Bài 2: Thị trường và nền kinh tế thị trường

Bài giảng Kinh tế chính trị Bài 2: Thị trường và nền kinh tế thị trường cung cấp các nội dung chính như: Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường, nền kinh tế thị trường và một số quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường... Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 2: Thị trường và nền kinh tế thị trường

Hàng hóa là một trong những yếu tố thị trường, do vậy, việc nghiên cứu hàng hóa không thể tách rời việc nghiên cứu về thị trường. Mặc khác, các loại thị trường là một trong những thực thể của nền kinh tế thị trường nên nghiên cứu về thị trường cũng không thể tách rời việc nghiên cứu nền kinh tế thị trường.

1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường

1.1 Khái niệm và phân loại thị trường

- Khái niệm thị trường

Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thê được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bản với sự xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhắt định của nền sản xuất xã hội.

Như vậy, thị trường có thể được nhận diện ở cấp độ cụ thề, quan sát được như chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động, phòng giao dịch hay siêu thị và nhiều hình thức tổ chức giao dịch, mua bán khác.

Ở cấp độ trừu tượng hơn, thị trường cũng có thể được nhận diện thông qua các mối quan hệ liên quan đen trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định. Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng - tiền; quan hệ giá trị, giá trị sừ dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước...Đây cũng là các yếu tố của thị trường.

Hộp 2.3. Một quan niệm khác về thị trường

Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định cùa người công nhân về việc làm bao lâu cho ai đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh giá cà.

Nguồn: David Begg, Stanley Fisher, Rüdiger Dornbusch, Kinh tế học, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 1992, trang 11.

- Phân loại thị trường

Căn cứ theo đối tượng trao đổi, mua bán cụ thể, có các loại thị trường như: thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ. Trong mỗi loại thị trường này lại có thể cụ thể ra thành các thị trường theo các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau rất phong phú.

Căn cứ vào phạm vi các quan hệ, có các loại thị trường trong nước, thị trường thế giới.

Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán, có thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất.

Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, chia ra thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền).

Ngày nay, các nền kinh tế phát triển ngày càng nhanh và phức tạp hơn, do đó hệ thống thị trường cũng biến đổi phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, để tổ chức có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải hiểu rõ về bản chất hệ thống thị trường, những quy luật kinh tế cơ bản của thị trường và các vấn đề liên quan khác.

1.2 Vai trò của thị trường

Xét trong mối quan hệ với thúc đầy sản xuất và trao dồi hàng hóa (dịch vụ) cũng như thúc đẩy tiến bộ xã hội, vai trò chủ yếu của thị trường có thề được khái quát như sau:

Một là, thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển.

Giá trị của hàng hóa được thực hiện thông qua trao đổi. Việc trao đổi phải được diễn ra ở thị trường. Thị trường là môi trường đề các chủ thể thực hiện giá trị hàng hóa. Sản xuất hàng hóa càng phát triền, sản xuất ra càng nhiều hàng hóa, dịch vụ thì càng đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn. Sự mờ rộng thị trường đến lượt nó lại thúc đẩy trở lại sản xuất phát triển. Vì vậy, thị trường là môi trường, là điều kiện không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh.

Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Thị trường dặt ra các nhu cho sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển. Do đó, đòi hỏi các thành viên trong xã hội phải không ngừng nồ lực, sáng tạo để thích ứng dược với sự phát triển của thị trường. Sự sáng tạo được thị trường chấp nhận, chủ thể sáng tạo sẽ dược thụ hường lợi ích tương xứng. Khi lợi ích dược đáp ứng, động lực cho sự sáng tạo được thúc đây. Cứ như vậy, kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội.

Thông qua thị trường, các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết, phân bồ tới các chủ the sừ dụng hiệu quả, thị trường tạo ra cơ chế để lựa chọn các chủ thể có năng lực sử dụng nguồn lực hiệu quả trong nền sản xuất.

Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

Xét trong phạm vi quốc gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất. Thị trường không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Thị trường găn kêt mọi chủ thê giữa các khâu, giữa các vùng micn vào một chỉnh thể thống nhất.

Xét trong quan hệ với nền kinh tế thế giới, thị trường tạo ra sự gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới. Các quan hệ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội bộ quốc gia, mà thông qua thị trường, các quan hệ đó có sự kết nối, liên thông với các quan hệ trên phạm vi thế giới. Với vai trò này, thị trường góp phần thúc đẩy sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

Vai trò của thị trường luôn không tách rời với cơ chế thị trường. Thị trường trở nên sống động bởi có sự vận hành của cơ chế thị trường.

Cơ chế thị trường là hệ thông các quan hệ mang tỉnh tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.

Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguôn vôn, tài nguyên, công nghộ, sức lao động, thông tin, trí tuệ., trong nền kinh tế thị trường. Đây là một kiều cơ chế vận hành nền kinh tế mang tính khách quan, do bản thân nền sản xuất hàng hóa hình thành. Cơ chế thị trường được A.Smith ví như là một bàn tay vô hình có khả năng tự điều chỉnh các quan hộ kinh tế.

2. Nền kinh tế thị trường và một số quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường

2.1 Nền kinh tế thị trường

Khái niệm

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đồi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.

Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên, tự túc, kinh tế hànệ hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triền thành kinh tế thị trường. Kinh tể thị trường cũng trải qua quá trình phát triền ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại ngày nay. Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại.

Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường đã phát triền qua nhiều giai đoạn với nhiều mô hình khác nhau, các nền kinh tế thị trường có những đặc trưng chung bao gồm:

Thứ nhất, có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật.

Thứ hai, thị trường dóng vai trò quyết định trong việc phân bồ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ...

Thứ ha, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi ích kinh tế - xã hội khác; nhà nước là chủ thồ thực hiện chức năng quản lý, chức năng kinh tế; thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình dang xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế;

Thứ tư, là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế.

Các đặc trưng trên mang tính phố biến của mọi nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trị xã hội của mỗi quốc gia, ngoài những đặc trưng chung, mỗi nền kinh tế thị trường quốc gia có thể có đặc trưng riêng, tạo nên tính đặc thù và các mô hình kinh tể thị trường khác nhau.

Hộp 2.4. Quan niệm của P. Samuclson về nền kinh tế thị trường

Nen kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó cảc cá nhân và các hãng tư nhân đưa ra các quyết định chủ yếu về sản xuất và tiêu dùng. Các hãng sản xuất hàng tiêu dùng thu được lợi nhuận cao nhất bằng các kỹ thuật sản xuất có chi phí thấp nhất.

Nguồn: P.Samuelson, Kinh tế học, tập 1, bản dịch tiếng Việt, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1997, tr. 35.

Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường

Nen kinh tế thị trường có nhiều ưu thế, tuy nhiên, nó cũng có những khuyết tật. Những ưu thế và khuyết tật đó là:

- Ưu thế của nền kinh tế thị trường

Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo các chủ thể kinh té.

Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể luôn có cơ hội đề tìm ra động lực cho sự sáng tạo của mình. Thông qua vai trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, qua đó, thúc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu quả. Nền kinh tế thị trường chấp nhận những ý tưởng sáng tạo mới trong thực hiện sản xuất kinh doanh và quản lý. Nen kinh tế thị trường tạo môi trường rộng mở cho các mồ hình kinh doanh mới theo sự phát triền của xã hội.

Hai là, nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi tiềm năng, lợi thế đều có thể được phát huy, đều có thể trở thành lợi ích đóng góp cho xã hội. Thông qua vai trò gắn kết của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hiệu quả hơn hẳn so với nền kinh tế tự cấp tự túc hay nền kinh tế kế hoạch hóa để phát huy tiềm năng, lợi thế của từng thành viên, từng vùng miền trong quốc gia, của từng quốc gia trong quan hệ kinh tế với phẩn còn lại của thê giới.

Ba là, nền kinh tế thị trường tạo luôn tạo ra các phương thức dể thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đay tiến bộ, văn minh xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, các thành viên của xã hội luôn có thể tìm thấy cơ hội tối đa đề thỏa mãn nhu cầu của mình. Nen kinh tế thị trường với sự tác động của các quy luật thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với khối lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng về các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời; người tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu cũng như đáp ứng dầy dủ mọi chủng loại hàng hóa, dịch vụ. Thông qua đó, nền kinh tế thị trường trở thành phương thức để thúc đẩy văn minh, tiến bộ xã hội.

- Khuyết tật của nền kinh tế thị trường

Bên cạnh những ưu thế, kinh tế thị trường cũng những khuyết tật vốn có. Những khuyết tật chủ yếu của kinh tế thị trường bao gồm:

Một là, trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.

Sự vận động của cơ chế thị trường không phải khi nào cũng tạo được những cân đối, do đó, luôn tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảnậ. Khủng hoàng có thể diễn ra cục bộ, có thề diễn ra trên phạm vi tổng thể. Khủng hoảng có thể xáy ra đối với mọi loại hình thị trường, với mọi nền kinh tế thị trường. Sự khó khăn đối với các nền kinh tế thị trường thể hiện ở chỗ, các quốc gia rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra khủng hoảng. Nen kinh tế thị trường không tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này.

Hai là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

Do phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi trường. Cũng vì động cơ lợi nhuận, các thủ thề sản xuất kinh doanh có thể vi phạm cả nguyên tắc đạo đức đề chạy theo mục tiêu làm giàu thậm chi phi pháp, góp phần gây ra sự xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm chí cà đạo đức xã hội. Đây là những mặt trái mang tính khuyết tật của bản thân nền kinh tế thị trường. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh có thể không tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế nhưnẹ có lợi nhuận kỷ vọng thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Tự nền kinh tế thị trường không thề khắc phục được các khuyết tật này.

Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục dược hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phân hóa xã hội về thu nhập, về cơ hội là tất yếu. Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được khía cạnh phân hóa có xu hướng sâu sắc. Các quy luật thị trường luôn phân bổ lợi ích theo mức độ và loại hình hoạt động tham gia thị trường, cộng với tác động của cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như một tất yếu. Đây là khuyết tật của nền kinh tế thị trường cần phải có sự bô sung và điều tiết bởi vai trò của nhà nước.

Do những khuyết tật của kinh tế thị trường nên trong thực tế không tổn tại một nền kinh tế thị trường thuần túy, mà thường có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường. Khi đó, nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hay nền kinh tế hỗn hợp.

2.2 Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường

Có rất nhiều quy luật kinh tế điều tiết nền kinh tế thị trường. Là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, các quy luật của nền kinh tế hàng hóa cũng phát huy tác dụng trong nền kinh tế thị trường, với ý nghĩa như vậy, sau đây sẽ nghiên cứu một số quy luật điển hình:

* Quy luật giá trị

Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.

Về nội dung, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận sản phẳm thì lượng giá trị của một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Vì vậy họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao dộng xã hội cần thiết. Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biột.

Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Thông qua sự sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy dược sự hoạt động của quy luật giá trị. Những người sản xuất và trao đồi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:

Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất. Neu giá cả hàng hóa bằng hoặc lớn hơn giá trị thì việc sản xuất nên được tiếp tục, mở rộng. Tư liệu sản xuất, sức lao động sẽ được tự phát dịch chuyển vào ngành đang có giá cả cao.

Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hoá ở nơi có giá cả thấp được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung cầu hàng hoá giữa các vùng cân bằng, phân phổi lại thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường (nếu giá cao thì mua ít, giá thấp mua nhiều)...

Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hỏa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.

Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có giá trị cá hiệt nhò hon giá trị xã hội, khi hán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng ậiá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm... Ket quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống. Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng... làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất.

Thứ ba, phân hoá những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên.

Trong quá trình cạnh tranh, những người sán xuất nhạy bén với thị trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ trở ncn giàu có. Ngược lại, những người do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ công nghệ lạc hậu... thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội và dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản, thậm chí phải đi làm thuê. Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích cá nhân, dầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế... là những yếu tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác.

Quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất; vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường.

* Quy luật cung - cầu

Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hộ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung - cầu phải có sự thống nhất.

Trên thị trường, cung - cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuycn tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Neu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị; ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị; nếu cung bằng cầu thì ^iá cả bằng với giá trị. Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.

Quy luật cung - cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hoá; làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giả của hàng hóa. Căn cứ quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả. ơ đâu có thị trường thì ở đó quy luật cung - cầu tôn tại và hoạt động một cách khách quan. Neu nhận thức được chúng thì có thể vận dụng đề tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi cho quá trình sản xuẩt. Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng... đề tác động vào các hoạt động kinh tế, duy trì những tỷ lệ cân đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý.

* Quy luật lưu thông tiền tệ

Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên yêu cầu của lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

Theo yêu cầu của quy luật, việc đưa số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong mỗi thời kỳ nhất định phải thống nhất với lưu thông hàng hóa. Việc không ăn khớp giữa lưu thông tiền tệ với lưu thông hàng hóa có thể dẫn tới trì trệ hoặc lạm phát.

Về nguyên lý, số lượng tiền càn thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định dược xác định bằng công thức tổng quát sau:

\(M = \frac{{P.Q}}{V}\)

Trong đó M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định; p là mức giá cả; Q là khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông; V là số vòng lưu thông của đồng tiền.

Như vậy, khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra thị trường và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ. Quy luật này có ý nghĩa chung cho các nền sản xuất hàng hóa.

Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phồ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:

\(M = \frac{{P.Q - (G1 + G2) + G3}}{V}\)

Trong đó P.Q là tổng giá cả hàng hóa; G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu; G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau; G3 là tông giá cả hàng hóa đến kỷ thanh toán; V là số vòng quay trung bình của tiền tệ.

Nội dung nêu trên mang tính nguyên lý, trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày nay việc xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông trở nên phức tạp hơn song không vượt ra ngoài khuôn khổ nguyên lý ncu trên.

Khi tiền giấy ra đời, nếu được phát hành quá nhiều sẽ làm cho đồng tiền bị mất giá trị, giá cả hàng hóa tăng lỏn dẫn đến lạm phát. Bởi vậy, nhà nước không thể in và phát hành tiền giấy một cách tùy tiện mà phải tuân theo nguyên lý của quy luật lưu thông tiền tệ.

* Quy luật canh tranh

Quy luật cạnh tranh là CỊuy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chú thể trong sản xuất và trao đôi hàng hoá. Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh.

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa.

Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên thường xuyên, quyết liệt hơn.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể diễn ra giữa các chủ thể trong nội bộ ngành, cũng có thể diễn ra giữa các chủ thề thuộc các ngành khác nhau.

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thề kinh doanh trong cùng một ngành hàng hóa. Đây là một trong những phương thức đổ thực hiện lợi ích của doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất.

Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thâp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó.

Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hoá. Cùng một loại hàng hóa được sản xuất ra trong các doanh nghiệp sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động ...) khác nhau, cho nên hàng hoá sản xuất ra có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hoá được trao đồi theo giá trị thị thị trường chấp nhận.

Theo C.Mác, "Một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Mặt khác, lại phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung binh của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này"

- Cạnh tranh giữa các ngành

Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau.

Cạnh tranh giữa các ngành, vì vậy, cũng trở thành phương thức đề thực hiện lợi ích của các chủ thể thuộc các ngành sản xuất khác nhau trong điều kiện kinh tế thị trường.

Cạnh tranh giữa các ngành là phương thức để các chủ thể sản xuất kinh doanh ở các ngành sán xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình. Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất.

Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.

- Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Những tác động tích cực của cạnh tranh

Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, từ đó kéo theo sự đồi mới về trình độ tay nghề, tri thức của người lao động. Kết quả là, cạnh tranh thúc đẳy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh hơn.

Thứ hai, cạnh tranh thúc đấy sự phát triển nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi cua mọi chủ thế kinh té đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Horn nữa, mọi hoạt động của các chú thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều nhằm mục đích lợi nhuận tối đa, muốn vậy ngoài việc hợp tác, họ cũng cạnh tranh với nhau đề có được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh đề thu được lợi nhuận cao nhất. Thông qua đó, nền kinh té thị trường không ngừng được hoàn thiện hơn.

Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bồ các nguồn lực.

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc cạnh tranh để phân bồ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn cả. Theo đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để có được cơ hội sử dụng các nguồn lực để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận tối đa. Chỉ có những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn thì mới bán được và do đó người sản xuất mới cỏ lợi nhuận.

Vì vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, làm cho nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng.

Hộp 2.5. Tác động của cạnh tranh trong quan điểm của kinh tế học vi mô

Với các nguồn lực và công nghệ cho trước của xã hội, ngay cả những nhà lập kế hoạch thành thạo nhất hoặc một chương trình tái tổ chức thông minh nhất cũng không thể tìm ra được một giải pháp tốt hơn so với thị trường cạnh tranh.

Nguồn: p. Samuelson, Kinh tế học, tập /, Nxb. Chinh trị quốc gia, 1997, Hà Nội, tr. 547.

Những tác động tiêu cực của cạnh tranh

Khi thực hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh, cạnh tranh có thể dẫn tới các tác động tiêu cực như:

Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.

Khi các chủ thể thực hiện các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí là các thủ đoạn xấu đề tìm kiếm lợi thế sẽ làm xói mòn đến môi tnrờng kinh doanh, thậm chí xói mòn giá trị đạo đức xã hội. Do đó, các biện pháp, thủ đoạn cạnh tranh thiếu lành mạnh cần được loại trừ.

Hai là, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Để giành ưu thế trong cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ các nguồn lực mà không phát huy vai trò của các nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh, không đưa vào sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội. Trong những trường hợp như vậy, cạnh tranh đã làm cho nguồn lực xã hội bị lãng phí.

Ba là, cạnh tranh không lành mạnh gây làm tổn hại phúc lợi của xã hội.

Khi các nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh không lành mạnh đã khiến cho phúc lợi xã hội bị tổn thất. Thay vì nếu sử dụng hiệu quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn để thỏa mãn nhu cầu. Cho nên, khi các chủ thể sử dụng các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 2: Thị trường và nền kinh tế thị trường do eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.

Ngày:25/01/2021 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM