Bài 2: Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
Bài giảng Triết học: Bài 2 Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư cung cấp các nội dung chính như: Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư; Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến; Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư; Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
2. Bản chất tư bản và sự phân chia tư bản
2.2 Tư bản bất biến và tư bản khả biến
3. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
3.2 Khối lượng giá trị thặng dư
4. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
4.1 Phương pháp SX giá trị thặng dư tuyệt đối
1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nửa, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi và giá trị thặng dư.
Vậy, quá trình sản xuẩt tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. C. Mác viết: "Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hóa; với tư cách là sự thống nhât giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hĩnh thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá".
Quá trình sản xuâl ưong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm:
Một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của anh ta thuộc về nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất và được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
Hai là, sản phẩm là do lao động của người công nhân tạo ra, nhưng nó không thuộc về công nhân mà thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta lấy việc sản xuất sợi của một nhà tư bản làm ví dụ. Đây là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình lớn lên của giá trị hay là quá trình sản xuât giá trị thặng dư.
Giả định để sản xuất 10 kg sợi, cần 10 kg bông và giá 10 kg bông là 10 $. Để biến số bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2 $; giá trị sức lao động trong một ngày là 3 $ và sức lao động được mua bán theo đúng giá trị. Ngày lao động là 12 giờ; trong một giờ lao động, người công nhân tạo ra một lượng giá trị là 0,5 $; cuối cùng giả định trong quá trình sản xuất sợi đã hao phí thời gian lao động cá biệt ngang bằng với hao phí lao động xã hội cần thiết.
Với giả định như vậy, nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân lao động trong 6 giờ, thì nhà tư bản phải ứng ra là 15 $ và giá trị của sản phẩm mới (10 kg sợi) mà nhà tư bản thu được cũng là 15 $. Như vậy, nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đến cái điểm đủ bù đắp lại giá trị sức lao động (6 giờ), tức là bằng thời gian lao động tất yếu, thì chưa có sản xuâl ra giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến thành tư bản.
Trong thực tế, quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị mà sức lao động đó có thể tạo ra cho nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau mà nhà tư bản đã tính đến trước khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong một ngày (12 giờ). Việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền của nhà tư bản.
Nếu nhà tư bản bắt công nhân lao động 12 giờ trong ngày như đã thoả thuận thì:
Chi phí sản xuất
Giá trị sản phẩm mới (20 kg sợi)
Tiền mua bông (20 kg): 20$ Tiền hao mòn máy móc: 4$ Tiền mua sức lao dộng ưong 1 ngày: 3$
Giá ữị của bông được chuyển vào sợi: 20$ Giá trị của máy móc được chuyển vào sợi: 4$ Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra trong 12 giờ lao động: 6$
Tổng cộng: 27$
Tổng cộng: 30$
Như vậy, toàn bộ chi phí sản xuât mà nhà tư bản bỏ ra là 27 $, còn giá trị của sản phẩm mới (20 kg sợi) do công nhân sản xuất ra trong 12 giờ lao động là 30 $. Vậy 27 $ ứng hước đã chuyên hóa thành 30 $, đã đem lại một giá trị thặng dư là 3 $. Do đó tiền tệ ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản.
Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể rút ra những kết luận sau đây:
Một là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra (20 kg sợi), chúng ta thây có hai phần: Giá trị những tư liệu sản xuâl nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (trong ví dụ là 24 $). Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất gọi là giá trị mới (trong ví dụ là 6 $). Phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
Vậy, giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân lầm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới.
Hai là, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động tất yếu và lao động trong khoảng thời gian đó là lao động tất yếu. Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư.
Ba là, sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta nhận thây mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã được giải quyết: Việc chuyên hóa của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hóa đặc biệt, đó là hàng hóa sức lao động. Sau đó, nhà tư bản sử dụng hàng hóa đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lỉnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyên thành tư bản.
Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đã vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến
2.1 Bản chất của tư bản
Các nhà kinh tế học tư sản thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra, bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trỏ thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng đê bóc lột lao động làm thuê. Khi chê" độ tư bản bị xoá bỏ thì tư liệu sản xuất không còn là tư bản nữa. Như vậy, tư bản không phải là một vật mà là một quan hệ sản xuât xã hội nhât định giữa người và người trong quá trình sản xuất, nó có tính chất tạm thời trong lịch sử.
Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Như vậy, bản chất của tư bản là phản ánh quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.
2.2 Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trĩnh sản xuất, thành các hình thức tồn tại khác nhau của tư bản sản xuât. Vậy, các bộ phận khác nhau đó của tư bản có vai trò như thế nào trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư?
Trước hết, xét bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại được sử dụng toàn bộ trong quá ưình sản xuất, nhưng chỉ hao mòn dần, do đó chuyên dần từng phần giá trị của nó vào sản phẩm như máy móc, thiết bị, nhà xưởng..., có loại khi đưa vào sản xuất thì chuyên toàn bộ giá trị của nó trong một chu kỳ sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu. Song, giá trị của bất kỳ tư liệu sản xuất nào cũng đều nhờ có lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn vầ di chuyên vào sản phẩm, nên giá trị đó không thể lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất đã bị tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm. Cái bị tiêu dùng của tư liệu sản xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc tiêu dùng đó là tạo ra một giá trị sử dụng mới. Giá trị tư liệu sản xuất được bảo toàn dưới dạng giá trị sử dụng mới chứ không phải là được sản xuẩt ra.
Bộ phận tư bản biếh thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó, được C. Mác gọi là tư bản bât biên (ký hiệu là c).
Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì lại khác. Một mặt, giá trị của nó biến thành các tư liệu sinh hoạt của người công nhân và biến đi trong tiêu dùng của công nhân. Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Như vậy, bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã không ngừng chuyển hóa từ đại lượng bất biên thành một đại lượng khả biến, tức là đã tăng lên về lượng trong quá trình sản xuất.
Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biêh đổi về lượng, được C. Mác gọi là tư bản khả biến (ký hiệu là v).
Như vậy, tư bản bất biên là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đã giúp c. Mác tìm ra chiếc chìa khoá để xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. C. Mác là người đầu tiên chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Căn cứ cho sự phân chia đó là dựa vào vai trò khác nhau của các bộ phận của tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, do đó nó vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
Sau khi vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, C. Mác nghiên cứu trình độ và quy mô của sự bóc lột, tức là nghiên cứu tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
3.1 Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suât giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
Nếu ký hiệu m' là tỷ suât giá trị thặng dư, thì m' được xác định bằng công thức:
\(m' = {m {} \over v}*100\%\)
Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao động tạo ra, thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu. Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư mà người công nhân lầm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình.
Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột. Đe phản ánh quy mô bóc lột, C. Mác sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư.
3.2 Khối lượng giá trị thặng dư
Khôi lượng giá trị thặng dư là tích sô' giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biên đã được sử dụng.
Nếu ký hiệu M là khối lượng giá trị thặng dư thì M được xác định bằng công thức:
M = m'. V hay \(M= {m {} \over v}.V\)
Trong đó:
v: tư bản khả biến đại biểu cho giá trị 1 sức lao động;
V: Tổng tư bản khả biên đại biểu cho giá trị của tổng số sức lao động;
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khôi lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng.
4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, vì vậy, các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suâl và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuât giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
4.1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư dược sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Điều đó có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:
Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là: \(m'= {4{} \over 4}.100 \%=100 \%\)
Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu khồng thay đổi, vẫn là 4 giờ. Khi đó ngày lao động được chia như sau:
Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là: \(m'= {6{} \over 4}.100 \%=150 \%\)
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đôi ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên. Trước đây tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, thì bây giờ ỉà 150%.
Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tình thần của người lao động quyết định. Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí đc phục hồi sức khoẻ. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cáp công nhân. Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tính thần của người lao động.
Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượng không cố định và có nhiều mức khác nhau. Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộc đấu tranh giừa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực lượng quyết định. Cuộc đâu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn, ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.
4.2 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát hiển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội, tức là bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
Sản xuất giá trị thặng cỉư tương đôi là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Điều đó có thể biểu diễn như sau:
Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là: \(m'= {4{} \over 4}.100 \%=100 \%\)
Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3 giờ lao động đã tạo ra được một lượng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian lao động thặng dư. Điều đó được biểu diễn như sau:
Do đó, bây giờ tỷ suât giá trị thặng dư sẽ là: \(m'= {5{} \over 3}.100 \%=166 \%\)
Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100 lên 166%.
Làm thế nào để có thể rút hgắn được thời gian lao động tất yếu? Thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao đông. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao đông trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân và tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt đó, tức là tăng năng suất lao động xã hội.
Nêu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trĩnh độ bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử idụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà ữái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động. Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động táng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thảng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.
Giá trị thặng dư siêu ngạch
Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhát để tăng năng suất lao đông trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hảng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực manh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suát lao động, làm cho năng suât lao động xã hội táng lên nhanh chóng, C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sỏ tăng năng suât lao động (mặc dù một bên là dựa vào tăng năng suât lao động cá biệt, còn một bên dưa vào tăng năng suât lao động xã hội).
Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đôì còn thể hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đôi do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được. Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được. Xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mớĩ quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ canh hanh giữa các nhà tư bản.
Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, manh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hóa.
5. Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Theo C. Mác, tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thật vậy, giá trị thặng dư - phần giá trị mới đổi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hóa với chất lượng tốt cũng chỉ vì họ muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.
Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất.
Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư lầ quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản hiộn nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thông trị của giai cấp tư sản.
Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sông tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới sau đây:
Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn.
Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó, lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động ngày nay mà tỷ suất và khôi lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.
Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hĩnh thức: xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không ngang giá... lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản phát triển bòn rút từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản phát triển đã bòn rút châl xám, hủy hoại môi sinh, cũng như cội rễ đời sống văn hóa của các nước lạc hậu, chậm phát triển.
Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 2: Phương pháp nghiên cứu môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản
- doc Bài 3: Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
- doc Bài 4: Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành tư bản tích lũy tư bản
- doc Bài 5: Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư
- doc Bài 6: Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư