Bài 3: Các loại khái niệm và quan hệ hình thức giữa các khái niệm

Nội dung bài giảng Logic học Bài 3: Các loại khái niệm và quan hệ hình thức giữa các khái niệm cung cấp các kiến thức về các loại khái niệm được phân chia theo nội hàm và ngoại diên, các quan hệ logic hình thức. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo nhé!

Bài 3: Các loại khái niệm và quan hệ hình thức giữa các khái niệm

1. Các loại khái niệm

Có nhiều cách chia khái niệm thành các dạng cơ bản khác nhau tuỳ thuộc vào cơ sâu phân chia. Dưới đây là hai cách chia dựa theo nội hàm và ngoại diên của khái niệm.

1.1 Phân chia theo nội hàm

Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng

Khái niệm cụ thể là khái niệm phản ánh đối tượng hay lớp đối tượng thực tế. Ví dụ: toà nhà, mặt trăng, cây hoa hồng,...

Khái niệm trừu tượng là khái niệm phản ánh các thuộc tính hay các quan hệ của đối tượng. Ví dụ: tốt, vô nhân đạo, nóng, lạnh, già hơn, khoẻ...

Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định

Khái niệm khẳng định là khái niệm phản ánh sự tồn tại thực tế của đối tượng, các thuộc tính hay các quan hộ của đối tượng, Ví dụ: "có văn hóa”, "giàu lòng vị tha”, “cái bàn này”.

Khái niệm phủ định là khái niệm phản ánh sự không tồn tại của đối tượng, của dấu hiệu hay quan hệ của nó. Ví dụ: “thiếu lịch thiệp”, “thiếu tiền”, “vô văn hóa”.

Giữa khái niệm khẳng đinh và phủ định tồn tại quan hệ tương ứng. Mỗi khái niệm phủ định có thể có khái niệm khẳng định tương ứng và ngược lại. Ví dụ: “phi nghĩa” - “chính nghĩa”; “chân thực” - “giả dối”.

Khái niệm quan hệ và khái niệm không quan hệ

Khái niệm quan hệ là khái niệm phản ánh các đối tượng mà sự tồn tại của chúng quy đinh sự tồn tại của khái niệm khác. Ví dụ: “giáo viên” và “học sinh”, “tử số và “mẫu số, “vợ” và “chồng”, “cha mẹ” và “con cái”.

Khái niệm không quan hệ là khái niệm phản ánh đối tượng mà sự tồn tại của nó mang tính độc lập, không phụ thuộc vào khái niệm khác. Ví dụ: “kỹ sư”, “cây mít”, “ngôi sao”.

1.2 Phân chia theo ngoại diên

Căn cứ theo số lượng đối tượng của ngoại diên có thể phân chia khái niệm thành các dạng sau đây.

Khái niệm đơn nhất

Khái niệm đơn nhất là khái niệm mà ngoại diên chỉ có một đối tượng duy nhất. Ví dụ: “Lê Lợi, “Hồ Chí Minh”, “núi Tam Đảo”.

Khái niệm chung

Khái niệm chung là khái niệm mà ngoại diên chứa từ hai phần tử trở lên. Ví dụ: “sông”, “anh hùng”, “phụ nữ”, “thanh niên”.

Khái niệm chung còn được chia thành khái niệm chung hữu hạn, Ví dụ: “các tỉnh ở Việt Nam”, “các thủ đô của các nước ở châu Á”; và các khái niệm chung vô hạn, Ví dụ: khái niệm “nguyên tử”, “số tự nhiên”..,

Khái niệm tập hợp

Khái niệm tập hợp là khái niệm phản ánh lớp đối tượng đồng nhất được xem như là một chính thể duy nhất. Ví dụ: “rừng”, “thư viện”, “tập thể lớp”...

Khái niệm tập hợp giống khái niệm chung vì ngoại diên bao gồm một lớp sự vật, hiện tượng, song khác biệt ở chỗ tập hợp đó được suy nghĩ như một chình thể duy nhất. Nội hàm của khái niệm tập hợp không được quy về cho mỗi đối tượng thuộc ngoại diên của nó. Nội hàm đó liên quan đến toàn bộ tập hợp đối tượng. Khái niệm tập hợp có thể là khái niệm chung (“tập thể”, “trung đoàn”, “sao”) và khái niệm đơn nhất (“rừng Cúc Phường”, “tập thể cán bộ công nhân viên Học viện Chính trị khu vực I - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”).

Khái niệm phân biệt

Khái niệm phân biệt là khái niệm trong đó mỗi đối tượng thuộc ngoại diên của nó được suy nghĩ tới một cách độc lập. Nội hàm của khái niệm phân biệt có thể quy về cho mỗi đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm ấy.

Ví dụ; “sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội nghiên cứu Triết học”. Mệnh đề liên quan tới mỗi phần từ của lớp (khái niệm phân biệt) khác với mệnh đề liên quan tới toàn bộ phần tử của lớp (khái niệm tập hợp).

Ví dụ: “sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức các hoạt động nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11”.

Khái niệm rỗng

Khái niệm rỗng là khái niệm mà ngoại diên không chứa đối tượng nào cả. Khái niệm rỗng vẫn có nội hàm, nhưng không có phần tử nào của ngoại diên. Những khái niệm rỗng thường là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người.

Ví dụ: “con rồng”, “ nàng tiên cá”, “con lắc vĩnh cửu”...

2. Quan hệ lôgic hình thức giữa các khái niệm

Các khái niệm phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan nằm trong mối liên hệ phổ biến, tác động lẫn nhau, vì vậy các khái niệm không thể tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mới quan hệ vói nhau.

Các khái niệm có quan hệ đồng nhất, bao hàm, giao nhau, tách rời, đối lập, mâu thuẫn và tương ứng với chúng là các khái niệm: đồng nhất, bao hàm, giao nhau, tách rời, đối lập, mâu thuẫn.

2.1 Các khái niệm đồng nhất

Đó là cái khái niệm có nội hàm tương ứng với nhau và có ngoại diên hoàn toàn trùng hợp nhau. Nội hàm của các khái niệm đồng nhất, có thể không trùng nhau: mỗi nội hàm phân ánh một mặt nào đó của đối tượng.

Ví dụ: “tác già Bản án chế độ thực dân Pháp” và “người khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà", "tác giả bản Tuyên ngôn độc tập của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà".

Người ta biểu thị quan hệ giữa hai khái niệm bằng bình tròn Ây - le - rơ (Ole). Trong trường hợp trên (Hình 1).

Hình 1

2.2 Các khái niệm bao hàm

Hai khái niệm bao hàm nhau nêu ngoại diên của khái niệm thứ nhất nằm trọn vẹn trong ngoại diên của khái niệm thứ hai và ngoại diên của khái niệm thứ hai chỉ có một phan là ngoại diên của khái niệm thứ nhất. Ví dụ: "học viên Học viện Chính trị khu vực I - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”(A) và “học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” (B) (Hình 2).

Hình. 2

2.3 Các khái niệm giao nhau

Hai khái niệm gọi là giao nhau nêu nội hàm của chúng không loại trừ nhau và ngoại diên của chúng có phần tử chung (Hình 3). Ví dụ: "sinh viên A" và "vận động viên lì". Trong trường hựp này, dấu hiệu căn ban của quan hộ giao nhau giữa hai khái niêm là sự có mặt của phần tử chung ở ngoại diên của chúng.

Hình 3

2.4 Các khái niệm tách rời

Hai khái niệm tách rời nhau nếu nội hàm của chúng loại trừ nhau và ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau. Ví dụ: "cái bàn” và "cá sấu" (Hình 4).

Hình 4

2.5 Các khái niệm đối lập

Hai khái niệm đối lập nhau nêu nội hàm của khái niệm này không những loại trừ nội hàm của khái niệm kia mà chúng còn là hai cực đối lập với nhau (dấu hiệu ngược nhau) và tổng ngoại diên của hai khái niệm (A. B) nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm giống chung (C) (Hình 5).

Ví dụ:

Màu trang (A) và màu đen (B) Cao (A) và thấp (B) Cực Bắc (A) vả cực Nam (B)

Hình 5

2.6 Các khái niệm mâu thuẫn

Hai khái niệm gọi là mâu thuẫn, nêu nội hàm của chúng phủ định lẫn nhau và không khẳng định dấu hiệu nào khác, còn tổng ngoại diên của chúng bằng tổng ngoại diên của khái niệm giống chung. Ví dụ: “chiến tranh phi nghĩa” (A), “chiến tranh chính nghĩa” (B) (Hình 6).

Hình 6

2.7 Các khái niệm đồng thuộc

Các khái niệm gọi là đồng thuộc nếu chúng cùng phụ thuộc vào khái niệm giống chung. Các khái niệm này có chung các dấu hiệu giống, nhưng có các dấu hiệu loài riêng. Ví dụ; “người lao động trí óc” (A), ’‘giáo viên” (B), “nhà văn” (C), “kỹ sự” (D), “nhạc sỹ” (E) (Hình 7)

Hình 7

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib.VN đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 3: Các loại khái niệm và quan hệ hình thức giữa các khái niệm môn Logic học và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.Chúc các bạn học tốt!

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM