rằng lợi nhuận sau thuế tăng 23% lên 11.000đv. Trong khi đó báo cáo nguồn và sử dụng nguồn chỉ ra rằng công ty phải vay thểm 404.000 đv để tăng vốn lưu động ròng, để thay thể và mở rộng tài sản cố định. Việc công ty duy trì chính sách trả cổ tức cao và không phát hành thểm cổ phiếu làm cho công ty phải vay bổ sung 225.000 đv. Kết quả là trong cơ cấu vốn, nợ tăng lên chiếm 50%.
Mô hình để tính toán ra kết quả ở biểu 9.2 được lập theo cách tiết kiệm thời gian tính toán cho chúng ta. Các tính toán giờ đây chỉ mất vài phút trong ví dụ này nếu như chúng ta lập các công thức một cách chính xác và không mắc những lỗi về số học. Việc tiết kiệm thời gian sẽ có ý nghĩa rất lán nếu phải lập các báo cáo kế hoạch không chỉ cho một năm mà cho nhiều năm và xem xét các phương án với các giả định khác nhau: ví dụ về tốc độ tăng trưởng, về mức lãi suất hoặc các chiến lược khác nhau về tỷ lệ trả cổ tức. Việc này đòi hởi rất nhiều tính toán. Do đó xây dựng mô hình và sử dụng máy vi tính rõ ràng là mang lại lợi ích rất lớn.
Các giả thiết biểu 9.2:
GV giả sử duy trì ở mức 90% của doanh thu
LV 9% của nợ
TH thuế suất giữ nguyên 50%
KH duy trì 10% nguyên giá TSCĐ
TN Nợ tăng thểm để bảo đảm đủ các khoản chi
CF Công ty không phát hành thêm
TVLĐR Vốn lưu động ròng tăng lên bảo đảm tăng doanh thu
ĐT TSCĐ tăng lên để bảo đảm tăng doanh thu, số đầu tư bảo đảm bù đắp khấu hao của năm và phần tăng đó
Cổ tức: Trả 60% của lợi nhuận sau thuế
VCSH tăng lên bằng LNST để lại cộng cổ phiếu phát hành thêm
Biểu 9.2. Các báo cáo kế hoạch năm N+1 của công ty Fruit
(Đơn vị: 1000 đơn vị tiền tệ)
|
NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN |
|
|
|
Nguồn |
|||
Lợi nhuận sau thuế (LNST) |
111,0 |
|
|
Khấu hao (KH) |
104,0 |
|
|
Luồng tiền hoạt động |
215,0 |
|
|
Tiến vay (TV) |
255,6 |
|
|
Phát hành cổ phiếu (CF) |
0 |
|
|
Tổng nguồn |
470,6 |
|
|
Sử dụng |
|||
Tăng vốn lưu dởng ròng (TVLĐR) |
60,0 |
|
|
Đẩu tư (ĐT) |
344,0 |
|
|
Trả cổ tức (CT) |
66,6 |
|
|
Tổng sử dụng |
470,6 |
|
|
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN |
1997 |
1996 |
Thay đối |
Tài sàn |
|
|
|
Vốn lưu động ròng (VLĐR) |
260,0 |
200,0 |
60,0 |
Tài sản cố định (TSCĐ) |
1040,0 |
800,0 |
240,0 |
Tổng tài sản |
1300,0 |
1000,0 |
300,0 |
Nợ và vốn của chủ |
|
|
|
Nợ (N) |
655,6 |
400,0 |
255,6 |
Vốn chủ sở hữu (VCSH) |
644,4 |
600,0 |
44,4 |
Tổng nguốn vốn |
1300,0 |
1000,0 |
300,0 |
Biểu 9.3 đưa ra 15 phương trình sử dụng cho mô hình của công ty Fruit. Mỗi một biến số cần một phương trình để chúng ta có thể xây dựng nên các báo cáo kế hoạch như ở biểu 9.1 và biểu 9.2. Trong các phương trình trên, có 6 phương trình xác định kế toán bảo đảm báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối tài sản, cân đối nguồn và sử dụng nguồn phải phù hợp.
Chức năng của các phương trình đó như sau: Các phương trình 1 và 8 đặt doanh thu và phát hành cổ phiếu bằng giá trị người lập mô hình xác định. Các phương trình 2, 12 và 13 xác định giá vốn hàng bán, vốn lưu động ròng và tài sản cố định theo tỷ lệ không đối so với doanh thu. Các phương trình còn lại xác lập mối quan hệ giữa lợi tức và nợ (3), thuế và lợi nhuận (4), khấu hao và tài sản cố định (6), và cổ tức và lợi nhuận sau thuế (11).
Các dữ liệu cho mô hình bao gồm 9 mục: dự báo về doanh thu (DT), quyết định về phát hành cổ phiếu (CF); và 7 hệ số từ a 1 đến a7 cụ thể là tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu, lãi suất tiền vay... Ví dụ như trong mô hình đang được đề cập, a5 là tỷ lệ trả cổ tức trên lợi nhuận sau thuế. Trong mô hình, nó được thể hiện là a5 = 0,6. ...
Biểu 9.4 mô tả cách thức mô hình hoạt động. Trong biểu, chúng ta nhập các dữ liệu về doanh thu, cổ phiếu và các hệ số từ al đến a7 phù hợp với các giả thiết tương ứng trên biểu 2. Và chúng ta có thể sử dụng mô hình để dự đoán kết quả hoạt động của công ty. Tất cả 9 du liệu cần được nạp vào máy vi tính, ra lệnh cho máy giải 15 phương trình đồng thời.
Ví dụ trên đây về các kế hoạch báo cáo của Công ty Fruit là ví dụ rất đơn giản về mô hình tài chính. Tuy nhiên, với cách thức tương tự, chúng ta có thể lập các mô hình áp dụng cho kế hoạch hóa phức tạp hơn trong thực tế.
Biếu 9.3. Mô hình tải chính của Công ty Fruit
CÁC PHƯƠNG TRÌNH CỦA BÁO CÁO KQKD |
1. DT = do người sử dung mố hinh dự báo 2. GV =a1DT (a1 = tỳ lê giá vốn/doanh thu) 3. LV = a2N (a2 = lãi suất) 4. TH = a3(DT - GV - LT) (a3 = thuế suất thu nhâp) 5. LNST = DT - GV - LV - TH (Quan hệ kế toán) |
CÁC PHƯƠNG TRÌNH CỦA BÁO CÁO LUỒNG TIỀN |
6. KH = a4TSCĐ (a4 = tỷ lê khẩu hao) 7. TN = TVLĐR + ĐT + CT - LNST - KH - CF (Quan hệ kế toán) 8. CF = Do người sử dụng mô hình xác định 9. TVLĐR = VLĐR - VLĐR(-1) (Quan hệ kế toan) 10. ĐT = KH + TSCĐ - TSCĐ (-1) (Quan hệ kế toán) 11. CT = a5LNST (a5 = Tỷ lệ trả cổ tức) |
CÁC PHƯƠNG TRÌNH CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN |
12. VLĐR = a6DT (a6 = tỷ lê VLĐR/DT) 13. TSCĐ = a7DT (a7 = tỷ lệ TSCĐ/DT) 14. N = TN + N(-1) (Quan hệ kế toán) 15. VCSH = VCSH(-1) + LNST - CT + CF (Quan hệ kế toán) |
Ghi chú: (-1) là số liệu lấy từ báng cân đối tài sản của năm trước, số này không đối.
Biểu 9.4. Hoạt động của mò hình kế hoạch hóa tài chính Công ty Fruit
|
Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 3: Các mô hình kế hoạch hóa tài chính và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Tổng quan về kế hoạch hóa tài chính
- doc Bài 2: Nội dung của một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh