Bài 1: Quản lý tài sản lưu động

Nội dung bài giảng Bài 1: Quản lý tài sản lưu động gồm có: Khái niệm và phân loại tài sản lưu động của doanh nghiệp; Quản lý tài sản lưu động. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 1: Quản lý tài sản lưu động

1. Khái niệm và phân loại tài sản lưu động của doanh nghiệp

1.1 Khái niệm

Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác. Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biên để hợp thành thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thuỷ tinh, một số khác bị mất đi như các loại nhiên liệu. Bất kỳ hoạt động sản xuất - kinh doanh nào cũng cần phải có các đối tượng lao động. Lượng tiên ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiêm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yêu tố, chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhản dẫn đến thất bại cuối cùng của họ.

1.2 Phân loại tài sản lưu động

Để phân loại tài sản lưu động người ta bắt đầu nghiên cứu chu kỳ vận động của tiền mặt.

Chu kỳ vận động của tiền mặt vừa là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý tài sản lưu động vừa là căn cứ phân loại TSLĐ.

Chu kỳ vận động của tiền mặt là độ dài thòi gian từ khi thanh toán khoản mục nguyên vật liệu đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc bán sản phẩm cuối cùng.

Có thể hình dung trình tự vận động của vốn lưu động như sau:

- Công ty mua nguyên vật liệu đe sản xuất, phan lớn những khoản mua này chưa phải trả ngay, tạo nên những khoán phải trả. Do vậy, việc mua trong trường hợp này không gây ảnh hưởng ngay đến luồng tiên.

- Lao động được sử dụng để chuyển nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng và thông thường tiến lương không được trả ngay vào lúc công việc được thực hiện, từ đó hình thành các khoản lương phải trả (phải trả khác).

- Hàng hoá thành phàm được bán, nhưng là bán chịu, do đó tạo nên khoản phải thu và từ đó việc bán hàng không tạo nên luồng tiền vào ngay lập tức.

- Tại một thời điểm nào đó trong quá trình vận động nói trên, doanh nghiệp phải thanh toán những khoản phải trả và nếu những khoản thanh toán này được thực hiện trước khi thu được những khoản phải thu thì sẽ tạo ra những luồng tiền ra ròng. Luồng tiền ra này phải được tài trợ bằng một biện pháp nào đó.

- Chu kỳ vận động của tiền mặt khi doanh nghiệp thu được những khoản phải thu. Khi đó công ty sẽ trả hêt nợ được sử dụng để tài trợ cho việc sản xuất và chu kỳ lại được lặp lại.

Từ việc xem xét trình tự vận động của vốn lưu động, có thể rút ra những công thức cơ bản sau:

Chu kỳ vận động của tiền mặt  =   Thời gian vận động của nguyên vật liệu  +  Thời gian thu hồi khoản phải thu  -  Thời gian chậm trả của khoản phải trả 

 

Thời gian vận động của nguyên vật liệu =         Hàng tồn kho      
Mức bán mỗi ngày


Thời gian vận động nguyên vật liệu là độ dài thời gian trung bình để chuyển nguyên vật liệu đó thành sản phâm cuối cùng và thời gian bán những sản phấm đó.

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho.

Ví dụ: Một công ty có mức tồn kho trung bình là 2 triệu đơn vị, mức bán hàng trong năm là 10 triệu đơn vị thì thời gian vận động nguyên vật liệu sẽ là:

\(\frac{{2.000.000}}{{10.000.000/360}} = 72\) ngày

Điều này cho biết công ty cần trung bình 72 ngày để chuyển nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng và bán nó.

Thời gian thu hồi những khoản phải thu = Khoản phải thu / Mức bán hàng trong năm/360 ngày

Thời gian thu hồi những khoản phải thu là độ dài thời gian trung bình để chuyển những khoản phải thu của công ty thành tiền mặt.

Ví dụ: Giả sử công ty trên có khoán phải thu trung bình trong năm là 666.667 đơn vị thì:

Thời gian thu hồi những khoản phải thu =\(\left( {\frac{{666.667\,don\,vi}}{{10.000.000/360}}} \right) = 24\) ngày

Thời gian chậm trả những khoản phải trả là độ dài thời gian trung bình từ khi mua nguyên vật liệu và lao động đến khi thanh toán những khoản đó.

Ví dụ: Thời gian chậm trả trung bình là 30 ngày đối với nguyên vật liệu và tiền lương thì chu kỳ vận động tiền mặt là:

72 + 24 - 30 = 66 ngày

Công thức (1) có thể được viết theo một cách khác:

Thời gian trì hoãn do thu tiền chậm - Thời gian trì hoãn do thanh toán chậm = Thời gian trì hoãn ròng  (3)

Hay: 72 + 24 - 30 = 66 ngày

Mục tiêu của công ty là rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt mà không có hại cho sản xuất. Khi đó lợi nhuận sẽ tăng lên và chu kỳ càng dài thì nhu cầu tài trơ từ bên ngoài càng lón và mỗi nguồn tài trợ đều phát sinh một chi phí nên lợi nhuận sẽ giảm.

Chu kỳ vận động của tiền mặt có thể giảm bằng các biện pháp:

- Giảm thời gian vận động nguyên vật liệu thông qua sản xuất và bán hàng nhanh hơn.

- Giảm thời gian thu hồi những khoản phải thu bằng việc tăng tốc độ thu.

- Kéo dài thời gian chậm trả những khoản phải trả bằng việc trì hoãn thanh toán.

Những hoạt động trên được tiến hành trong chừng mực mà chúng không làm tăng chi phí hoặc giảm bán hàng.

Ví dụ: vẫn số liệu của những ví dụ trên. Giả sử công ty phải sử dụng 200.000 đơn vị tiền nguyên vật liệu và tiền lương để sản xuất máy tính và nó có thể sản xuất 3 máy tính một ngày, vì thế nó phải đầu tư 600.000 đơn vị tiền cho một ngày sản xuất. Khoản đầu tư này phải được tài trợ trong 66 ngày (độ dài của chu kỳ vận động tiền mặt). Như vậy, nhu cầu tài trợ cho tài sản lưu động của công ty là:

66 ngày x 600.000 = 39.600.000 đơn vị

Nếu công ty có thể giảm chu kỳ vận động tiền mặt bằng một trong ba biện pháp trên xuống còn 56 ngày thì nó có thế giảm yêu cầu tài trợ tài sản lưu động một lượng là 6.000.000 đơn vị.

2. Quản lý tài sản lưu động

2.1 Quản lý dự trữ, tồn kho

Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bưốc đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng hoá tồn kho có ba loại: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm. Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất - kinh doanh tiến hành được binh thường. Do vậy, nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo.

Tồn kho trong quá trình sản xuất là các loại nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây chuyền sẩn xuất. Thông thường quá trình sản xuất của các doanh nghiệp được chia ra những công đoạn, giữa những công đoạn này bao giò cũng tồn tại những bán thành phẩm. Đây là những bước đệm nhở để quá trình sản xuất được liên tục. Nếu dây chuyển sản xuất càng dài và càng có nhiều công đoạn sản xuất thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn.

Khi tiến hành sản xuất xong, hầu như các doanh nghiệp chưa thể tiêu thụ hết sản phẩm, phần thì do có "độ trễ" nhất định giữa sản xuất và tiêu dùng, phần do phải có đủ lô hàng mới xuất được... Những doanh nghiệp mà sản xuất mang tính thời vụ và có quy trình chế tạo tốn nhiều thời gian thì dự trữ, tồn kho sản phẩm sẽ lớn.

Hàng hoá dự trữ đối với các doanh nghiệp gồm ba bộ phận như trên, nhưng thông thường trong quản lý vấn để chủ yếu được đề cập đến là bộ phận thứ nhất, tức là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với các doanh nghiệp thương nghiệp (chuyên kinh doanh hàng hoá) thì dự trữ nguyên vật liệu cùng có nghĩa là dự trữ hàng hoá để bán.

Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất - EOQ (Economic Odering Quantity)

* Mô hình EOQ

Mô hình này được dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hoá là bằng nhau.

Khi doanh nghiệp tiến hành dự trữ hàng hoá sẽ kéo theo hàng loạt các chi phí như chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo quản, chi phí đặt hàng, chi phí bảo hiểm... nhưng tựu chung lại có hai loại chi phí chính:

Chi phí lưu kho (chi phí tồn trữ)

Đây là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hoá, loại này bao gồm:

- Chi phí hoạt động, như chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiếm hàng hoá, chi phí do giảm giá trị hàng hoá, chi phí hao hụt mất mát, chi phí bảo quản...

- Chi phí tài chính bao gồm chi phí sử dụng vốn như trả lãi tiền vay, chi phí về thuế, khấu hao.

Nếu gọi số lượng mỗi lần cung ứng hàng hoá là Q thì dự trữ trung bình sẽ là Q/2.

Gọi C1 là chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá thì tổng chi phí lưu kho của doanh nghiệp sẽ là:

Tổng chi phí lưu kho sẽ tăng nêu số lượng hàng mỗi lần cung ứng tăng.

Chi phí đặt hàng (chi phí hợp đồng)

Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng hoá. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng hoá được mua.

Nếu gọi D là toàn bộ lượng hàng hoá cần sử dụng trong một đơn vị thời gian (năm, quý, tháng) thì số lượng lần cung ứng hàng hoá sẽ là D/Q. Gọi C2 là chi phí môi lần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng sẽ là:

\({C_2} \times \frac{D}{Q}\)

Tổng chi phí đặt hàng tăng nếu số lượng mỗi lần cung ứng giảm.

Gọi TC là tổng chi phí tồn trữ hàng hoá, sẽ có:

\(TC = {C_1}\frac{Q}{2} + {C_2}\frac{D}{Q}\)

Công thức trên được thể hiện qua đồ thị sau:

Lượng hàng cung ứng

Qua đồ thị trên ta thấy khối lượng hàng cung ứng mỗi lần là Q* thì tổng chi phí dự trữ là thấp nhất.

Tìm Q* bằng cách lây vi phân TC theo Q ta có:

\(Q * = \sqrt {\frac{{2{\rm{D}}{C_2}}}{{{C_1}}}} \)

Ví dụ: Giả sử Công ty sông Hồng có số liệu về hàng hoá tồn kho như sau:

Toàn bộ số hàng hoá cần sử dụng trong năm là 1600 đơn vị, chi phí mỗi lần đặt hàng là 1 triệu đồng, chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá là 0,5 triệu đồng thì lượng hàng hoá mỗi lần cung ứng tới ưu là:

\(Q * = \sqrt {\frac{{2 \times 1600 \times 1}}{{0,5}}} = 80\)

Số lần đặt hàng trong năm là:

1600 : 80 = 20 lần

Chi phí đặt hàng trong năm là 20 x 1 = 20 triệu

Chi phí lưu kho hàng hoá là: \(0,5 \times \frac{{80}}{2} = 20\) triệu

 

Điểm đặt hàng mới

Về mặt lý thuyết người ta có thể giả định là khi nào lượng hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới.

Trong thực tiễn hoạt động hầu như không có doanh nghiệp nào để đến khi nguyên vật liệu hết rồi mới đặt hàng. Nhưng nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải xác định thời điểm đặt hàng mới.

Thời điểm đặt hàng mới đưdc xác định bằng số lượng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày nhân (x) với độ dài của thời gian giao hàng.

Ví dụ: vẫn lấy số liệu của Công ty sông Hồng. Toàn bộ số hàng hoá cần sử dụng trong năm là 1600 đdn vị và số ngày làm việc mỗi năm 320 ngày, nguyên liệu tồn kho được dùng mỗi ngày là 1600 : 320 ngày = 5 đdn vị/ngày. Nếu thời gian giao hàng là 4 ngày không kể ngày nghỉ thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đặt hàng khi lượng nguyên liệu trong kho chỉ còn lại là:

4 x 5 = 20 đơn vị

Lượng dự trữ an toàn

Trong chương trước chúng ta đã đề cập đến cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp bao gồm: tài sản cố định, tài sản lưu động thưòng xuyên và tài sản lưu động tạm thời. Do vậy, nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến động không ngừng, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ hoặc sản xuất những hàng hoá nhạy cảm với thị trường. Do đó, để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp.

Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hoá dự trữ thểm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng.

Ví dụ: Ban lãnh đạo Công ty sông Hồng quyết định mức dự trữ an toàn là 10 đdn vị hàng hoá, thì điểm đặt hàng mới sẽ là 20 + 10 = 30 đdn vị.

Phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0

Phương pháp này được hãng TOYOTA của Nhật Bản áp dụng vào những năm ba mươi của thế kỷ này, sau đó với ưu việt của nó là chi phí dự trữ không đáng kể đã lan truyền sang các hãng khác của Nhật, sang Tây Âu và Mỹ. Theo phương pháp này, các doanh nghiệp trong một số ngành nghề có liên quan chặt chẽ với nhau hình thành nên những mối quan hệ, khi có một đơn đặt hàng nào đó họ sẽ tiến hành "hút" những loại hàng hoá và sản phẩm dở dang của các đơn vị khác mà họ không cần phải dự trữ sử dụng phương pháp này sẽ giảm tói mức thấp nhất chi phí cho dự trữ. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp quản lý được áp dụng trong một số loại dự trữ nào đó của doanh nghiệp và phải kết hợp với các phương pháp quản lý khác.

2.2 Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao

Lý do phải giữ tiền mặt và lợi thế của việc giữ đủ tiền mặt

Tiền mặt (Cash) được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả tiền thuế, trả nợ...

Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tôi thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh cũng là vấn đề cần thiết, điều đó xuất phát từ những lý do sau:

- Đảm báo giao dịch kinh doanh hàng ngày. Những giao dịch nàv thường là thanh toán cho khách hàng và thu tiền từ khách hàng, từ đó tạo nên sô dư giao dịch.

- Bù đắp cho ngăn hàng về việc ngăn hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp. Số dư tiền mặt loại này gọi là số dư bù đắp.

- Đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biển động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra. Loại tiền này tạo nên số dư dự phòng.

- Hưởng lợi thế trong th ương lượng mua hàng. Loại tiền này tạo nên số dư đầu cơ.

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc gửi tiền mặt là cần thiết nhưng việc giữ đủ tiền mặt phục vụ cho kinh doanh có những lợi thể sau:

- Khi mua các hàng hoá dịch vụ nếu có đủ tiền mặt, công ty có thể được hưởng lợi thể chiết khấu.

- Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt các chỉ số thanh toán ngắn hạn giúp doanh nghiệp có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hương mức tín dụng rộng rãi.

- Giữ đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả.

- Khi có đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong trường hợp khẩn cấp như đình công, hoả hoạn, chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh, vượt qua khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.

Quản lý tiền mặt

Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý nàv liên quan chặt chẽ đến việc quán lý các loại tài sản gắn với tiên mặt như các loại chứng khoán có khá năng thanh khoản cao.

Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một "bước đệm" cho tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thế chuyển đối chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí. Như vậy, trong quản trị tài chính người ta sử dụng chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển sau:

Từ sơ đồ trên và mô hình quản lý dự trữ EOQ cho chúng ta một cách nhìn tổng quát trong quản lý tiền mặt bởi vì cũng như các tài sản khác, tiền mặt là một hàng hoá (là tài sản) nhưng đáy là hàng hoá đặc biệt - một tài sản có tính lởng nhất.

Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần một lượng tiền mặt và phải dùng nó đế trá cho các hoá đơn một cách đều đặn. Khi lượng tiền mặt này hết, doanh nghiệp phải bán các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để lại có lượng tiên như ban đầu. Chi phí cho việc lưu giữ tiền mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp bị mất đi. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán các chứng khoán. Khi đó áp dụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền mặt tới ưu M’ là:

\({M^ * } = \sqrt {\frac{{2 \times {M_n} \times {C_b}}}{i}} \)

Trong đó:

M*: Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm

Cb: Chi phí cho một lần bán chứng khoán thanh khoản

i: Lãi suất.

Ví dụ: Một doanh nghiệp mỗi năm phải chi một lượng tiền mặt 3600 triệu. Chi phí mỗi lần đem bán các chứng khoán thanh khoản cao là 0,5 triệu, lãi suất chứng khoán ngắn hạn là 10% năm thì lượng dự trữ tiền mặt tới ưu là:

\({M^ * } = \sqrt {\frac{{2 \times 3600 \times 0,5}}{{0,1}}} = 189,7\)

Nếu doanh nghiệp mỗi tháng phải chi lượng tiền mặt là 300 triệu thì khoảng 19 ngày phải bán chứng khoán một lần.

Mức dự trữ tiền trung bình của doanh nghiệp sẽ là \(189,7:2 \approx 94,8\) triệu.

Từ công thức trên cho thấy: nếu lãi suất càng cao thì người ta càng giữ ít tiền mặt và ngược lại, nếu chi phí cho việc bán chứng khoán càng cao họ lại càng giữ nhiều tiền mặt.

Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp rất hiếm khi mà lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp lại đều đặn vằ dự kiến trước được, từ đó tác động đến mức dự trữ cũng không thể đều đặn như việc tính toán trên. Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mức dự trữ tiến mặt dự kiến dao động trong một khoảng tức là lượng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giói hạn cao nhất. Nếu lượng tiền mặt ở dưói mức thấp (giói hạn dưới) thì doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có lượng tiền mặt ở mức dự kiến, ngược lại tại giói hạn trên doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt quá mức giới hạn mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến.

Khoảng dao động của lượng tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản sau:

- Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhở. Sự dao động này được thể hiện ở phương sai của thu chi ngân quỹ. Phương sai của thu chi ngân quỹ là tổng các bình phương (độ chênh lệch) của thu chi ngân quỹ thực tế càng có xu hướng khác biệt nhiều so với thu chi bình quân. Khi đó doanh nghiệp cũng sẽ quy định khoảng dao động tiền mặt cao.

- Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán. Khi chi phí này lốn người ta muốn giữ tiền mặt nhiều hơn và khi đó khoảng dao động của tiền mặt cũng lốn.

- Lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy khoảng dao động tiền mặt sẽ giảm xuống

Khoảng dao động tiền mặt được xác định bằng công thức sau:

\(d = 3{\left( {\frac{3}{4} \times \frac{{{C_b} \times {V_b}}}{i}} \right)^{1/3}}\)

Trong đó:

d: Khoảng cách của giói hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ.

Cb: Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán

Vb: Phương sai của thu chi ngân quỹ

i: Lãi suất.

Mức tiền mặt theo thiết kể được xác định như sau:

Đây là mô hình mà thực tế được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Khi áp dụng mô hình này, mức tiền mặt giới hạn dưới thường được lấy là mức tiền mặt tới thiểu. Phương sai của thu chi ngân quỹ được xác định bằng cách dựa vào sô liệu thực tế của một quỹ trước đó để tính toán.

Ví dụ: Công ty sông Hồng dự định lượng tiền mặt tối thiểu là 5.000 đơn vị. Phương sai của thu chi ngân quỹ hàng ngày là 490.000 đơn vị, lãi suất là 0,4%/ngày; chi phí giao dịch cho mỗi lần mua bán chứng khoán là 2 đơn vị, thì khoảng dao động của tiền mặt dự trữ sẽ là:

\(3{\left( {\frac{3}{4} \times \frac{{2 \times 490.000}}{{0.008}}} \right)^{1/3}} = 3 \times {91.875.000^{1/3}} = 1.353,7\)

Khi đó giới hạn trên sẽ là:

5.000 + 1.353,7 = 6.353,7 đơn vị 

Mức tiền mặt theo thiết kể là:

\(5.000 + \frac{{1353,7}}{3} = 5.451,23\) đơn vị 

Trên đồ thị ta có: Lượng tiến mặt (đơn vị)

Như vậy, khi lượng tiền mặt tăng tới 6.353,7 (điểm A) thì doanh nghiệp sẽ chuyển tiền sang chứng khoán thanh khoản cao, số tiền dùng mua chứng khoán là:

6.353,7 - 5.451,23 = 902,47 đơn vị.

Khi lượng tiền mặt giảm xuống 5.000 đơn vị (điểm B) thì doanh nghiệp cần phải bán chứng khoán một lượng là:

5.451,23 - 5000 = 451,23 đơn vị

Đến đây có thể đi đến kết luận, khi mà doanh nghiệp hoàn toàn dự kiến được luồng tiền vào và tiền ra một cách chắc chắn thì hầu như doanh nghiệp chỉ cần giữ lại một lượng tiền không đáng kể, còn lại sẽ đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn để kiếm lời như phần ngân quỹ mà chúng ta đã nghiên cứu.

Thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy trong các doanh nghiệp lớn, luồng tiền vào và ra của doanh nghiệp hàng ngày là rất lớn, nên chi phí cho việc mua bán chứng khoán sẽ trở nên quá nhở đối với doanh nghiệp. Do vậy, hoạt động mua bán chứng khoán nên diễn ra hàng ngày ở các doanh nghiệp.

Quản lý các khoản phải thu

Chính sách tín dụng thương mại

Để thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược về chất lượng sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, về dịch vụ giao hàng và các dịch vụ sau khi mua bán như vận chuyển, lắp đặt... Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là một việc không thể thiếu. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện trên những nét cơ bản sau:

- Tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả tiển chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của doanh nghiệp hơn, từ đó làm cho doanh thu tăng. Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng thì tất nhiên doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc trả tiền và vì tiền có giá trị theo thời gian nên doanh nghiệp sẽ quy định giá cao hơn.

- Tín dụng thương mại làm giảm được chi phí tồn kho của hàng hoá.

- Tín dụng thương mại làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và hạn chế phần nào về hao mòn vô hình.

- Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp.

- Tín dụng thương mại làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thời hạn cấp tín dụng càng dài thì chi phí ròng càng lốn.

Xác suất không trả tiền của người mua làm cho lợi nhuận bị giảm, nếu thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn.

Với những tác động nêu trên buộc các nhà quản lý phải so sảnh giữa thu nhập và chi phí tăng thểm, từ đó để quyết định có nên cấp tín dụng thương mại không? và các điều khoản trong đó như thế nào cho phù hợp. Thực tiễn cho thấy doanh thu có khuynh hưống tăng lên khi các tiêu chuẩn tín dụng được nói lởng.

Phân tích tín dụng thương mại

* Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng

Để thực hiện được việc cấp tín dụng cho khách hàng thì vấn đề quan trọng của nhà quản lý là phải phân tích kha năng tín dụng của khách hàng. Công việc này phải bắt đầu bằng việc doanh nghiệp xây dựng một tiêu chuan tín dụng hợp lý, sau đó là việc xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng. Nêu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tới thiểu mà doanh nghiệp đưa ra thì tín dụng thương mại có thể được cấp. Tuy nhiên, việc thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng của các nhà quản trị tài chính phải đạt tới sự cân bằng thích hợp. Nêu tiêu chuẩn tín dụng đặt ra quá cao sẽ loại bở nhiều khách hàng tiềm năng và sẽ giảm lợi nhuận, còn nếu tiêu chuan được đặt ra quá thấp có thế làm tăng doanh thu, nhưng sẽ có nhiều khoản tín dụng có rủi ro cao và chi phí thu tiền cùng cao.

Các tài liệu được sử dụng để phân tích khách hàng có thể là kiểm tra bảng cân đối tài sản, bảng kể hoạch ngân quỹ, phổng vấn trực tiếp, xuống tận nợi để kiếm tra tìm hiếu qua các khách hàng khác.

Khi thực hiện việc phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, người ta có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Dựa vào các tiêu chuẩn tín dụng để phán đoán:

+ Phẩm chất, tư cách tín dụng. Tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nỢ. Điều này cũng chỉ phản đoán trên cơ sở việc thanh toán các khoản nợ trước đây đối với doanh nghiệp hoặc đối với các doanh nghiệp khác.

+ Năng lực trả nợ. Tiêu chuẩn này được dựa vào hai cơ sở là chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh và bảng dự trử ngân quỹ của doanh nghiệp....

+ Vốn của khách hàng. Đây là tiêu chuẩn đánh giá về tiềm năng tài chính dài hạn.

+ Thế chấp là xem xét khách hàng dưới giác độ các tài sản riêng mà họ có thể sử dụng để đảm bảo cho các khoản nợ.

+ Điều kiện kinh tế, tức là để cập đến khả năng phát triển của khách hàng, xu thế phát triển về ngành nghề kinh doanh của họ....

* Phân tích đánh giá khoán tín dụng được để nghị

Cũng như rất nhiều sự phân tích lựa chọn khác, việc phân tích đánh giá khoản tín dụng thương mại được để nghị để quyết định có nên cấp hay không được dựa vào việc tính NPV của luồng tiền.

Trong việc phân tích đánh giá này, người ta bắt đầu bằng việc giả định Công ty sông Hồng những năm gần đây không thực hiện cấp túi dụng cho khách hàng và đến nay công ty thấy cần phải thay đối. Hiện tại có một khách hàng đề nghị khoản tín dụng 30 ngày. Trước hết cần đưa ra các ký hiệu và giả định như sau:

P - Giá bán đơn vị sản phẩm

Q - Số lượng hàng hoá bán được trong một tháng trong trường hợp thanh toán ngay.

Q - Số lượng hàng hoá trong trường hợp bán chịu

V - Chi phí biến đối của một đơn vị sản phẩm

r - Tỉ lệ phần trảm của hàng bán chịu không thu được tiền.

C - Chi phí cho việc đòi nợ và tài trợ bù đắp cho khoản phải thu

i - Chiết khấu tính theo tỉ lệ phần trăm đối với hàng trả tiền ngay.

R - Doanh lợi yêu cầu thu được hàng tháng.

BPV - Giá trị hiện tại ròng của việc thay đối chính sách.

Ta có:

Trong trường hợp khách hàng thanh toán ngay thì tiên vào ngân quỹ hàng tháng là:

(P - V) . Q

Chú ý: Luồng tiền vào ngân quỹ hàng tháng của công ty đã bo qua chi phí cố định, vì nó là đại lượng không đối khi công ty thay đối chính sách tiêu thụ sản phẩm.

Khi công ty cấp tín dụng 30 ngày cho khách hàng.ta có lượng tiền vào ngân quỹ hàng tháng trong trường hợp chưa tính đến rủi ro và chiết khấu là: 

(P-V). Q’

Lượng tiền vào ngân quỹ tăng thểm trong trường hợp này là:

(P - V).Q' - (P - V)Q = (P - V) (Q' - Q)

Do bán chịu cho khách hàng 30 ngày nên lượng tiền tăng thực sẽ là:

\(\frac{{(P - V).(Q' - Q)}}{{(1 + R)}}\)

Giả sử:

P = 59 đơn vị

V = 25 đơn vị

Q = 200

Q' = 220

R = 2%

Lượng tiền tăng thực là:

\(\frac{{(59 - 25).(220 - 200)}}{{(1 + 0,02)}} = 470,6\) đơn vị

Nếu xem xét một cách khái quát thì chi phí của việc chuyên đối chính sách sẽ được tính như sau:

Do lượng hàng hoá tiêu thụ từ Q tăng lên Q' nên để sản xuất khôi lượng sản phẩm (Q' - Q) chi phí sẽ tăng lên là:

V(Q' - Q) = 25 (220 - 200) = 500 đv

Lượng tiền P.Q lẽ ra được thu ở đầu tháng, bây giò đến tận cuối tháng.

Do vậy tổng chi phí chuyến đối chính sách là:

P.Q + V (Q’ - Q) = 12.300 đơn vị

Ta có:

NPV của việc chuyển đối \(= - PQ + V.(Q' - Q) + \frac{{P.Q'}}{{1 + 0,02}}\)

\( = - 12.300 + \frac{{12.980}}{{1 + 0,02}} = 425,5\)

Tức là khi bở qua các yếu tố khác thì chính sách bán chịu là hoàn toàn có lợi

Thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp cho thấy khi bán chịu sẽ phát sinh rủi ro v3 nợ của khách hàng, tức là doanh nghiệp không thu được tiền: Khi đó doanh nghiệp sẽ quy định giá bán cao hơn giá bán chịu khi trả tiền ngay và ta có quan hệ:

\(P = P'(1 - i)\,\,hay\,\,P' = \frac{P}{{1 - i}}\)

Như vậy, khi thực hiện bán chịu vừa đồng thòi tăng được khôi lượng tiêu thụ và vừa tăng được giá cả. Tuy nhiên, chi phí cũng được tăng thểm do phải tăng thểm chi phí cho đòi nợ và tài trợ cho khoản phải thu cũng như cho rủi ro có thể xảy ra. Lượng tiền vào ngân quỹ lúc này sẽ là:

[(1-r).P' - V] . Q'

và lượng tiền tăng thực là:

\(\frac{{{\rm{[(1 - r)}}{\rm{.P' - V] }}{\rm{. Q' - (P - V)Q}}}}{{1 + R}}\)

Cho r = 2%.

P' = 60 đơn vi, ta được:  

\(\frac{{{\rm{[(1 - 0,02)}}{\rm{.60 - 25] }}{\rm{. (59 - 25)}}{\rm{.200}}}}{{1 + 0,02}} = 2.584\,{\rm{d}}v\)

* Theo dõi khoản phải thu

Để quản lý các khoản phải thu, nhà quản lý phải biết cách theo dõi các khoản phải thu, trên cơ sở đó có thể thay đối chính sách tín dụng thương mại kịp thời. Thông thường người ta dựa vào các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau:

- Kỳ thu tiền bình quân (Thể average collection period - ACP):

 Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/Doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày

Chẳng hạn, tổng doanh số bán của Công ty sông Hồng trong tháng 1 là 20 triệu, tháng 2 là 35 triệu và tháng 3 là 30 triệu đồng.

Đến ngày 31/3 giá trị hoá đơn bán chịu của tháng 1 là 10% doanh số bán, tháng 2 là 30% và tháng 3 là 80%. Do vậy đến ngày 31/3 tổng giá trị các khoản phải thu là:

0,10.20 + 0,30.30 + 0,8.30 = 35 triệu đồng

Doanh thu bình quân ngày là: 85:90 = 0,94 triệu đồng

Kỳ thu tiền bình quân là: \(35:0,94 \approx 37\) ngày

Điều này có nghĩa là phải mất 37 ngày, một đơn vị tiền bán hàng trước đó mới được thu hồi.

Do vậy, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán và lợi nhuận không tăng thi cũng có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. Khi đó nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

- Sắp xếp "tuổi" của các khoản phải thu.

Theo phương pháp này nhà quản lý sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết thu nợ khi đến hạn.

Ví dụ: Sau khi xem xét các khoản phải thu của Công ty Mê Linh các nhà quản lý đã lập được bảng theo dõi các khoản phải thu bằng bảng sau:

Tuổi của khoản phải thu (ngày)

Tỷ lệ của khoản phải thu so với tổng số cấp tín dụng

0-15

32%

16-30

30%

31-45

19%

46-60

12%

61 - 75

4%

71-90

3%

 

- Xác định số dư khoản phải thu

Theo phương pháp này, khoản phải thu sẽ hoàn toàn không chịu ảnh hướng bởi yếu tố thay đối theo mùa vụ của doanh số bán. sử dụng phương pháp này doanh nghiệp hoàn toàn có thế thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với cách theo dõi khác, người quản lý có thể thấy được ảnh hưởng của các chính sách tài chính nói chung và chính sách tín dụng thương mại nói riêng.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 1: Quản lý tài sản lưu động và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM