Bài 2: Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945

Bài giảng Lịch sử Đảng: Bài 2 Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945 cung cấp cho người học các kiến thức: Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng; Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 2: Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945

1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

1.1 Tình hình thế giới và trong nước

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ:

Ngày 1-9-1939, phátxít Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, Chiến tranh-thế giới thứ hai bùng nổ. Phátxít Đức lần lượt chiếm các nước châu Âu. Đế quốc Pháp lao vào vòng chiến. Chính phủ Pháp đã thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Tháng 6-1940, Đức tân công Pháp. Chính phủ Pháp dầu hàng Đức. Ngày 22-6-1941, quân phátxít Đức tấn công Liên Xô. Từ khi phátxít Đức xâm lược Liên Xô, tính chât chiến tranh dế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phátxít do Đức cầm đầu.

Tinh hình trong nước:

Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng manh mẽ và trực tiếp dến Đông Dương và Việt Nam. Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị đinh câm tuyên truyền cộng sản, cârn lưu hành, tàng trử tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuât bản, câm hội họp và tụ tập đông người.

Trong thực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn. Chúng phátxít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đồng Dương. Hàng nghìn cuộc khám xét bất ngờ đã diễn ra khắp nơi. Một số quyền tự do, dân chủ đã giành được trong thời kỳ 1936-1939 bị thủ tiêu. Chúng ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách "kinh tế chỉ huy nhàm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh của đế quốc. Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia đỡ đạn.

Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940 phátxít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu cảnh một cổ bị hai hòng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phátxít Pháp - Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

1.2 Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ sáu (tháng 11-1939), Hội nghị lần thứ bảy (tháng 11-1940) và Hội nghị lần thứ tám (tháng 5-1941). Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:

Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hổi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phátxít Pháp - Nhật. Bởi "Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chăng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được".

Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này, Ban Chấp hành Trung ương quyết định tạm gác lại khẩu hiệu "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày", thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo", "Chia lại ruộng đất công cho công bằng và giảm tô, giảm tức"...

Hai là, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.

Để tập hợp lực lượng cách mạng đông đảo trong cả nước, Ban Châ'p hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương; đổi tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc (Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, Thiếu niên cứu quốc...) để vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.

Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại.

Để đưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi, cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng. Ban Chấp hành Trung ương chỉ rỏ: việc "chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta vả dân ta trong giai đoạn hiện tại"1. Trung ương quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và chủ trương thành lập những đội du kích hoạt dộng phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đâu chống địch, bảo vệ nhân dân, vừa phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc Sơn, Vũ Nhai làm trung tâm.

Ban Chấp hành Trung ương xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta: "phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù... với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn".

Ban Chấp hành Trung ương còn đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ hương gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.

1.3 Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu ấy.

Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.

Sau Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5-1941), Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết thông nhất đánh đuổi Pháp - Nhật. Người nhấn mạnh: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đê quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng".

Thực hiện Nghị quyết của Đảng và lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc, các câp bộ đảng và Mặt hận Việt Minh đã tích cực xây dựng các tổ chức cứu quốc của quần chúng, đẩy nhanh việc phát triển lực lượng chính trị và phong trào đâu tranh của quần chúng. Ngày 25-10-1941, Mặt trận Việt Minh tuyên bô ra đòi. Mặt trận Việt Minh đã công bô' 10 chính sách vừa ích nước vừa lợi dân nên được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Từ đầu nguồn cách mạng Pác Bó, Việt Minh đã lan tỏa khắp nông thôn, thành thị, có hệ thông từ

Trung ương đến cơ sở. Một số tổ chức chính trị yêu nước ra đời và đã tham gia làm thành viên của Mặt trận Việt Minh như Đảng Dân chủ Việt Nam (tháng 6-1944). Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đâu tranh chống Pháp - Nhật theo khâu hiệu của Mặt trận Việt Minh.

Trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng, Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng cách mạng, từng bước tô chức, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Từ các đội du kích bí mật, các đội Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã thành lập Việt Nam giải phóng quân. Đảng chỉ đạo việc lập các chiến khu và căn cứ địa cách mạng, tiêu biểu là căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai và căn cứ Cao Bằng. Công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang diễn ra sôi nổi ở các khu căn cứ và khắp các địa phương trong cả nước đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng quần chúng vùng lên đâu tranh giành chính quyền.

2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

2.1 Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần

Phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước:

Vào cuối năm 1944, đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô quét sạch phátxít Đức ra khỏi lãnh thô của mình và tiến như vũ bão về phía Béclin. Phátxít Nhật lâm vào tình trạng nguy khốn. Mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng gay gắt. Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. Quân Pháp đã nhanh chóng đầu hàng quân Nhật.

Ngay đêm 9-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Với những nội dung cơ bản là:

Nhận định tình hình: Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi. Tuy vậy, hiện đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện Tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. Xác định kẻ thù: Sau cuộc đảo chính, phátxít Nhật là kể thù chính, kẻ thù cu thể trước mắt duy nhât của nhân dân Đông Dương, vì vậy phải thay khâu hiệu "đánh đuổi phátxít Nhật - Pháp" bằng khâu hiệu "đánh đuổi phátxít Nhật". Chủ trương: Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đâu tranh lúc này phải thay đổi cho thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa như tuyên truyền xung phong, biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, biểu tinh phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, đẩy mạnh xây dựng các đội tự vệ cứu quôc, v.v.. Phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa. Dự kiến những thời cơ thuận lợi để thực hiện Tông khởi nghĩa như khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở. Cũng có thể là cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành lập, hoặc Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940 và quân dội viễn chinh Nhật mất tinh thần. Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phẩn, giành chính quyền bộ phận:

Từ giữa tháng 3-1945 trở đi, Cao trào kháng Nhật, cứu nước đã diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ và phong phú về nội dung cũng như hình thức.

Phong trào đâu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần đã diễn ra trong nhiều nơi ở vùng thượng du và trung du Bắc Kỳ. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phôi hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Ở Bắc Giang, quần chúng nổi dậy thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng ở nhiều làng. Đội du kích Bắc Giang dược thành lập. Ở Quảng Ngãi, cuộc khởi nghĩa nố ra ở Ba Tơ. Đội du kích Ba Tơ được thành lập.

Trong lúc Cao hào kháng Nhật, cứu nước đang dâng lên mạnh mẽ, ngày 15-4-1945, Ban Thường vụ Trung ương Dang hiệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa (Bắc Giang). Hội nghị nhận định: Tình thê đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tât cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ dịa kháng Nhật đô chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ. Hội nghị đã quyết định thông nhất các lực lượng vũ trang săn có thành Việt Nam giải phóng quân; quyết định xây dựng bảy chiến khu trong cả nước vả chủ trương phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, v.v..

Trong hai tháng 5 và 6-1945, các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ ra, nhiều chiến khu được thành lập ở cả ba miền, ơ Khu giải phóng và một số địa phương, chính quyền nhân dân đã hình thành, tồn tại song song với chính quyền tay sai của phátxít Nhật.

Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng chính thức được thành lập gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang và một số vùng lân cận thuộc tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên.

Giữa lúc phong trào quần chúng trong cả nước đang phát triển mạnh mẽ ở cả nông thôn và thành thị thì nạn đói đã diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do Nhật, Pháp đã vơ vét hàng triệu tấn lúa gạo của nhân dân. Hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Xuất phát từ lợi ích sống còn trước mắt của quần chúng, Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói". Chủ trương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng cấp bách của nhân dân ta, vì vậy trong một thời gian ngắn, Đảng đã động viên được hàng triệu quần chúng tiến lên trận tuyến cách mạng.

2.2 Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa

Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ngày 2-5-1945, Hồng quân Liên Xô chiếm Béclin, tiêu diệt phátxít Đức tận hang ổ của chúng. Ngày 9-5-1945, phátxít Đức đầu hàng không điều kiện, ở châu Á, phátxít Nhật đang đi gần đến chỗ thất bại hoàn toàn.

Trước sự phát triển hết sức nhanh chóng của tình hình, Trung ương quyết định họp Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945- Hội nghị nhận định: Cơ hội rất tốt cho ta giành chính quyền độc lập đã tới và quyết định phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phátxít Nhật và tay sai, trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Hội nghị chỉ rõ khẩu hiệu đâu tranh lúc này là: "Phản đôi xâm lược"; "Hoàn toán độc lập"; "Chính quyền nhân dân". Những nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất và kịp thời, phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay nông thôn; quân sự và chính trị phải phối hợp; phải làm tan rã tinh thần quân địch, v.v..

Hội nghị còn quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội và đối ngoại trong tình hình mới. về đối nội, sẽ lây Mười chính sách lớn của Việt Minh làm chính sách cơ bản của chính quyền cách mạng, về đối ngoại, thực hiện nguyên tắc bình đăng, hợp tác, thêm bạn bớt thù, triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa Pháp - Anh và Mỹ - Tưởng, hết sức tránh trường hợp một mình phải đối phó nhiều kẻ thù trong cùng một lúc; phải tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, của nhân dân các nước trên thế giới, nhâl là nhân dân Pháp và nhân dân Trung Quốc. Hội nghị quyết định cử úy ban khởi nghĩa toàn quốc do Trường Chinh phụ trách và kiện toàn Ban Chấp hành Trung ương.

Ngay đêm 13-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa.

Ngày 16-8-1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và

Mười chính sách của Việt Minh, quyết định đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xác định quốc kỳ, quốc ca và thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh íàm Chủ tịch.

Ngay sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đổng bào và chiến sĩ cả nước: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".

Dưới sự lãnh dạo cùa Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Từ ngày 14-8-1945, các đơn vị giải phóng quân đã liên tiếp hạ nhiều đồn Nhật thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và hỗ trợ quần chúng tiến lên giành chính quyền. Ngày 18-8-1945, nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tình, Quảng Nam và Khánh Hòa giành chính quyền ở tỉnh lỵ.

Ngày 19-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, hàng chục vạn quần chúng sau khi dụ míttinh đã rầm rộ xuống đường biểu tình, tuần hành và mau chóng tỏa đi các hướng chiếm Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Trại lính bảo an, SỞ cảnh sát và các công sở của chính quyền bù nhìn. Trước khí thế áp đảo của quần chúng khởi nghĩa, hơn một vạn quân Nhật ở Hà Nội tê liệt, không dám chống cư. Chính quyền về tay nhân dân.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19-8 có ý nghĩa quyết định đối với cả nước, làm cho chính quyền tay sai Nhật ở các nơi bị tê liệt, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các tỉnh, thành phố khác nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế, ngày 25-8-1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Sài Gòn. Chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 đến ngàv 28-8-1945) cuộc Tồng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước, chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 2-9-1945, tại cuộc míttinh lớn ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố' với quốc dân đồng bào, với toàn thể thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

2.3 Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Tám

Kết quả và ý nghĩa:

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật đổ chế độ quân chủ và ách thống trị của phátxít Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đât nước, làm chủ xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Đảng và nhân dân ta đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào đâu tranh giải phóng dân tộc và giành quyền dân chủ. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đâu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân giành độc lập, tự do.

Đánh giá ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thê tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc'.

Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm:

Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong bối cảnh quốc tế rất thuận lợi: Kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phátxít Nhật đã bị Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới đánh bại. Bọn Nhật ở Đông Dương và tay sai tan rã. Đảng ta đã chớp thời cơ đó phát động toàn dân nổi dậy Tông khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của 15 năm đâu tranh gian khổ của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua ba cao trào cách mạng rộng lớn: Cao trào 1930-1931, Cao trào 1936-1939 và Cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945. Quần chúng cách mạng được Đảng tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh đã trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, có lưc lượng vũ hang nhân dân làm nòng cốt. Cách mạng Tháng Tám thành công là do Đảng ta đã chuẩn bị được lực lượng vĩ đại của toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ sở liên minh công - nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta là người tổ chức và lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám. Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh, đoàn kết thống nhất, nắm đúng thời cơ, chỉ đạo kiên quyết, khôn khéo, biết tạo nên sức mạnh tổng hợp để áp đảo kẻ thù và quyết tâm lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố chủ yếu nhát, quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.

Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến không thê tách rời nhau. Trải qua ba cao trào cách mạng, Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó và xác định: Tuy hai nhiệm vụ không tách rời nhau nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đê quốc và phải thực hiện từng bước với những khâu hiệu cụ thể như: giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất công, chia ruộng đất của bọn phản dộng cho nông dân nghèo, tiến tới cải cách ruộng đất. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Đảng chủ trương chĩa mũi nhọn của cách mạng vào đê quốc, phátxít Nhật - Pháp và bè lũ tay sai nhằm tập trung giải quyết yêu cầu chủ yếu, cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đê quốc và chống phong kiến. Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khôi liên minh công - nông. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi lả nhờ cuộc đấu tranh yêu nước anh hùng của hơn 20 triệu người Việt Nam. Nhưng cuộc nổi dậy của toàn dân chỉ có thê thực hiện được khi có đạo quân chủ lực là giai câ'p công nhân và giai cầp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đạo quân chủ lực này dược xây dựng, củng cố qua ba cao trào cách mạng và lớn mạnh vượt bậc trong Tổng khởi nghĩa. Dưa trên đạo quân chủ lực làm nền tảng, Đảng xây dưng được khối đại đoàn kết dân tộc, động viên toàn dân Tổng khởi nghĩa thắng lợi. Ba là, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Đảng ta đã lợi dụng được mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phátxít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ ngụy quyền tay sai của Pháp và của Nhật, cô lập cao độ kẻ thù chính là bọn đế quốc, phátxít và bọn tay sai phản động; tranh thủ hoặc trung lập những phần tử lừng chừng. Nhờ vậy, Cách mạng Tháng Tám đã giành được thắng lợi nhanh gọn, ít đô máu. Bốn là, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân. Trong Cách mạng Tháng Tám, bạo lực của cách mạng là sư kết hợp chặt chẽ giữa lực lưựng chính trị với lực lượng vũ trang; kết hợp nôi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, trong đó vai trò quyết định là các cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Cách mạng Tháng Tám là kết quả của sự kết hợp tất cả các hình thức đấu tranh kinh tế và chính trị, hợp pháp và không hợp pháp của quần chúng, từ thâp đến cao, từ một sô địa phương lan rộng khắp cả nước, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa, đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân. Năm là, nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ. Đảng ta coi khởi nghĩa là một nghệ thuật, vừa vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm của cách mạng thế giới, vừa tổng kết những kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa ở nước ta. Trong nhiều văn kiện của Đảng từ năm 1939 dến nửa dầu năm 1945, Đảng chỉ ra những điều kiện, thời cơ cho Tổng khởi nghĩa thắng lợi. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi chúng tỏ Đảng đã chọn đúng thời cơ. Đó là lúc bọn cầm quyền phátxít ở Đông Dương hoang mang đến cực độ sau khi Nhật đầu hảng; nhân dân ta không thể sống nghèo khổ như trước được nửa. Đảng đã chuẩn bị sẵn sảng các mặt về chủ trương, lực lượng và tập dượt qua Cao trảo kháng Nhật, cứu nước. Đó là những điều kiện chủ quan cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong - cả nước thắng lợi. Sáu là, xây dựng một Đảng Mác - Lênin đủ sức lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đảng ta ngay từ đầu đã xác định đúng đường lối, chiến lược và sách lược cách mạng, đồng thời không ngừng bổ sung, phát triển đường lối chiến lược và sách lược trong từng thời kỳ cách mạng. Điều đó đòi hỏi Đảng phải biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng. Đảng ta rất coi trọng việc quán triệt đường lối, chủ trương trong đảng viên và quần chúng cách mạng, không ngừng đâu tranh khắc phục những khuynh hướng lệch lạc. Đảng chăm lo công tác tổ chức, cán bộ, giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên về ý chí bất khuất, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng. Đảng biết phát huy triệt để vai trò của Mặt trận Việt Minh với hàng triệu hội viên và thông qua Mặt trận để lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 2: Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945 được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM