Bài 2: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Bài giảng Kinh tế chính trị Bài 2: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cung cấp các nội dung chính như: Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Vỉệt Nam. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 2: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thể chế và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thể chế

Thể chế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhăm điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội.

Thể chế kinh tế

Là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.

Theo đó, các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế bao gồm: Hệ thống pháp luật về kinh tế của nhà nước và các quy tắc xã hội được nhà nước thừa nhận; hệ thống các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế; các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện các quy định và vận hành nền kinh tế.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Lý do phải thực hiện hoàn thiên thể chế kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất, do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đồng bộ.

Do mới được hình thành và phát triển, cho nên, việc tiếp tục hoàn thiện thề chế là yêu cầu mang tính khách quan. Nhà nước quán lý, điều tiết nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ khác để giảm thiều các thất bại của thị trường, thực hiện công bằng xã hội. Do đó, cần phải xây dựng và hoàn thiện thề chế kinh tế thị trường để phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực và khuyết tật của nó.

Thứ hai: hệ thống thể chế chưa đầy đủ.

Xuất phát từ yêu càu nâng cao năng lực quàn lý của nhà nước trong nên kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, thê chê kinh tế thị trường là sản phẩm của nhà nước, nhà nước với tư cách là tác giả của thề chế chính thức đương nhiên là nhân tố quyết định số, chất lượng của thề chế cũng như toàn bộ tiên trình xây dựng và hoàn thiện thề chế. Với bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và do vậy thổ chế kinh tế thị trường ở Việt

Nam phải là thể chế phục vụ lợi ích, vì lợi ích của nhân dân. Trình độ và năng lực tổ chức và quản lý nèn kinh lé thị trường của nhà nước thể hiện chủ yếu ở năng lực xây dựng và thực thi thể chế. Do vậy, nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu của nền kinh tế.

Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yểu tố thị trường và các loại thị trường.

Trên thực tể, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống thể chế vừa chưa đủ mạnh, vừa hiệu quả thực thi chưa cao. Các yếu tố thị trường, các loại hình thị trường mới ở trình độ sơ khai. Do đó, càn tiếp tục thực hiện thiện thề chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan.

Hộp 5.2. Đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số hạn chế trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực hiện còn chậm. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ồn định, nhất quán; chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bồ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triền.

Hai là, hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận một số nguồn lực xã hội chưa bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế. Cải cách hành chính còn chậm.

Ba là, môi trường đàu tư, kinh doanh chưa thật sự thông thoáng, mức độ minh bạch, ồn định chưa cao. Quyền tự do kinh doanh chưa dược tôn trọng đầy đủ. Quyền sờ hữu tài sản chưa được bảo đảm thực thi nghicm minh.

Bốn là, một số thị trường chậm hình thành và phát triền, vận hành còn nhiều vướng mắc, kcm hiệu quả; giá cả một số hàng hỏa, dịch vụ thiết yếu chưa phù hợp với cơ chế thị trường.

Năm là, thể chế bào đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn nhiều bắt cập. Bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Xóa đói, giảm nghèo còn chưa bền vững. Hội nhập kinh tế quốc tc hiệu quả chưa cao, thiếu chủ động phòng ngừa và xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.

Sáu là, đồi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triền kinh tế - xã hội còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đồi mới về kinh tế; cơ chế kiểm soát quyền lực, phân công, phân cấp còn nhiều bất cập. Quán lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hiệu lực, hiệu quà chưa cao; ký luật, kỷ cương chưa nghiêm.

Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 về hoàn thiện thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, H. 2017.

2. Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Vỉệt Nam

2.1 Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế

Để hoàn thiện thể chế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần thực hiện các nội dung sau:

Một là: Thể chế hóa đày đủ quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định doạt và hường lợi từ tài sản) của nhà nước, tổ chức và cá nhân. Bảo đám công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản được giao dịch thông suốt; bảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.

Hai là: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai để huy động và sử dụng hiệu quá đất đai, khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí.

Ba là: Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Bốn là: Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, sử dụng có hiệu quả các tài sản công; phân biệt rõ tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện mục tiêu chính sách xã hội.

Năm là: Hoàn thiện hệ thống thề chế liên quan đến sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích đồi mới, sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy, bảo vệ quyền sở hữu tri tuệ.

Sáu là: Hoàn thiện khung pháp luật về hợp dồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo hướng thống nhất, đồng bộ. Phát triển hệ thống đăng ký các loại tài sản, nhất là bất động sản.

Bảy là: Hoàn thiện thề chế cho sự phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Cụ thể:

Thực hiện nhất quán một mặt bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh té đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.

Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh; bảo đám đầy đủ quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh tế đã được Hiến pháp quy định.

Hoàn thiện thề chế về cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; xử lý dứt điểm tình trạng chồng chéo các quy định về điều kiện kinh doanh.

Rà soát, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu, đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan, kiên quyết xóa bỏ các quy định bất hợp lý.

Hoàn thiện thể chế về các mô hình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả của các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, các đon vị sự nghiệp, các nông lâm trường. Trong đó chú ý các khía cạnh như: i) Thê chê hóa việc cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào các lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn chiến lược và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vục mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Quản lý chặt chẽ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, ii) Hoàn thiện thể chế về huy động các nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước để các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển có hiệu CỊuả. iii) Thể chế hóa nội dung và phương thức hoạt động của kinh té tập thể. Tăng cường các hình thức hợp tác, liên kết, hỗ trợ cho nông dân trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sán.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy các thành phần kinh tế, các khu vực kinh tc phát triển đồng bộ để góp phân xác lập trình độ phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công băng văn minh. Trong đó cân tạo thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thúc đẩy hình thành và phát triển các tập doàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại và năng lực quản trị tiên tiến. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài theo hướng chủ động lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ và quản trị hiện đại, có cam kết liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị toàn câu, phù hợp với định hướng cơ câu lại nên kinh tc và các chiên lược, quy hoạch phát triển kinh tế. Trong quản lý và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, càn phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước, đồng thời kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực.

2.2 Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng hộ các yếu tố thị truờng và các loại thị trường

Một là: Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yểu tố thị trường.

Các yếu tố thị trường như hàng hóa, giá cả, cạnh tranh, cung cầu ...cần phải được vận hành theo nguyên tắc thể chế kinh tế thị trường. Muốn vậy, hệ thong thể chế về giá, về thúc đấy cạnh tranh, về chất lượng hàng hóa, dịch vụ... cần phải được hoàn thiện để thúc đẩy sự hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường.

Hai là: Hoàn thiện thể chế đế phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại thị trường

Các loại thị trường cơ bàn như thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường hàng hóa sức lao động... cần phải được hoàn thiện. Đảm bảo sự vận hành thông suốt, phát huy tác động tích cực, cộng hưởng của các thị trường đối với sự phát triển của thề chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.3 Hoàn thiện thế chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến hộ và công bằng xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Xây dựng hệ thống thể chế để có thế kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững với phát triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội tham gia và hưởng thụ công bằng thành quả của qúa trình phát triển.

Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng những nước có nền kinh tế thị trường phát triền nhanh đều là những nước biết mở cửa, hội nhập. Theo đó, xây dựng và hoàn thiện thể chế về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt nam hiện nay cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Một là: Tiếp tục rà soát, bổ sung, diều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Hai là: Thực hiện nhất quán chủ trương da phương hóa, đa dạng hóa trong họp tác kinh tế quốc tế, không để bị lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước. Xây dựng và thực hiện các cơ chế phù hợp với thông lệ CỊUốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bắt lợi trên thị trường thổ giới., bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển của đất nước.

2.4 Hoàn thiện thể nâng cao năng lực hệ thống chính trị

Xây dựng hệ thống thể chể đồng bộ đề nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thề chế kinh tế của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Để phát triển thành công kinh tc thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải phát huy được sức mạnh về trí tuệ, nguồn lực và sự đồng thuận của toàn dân tộc. Muốn vậy cần phải thực hiện nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của nhà nước và phát huy vai trò của nhân dân.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 2: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.

Ngày:26/01/2021 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM