Hóa học 12 Bài 2: Lipit

Nội dung bài học bên dưới đây sẽ giúp các em có thêm hiểu biết về trạng thái tự nhiên, tầm quan trọng của lipit; hiểu về các tính chất vật lý, tính chất hóa học cũng như cách sử dụng chất béo hợp lí đồng thời luyện tập một số dạng bài tập thường gặp. Mời các em cùng tham khảo.

Hóa học 12 Bài 2: Lipit

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm

Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như: ete, cloroform, xăng dầu...

Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit… hầu hết chúng đều là các este phức tạp.

Chất béo: là trieste của glixerol với các axit béo, là các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C (thường từ 12C đến 24C) không phân nhánh, được gọi chung là triglixerit.

Công thức tổng quát của chất béo với R1, R2, R3 có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Công thức tổng quát của chất béo

- Một số axit béo thường gặp:

  • Axit panmitic: C15H31COOH
  • Axit stearic: C17H35COOH
  • Axit oleic: C17H33COOH
  • Axit linoleic: C17H31COOH

1.2. Tính chất vật lí của Lipit

- R1, R2, R3: không no ⇒ Chất béo lỏng (dầu thực vật)

Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5

- R1, R2, R3: no ⇒ Chất béo rắn (mỡ động vật)

Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5

1.3. Tính chất hóa học của Lipit

- Phản ứng thủy phân

  • Môi trường axit → axit béo + glixerol: (RCOO)3C3H5  + 3H2O → 3RCOOH + C3H5(OH)3
  • Môi trường kiềm: (Phản ứng xà phòng hóa): (RCOO)3C3H5  + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

- Muối Na, K của axit béo → gọi là xà phòng 

Ví dụ: C17H35COONa,  C17H35COOK, ...

- Phản ứng cộng Hcủa chất béo lỏng

(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5  (đk: 175 - 190oC, xt: Ni)

- Chú ý: Chất béo không no sẽ bị oxh bởi không khí → peoxit, chất này bị phân hủy tạo thành các anđehit có mùi khó chịu và gây hại cho người ăn.

1.4. Vai trò chất béo

Chất béo →  axit béo + glixerol

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Xác định công thức hoặc khối lượng của chất béo

Bài 1: Thủy phân hoàn toàn 444g một lipit thu được 46g glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là:

A. C15H31COOH và C17H35COOH

B. C17H31COOH và C17H35COOH

C. C17H35COOH và C17H33COOH

D. C17H33COOH và C15H31COOH

Hướng dẫn giải 

nGlixerol = 0,5 mol

Gọi công thức lipit có dạng: C3H5(OCOR)3 với R = (2R1 + R2) : 3

C3H5(OCOR)3 + 3H2O ↔ C3H5(OH)3 + 3RCOOH

0,5                                          0,5mol

M lipit = 0,5.(41 + 132 + 3R) = 444 ↔ R = (2R1 + R2) : 3 = 238,33  (1)

Mà MC17H35 = 239, MC17H33 = 237, MC15H33 = 213, MC15H31 = 211

Kết hợp với (1) ↔ cặp nghiệm phù hợp C17H35 và C17H33

→ Đáp án C

Bài 2: Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H30COO)3C3H5 cần dùng 1,2kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:

A. 8,100kg

B. 0,750kg

C. 0,736kg

D. 6,900kg

Hướng dẫn giải 

(C17H30COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Ta có: nNaOH = 0,03Kmol

nC3H5(OH)3 = 1/3 nNaOH = 0,01Kmol

mC3H5(OH)3 = 0,01.92 = 0,92kg

H = 80% ⇒ mglixerol thực tế = 0,92. 80% = 0,736kg

→ Đáp án C

Bài 3: Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?

A. 1,78 kg

B. 0,184 kg

C. 0,89 kg

D. 1,84 kg

Hướng dẫn giải 

Tristearin: (C17H35COO)3C3H5

mglixerol = 92.nglixerol = 92.ntristearin = 92. (2,225/890). 0,8 = 0,184 kg.

→ Đáp án C

2.2. Dạng 2: Xác định chỉ số axit, chỉ số xà phòng, chỉ số iot của chất béo

Bài 1: Để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 14g một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẩu chất béo trên là:

A. 6,0   

B. 7,2   

C. 4,8   

D. 5,5

Hướng dẫn giải 

mKOH = 0,1. 0,0015.56 = 0,084g = 84mg

⇒ Chỉ số axit = 84/14 = 6

→ Đáp án A

Bài 2: Để xà phòng hóa 63mg chất béo trung tính cần 10,08mg NaOH. Chỉ số xà phòng của chất béo là:

A. 224   

B.140   

C.180   

D.200

Hướng dẫn giải 

NaOH → KOH

40 → 56 (mg)

10,08 → 14,112 (mg)

Chỉ số xà phòng là = 14,112/0,063 = 224

→ Đáp án A

Bài 3: Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 26,0   

B. 86,2   

C. 82,3   

D. 102,0

Hướng dẫn giải 

(C17H33COO)3C3H5 + 3I2  → (C17H33I2COO)3C3H5

884                                  3.254

Chỉ số iot là \(\frac{{3.254}}{{884}}.100 = 86,2\)

→ Đáp án B

Bài 4: Một loại chất béo chứa 4,23% axit oleic, 1,6% axit panmitic còn lại là triolein. Chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo trên là:

A. 109,6

B. 163,2

C. 190,85

D. 171,65

Hướng dẫn giải 

Giả sử có 100g chất béo

⇒ mC17H33COOH = 4,23 g; mC15H31COOH = 1,6 g;

⇒ m(C17H33COO)3C3H5 = 94,17g

Để phản ứng hết với 100g chất béo trên cần:

nKOH = nC17H33COOH + nC15H31COOH + 3n(C17H33COO)3C3H5

\( = \frac{{4,23}}{{282}} + \frac{{1,6}}{{256}} + 3.\frac{{94,17}}{{884}} = 0,3408\) mol

⇒ mKOH = 19,085 g = 19085 mg

⇒ Chỉ số xà phòng hóa là: 19085/100 = 190,85

→ Đáp án C

Bài 5: Khi cho 58,5 gam một chất béo có thành phần chính là những axit béo chưa bão hòa phản ứng với dung dịch iôt thì thấy cần một dung dịch chứa 9,91 gam iôt. Chỉ số iôt của mẫu chất béo trên là:

A. 16,94

B. 16,39

C. 19,63

D. 13,69

Hướng dẫn giải 

Chỉ số I2 là số gam I2 cần để cộng với 100g chất béo

⇒ Chỉ số iot là: (9,91/58,5).100 = 16,94

→ Đáp án A

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit thu được sản phẩm là?

Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 8,9 gam tristearin bằng dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là?

Câu 3: Để biến một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình gì?

Câu 4: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit X thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là?

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là:

A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa

B. HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa

C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa

D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br1M. Giá trị của a là:

A. 0,20 

B. 0,15   

C. 0,30  

D. 0,18

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun. nóng có xúc tác Ni.

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

C. Chất béo bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.

D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 4a); Hiđro hoá m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam M với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất.rắn. Giá trị của m2 là?

A. 57,2

B. 52,6  

C. 53,2

D. 42,6

Câu 5: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng?

A. nước và quỳ tím

B. nước và dung dịch NaOH

C. dung dịch NaOH

D. nước brom

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Lipit Hóa học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học các em cần nắm:

  • Khái niệm, phân loại, trạng thái tự nhiên và tầm quan trọng của lipit.
  • Tính chất vật lí, công thức chung về tính chất hóa học của chất béo.
  • Sử dụng chất béo một cách hợp lí
Ngày:01/07/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM