Bài 2: Chính sách tiền tệ quốc gia

Mời các bạn cùng eLib tham khảo nội dung bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ Bài 2: Chính sách tiền tệ quốc gia sau đây để tìm hiểu về khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia, nội dung của chính sách tiền tệ, những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ.

Bài 2: Chính sách tiền tệ quốc gia

1. Khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia

Chính sách tiền tệ (monetary policy) do NHTW hoạch định và thực thi nhầm mục tiêu ổn dinh tiền tệ QG.

Nếu NHTW phụ thuộc CP thi nếu có vấn đề quan trọng phải đệ trình Quốc hội hoặc CP. Nếu NHTW độc lập thì không phải đệ trình CP

Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng Trung ương để đạt được những mục đích trọng tâm - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ liên quan việc thay đổi các loại lãi suất thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc giao dịch trên thị trường ngoại hối.

Chính sách tiền tệ của chính phủ, nhằm điều hành khối lượng cung và cầu tiền bằng các biện pháp như phát hành tiền, chống lạm phát, dự trữ bắt buộc và quản lý dự trừ ngoại tệ, tái chiết khấu các kỳ phiếu và lãi suất, chính sách lãi suất... để đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch, ổn định sức mua của đồng tiền, phát triển sản xuất, kinh doanh trong các giai đoạn của nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ là các biện pháp do ngân hàng Trung ương thực hiện nhằm tác động trên hoạt động kinh tế. Mục tiêu hàng đầu của ngân hàng Trung ương ở nhiều nước là kiểm soát lạm phát và giám sát hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động của cơ quan này cũng ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế, như GDP, lãi suất, việc làm, tỷ giá hối đoái.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua đã duy trì một chính sách tiền tệ tương đối chặt chẽ. Chính sách này đã thành công trong việc giảm lạm phát từ mức ba con số ờ cuối thập niên 1980 xuống mức tương đối ổn định cho đến 2008. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện một số cải cách khu vực tài chính như từng bước tự do hóa lãi suất, từng bước điều chỉnh hoạt động nền kinh tế theo cung cầu thực tế của thị trường, giúp phân bổ tốt hơn các nguồn lực tài chính, cải thiện chính sách tiền tệ, ổn định vĩ mô nền kinh tế.

2. Nội dung của chính sách tiền tệ

Nội dung của chính sách tiền tệ có thế quan niệm theo dạng thức chính sách co hẹp (thắt chặt) tiền tệ hoặc chính sách mở rộng tiền tệ. Nếu nền kinh tế đang ở trong tình trạng lạm phát cao một chính sách co hẹp (thắt chặt) tiền tệ ở các mức độ khác nhau cần thiết để chống lạm phát. Ngược lại, nếu nền kinh tế đang ở trong tình trạng suy giảm, táng trưởng quá chậm thì chính sách tiền tệ cần được mở rộng. Chính sách tiền tệ phản ánh khối lượng cung tiền tăng lên (hay giảm bớt) trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm tiền mặt, chuyển khoản.

Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ (ngân hàng Trung ương) sẽ thay đổi lượng cung tiền. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khấu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở.

3. Những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ

Để vận hành chính sách tiền tệ được hoạch định theo các mục tiêu kinh tế vĩ mô, ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ và các quan hệ tiền tệ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Dự trữ bắt buộc: Tất cả các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đều bắt buộc phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo một tỷ lệ phần trăm tính trên tổng nguồn vốn huy động, về cơ cấu mức dự trữ bắt buộc có ba hình thức: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi bắt buộc ở ngân hàng Trung ương, dự trữ băng chứng khoán.

  • Nếu dự trữ bắt buộc tăng làm cho nguồn vốn cho vay của ngân hàng thương mại giảm dẫn đến khối tiền tệ giảm.
  • Nếu dự trữ bắt buộc giảm làm cho nguồn vốn cho vay của ngân hàng thương mại tăng dẫn đến khối tiền tệ tăng.
  • Nghiên cứu cho thấy mộc sự thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể tác động đáng kể đến khối lượng tiền và tín dụng.

Lãi suất: Là một công cụ chủ yếu để điều chỉnh cung và cầu tín dụng. Có các nguyên tắc khi sử dụng lãi suất:

  • Lãi suất thực không thể cao hơn hiệu suất bình quân của nền kinh tế (biểu hiện qua tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quổc nội).
  • Lãi suất cho vay bình quăn phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân, để bù đắp chi phí giao dịch, thuế, phần bù rủi ro...và tiền trả lãi ngân hàng.
  • Lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn.

Ngân hàng Trung ương có thể:

  • Ổn định lãi suất: Đối với tiền gửi và tiền cho vay nhằm duy trì hoạt động ổn định của các doanh nghiệp, sự vận hành cân bằng của nền kinh tế.
  • Thả nổi lãi suất: Lãi suất thả nổi thông qua thị trường tiền tệ.
  • Ngân hàng Trung ương sẽ tác động gián tiếp tới lãi suất tiền gửi và tiền vay của ngân hàng thương mại bằng lãi suất tái chiết khấu để điều tiết cung - cầu tín dụng, điều tiết khối lượng tiền tệ của nền kinh tế.

Tái chiết khấu: Trong nền kinh tế thị trường với hệ thống ngân hàng hai cấp trong đó các ngân hàng thương mại đang trong quá trình điều chỉnh theo cơ chế thị trường, thì lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng Trung ương trở thành công cụ linh hoạt để thực hiện chính sách tiền tệ.

  • Tái chiết khấu nói riêng và tái cấp vốn nói chung là việc ngân hàng Trung ương tiếp vốn cho các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, hoặc khuyến khích NHTM mở rộng tín dụng cho nền kinh tế trên cơ sở chứng từ được ngân hàng thương mại chiết khấu trước đây.
  • Thông qua lãi suất tái chiết khấu, ngân hàng Trung ương có thể khuyến khích giảm hay tăng mức cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, đồng thời giảm hay tăng mức cung tiền. Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất cho vay ngược lại, nếu ngân hàng Trung ương hạ thấp lãi suất chiết khấu, ngân hàng thương mại có khuynh hướng giảm lãi suất cho vay dẫn đến nhu cầu vay tăng.
  • Ngoài ra, chính sách chiết khấu, tái chiết khấu còn là phương tiện tác động phát triển kinh tế xà hội. Đối với chính sách mở rộng xuất khẩu, ngân hàng Trung ương sẽ Ưu tiên tái chiết khấu các thương phiếu xuất khẩu, hoặc nâng hạn mức tái chiết khấu đối với các thương phiếu đó. Điều này cũng đồng nghĩa tăng khối lượng cung tiền.

Thị trường mở: Ngân hàng Trung ương sẽ phát hành thêm hoặc thu hẹp khối lượng tiền của nền kinh tế thông qua việc mua hoặc bán các trái phiếu ngắn hạn, tác động tăng hoặc giảm dự trữ của các ngân hàng thương mại, và vì vậy tác động đến khả năng cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, tác động đến khối lượng tiền của nền kinh tế. Khi cần, ngân hàng Trung ương bán trái phiếu để thu hẹp lượng tiền tệ khi lạm phát có xu hướng gia tăng, còn khi NHTW mua trái phiếu sẽ khuyến khích mở rộng tín dụng, khối lượng cung tiền tăng, để mở rộng phát triển sản xuất, tạo việc làm...

Ấn định hạn mức tín dụng: Ngân hàng Trung ương phân bố hạn mức tín dụng cho mỗi ngân hàng thương mại trên cơ sở số dư tín dụng và vốn chủ sở hữu của mỗi ngân hàng, trực tiếp làm tăng hoặc giảm khối lượng tín dụng của nền kinh tế theo mức tăng hay giảm hạn mức nói trên.

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái: Cần thiết khi tỷ giá thực tế trên thị trường biến động với biên độ lớn tác hại đến lĩnh vực ngoại thương, tín dụng và thanh toán quốc tế. Có nhiều phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái: điều chỉnh lãi suất, can thiệp ngoại hối, lên giá hoặc xuống giá đồng nội tệ.

Can thiệp thị trường vàng và ngoại tệ: Khi giá vàng và ngoại tệ trên thị trường biến động lớn thì ngân hàng Trung ương sẽ can thiệp trực tiếp bằng cách bán hoặc mua, đế giữ cho tỷ giá hối đoái ở mức độ thích hợp, nhờ đó các hoạt động kinh tế tài chính không bị ảnh hưởng xấu.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 2: Chính sách tiền tệ quốc gia được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn học tốt.

Ngày:16/11/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM