Bài 1: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nội dung bài giảng Bài 1: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gồm có: Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,.... Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Như đã chỉ ra trong chương 2, kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại; không có mô hình kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia và mọi giai đoạn phát triển. Mỗi nước có những mô hình kinh tế thị trường khác nhau phù hợp với điều kiện của quốc gia đó. Mỗi nền kinh tế thị trường vừa có những đặc trưng tất yếu không thể thiếu của nền kinh tế thị trường nói chung vừa có những đặc trưng phản ánh điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một kiểu nên kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam, phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vàn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Thực chất, giá trị dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị của xã hội tương lai mà loài người còn tiếp tục phải phấn đấu. Bởi lẽ, nhìn từ thế giới hiện nay mà xét, có quốc gia dân rất giàu nhưng nước chưa mạnh, xã hội thiếu văn minh, có quốc gia nước rất mạnh, dân chủ song lại thiếu công bằng.
Như vậy, một hệ giá trị toàn diện gồm cả dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là hệ giá trị của xã hội tương lai mà loài người còn cần phải phấn đấu mới có thể đạt được một cách đầy đủ trên hiện thực xã hội. Do dó, định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội mới ấy. Nền kinh tế thị trường mà trong các hoạt động kinh tế của các chủ thể, hướng tới góp phần xác lập được các giá tộ xã hội thực tế với hệ giá trị toàn diện như vậy là nền kinh tế thị trường dịnh hướng xã hội chủ nghĩa.
Để đạt được hệ giá trị như vậy, nền kinh tế thị trường Việt Nam, cũng như các nên kinh tê thị trường khác, cần có vai trò diêu tiêt của nhà nước, nhưng đối với Việt Nam, nhà nước phải dược đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền do lịch sử khách quan quy định.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phải bao hàm đầy đủ các đặc trưng chung vốn có của kinh tế thị trường nói chung (đã được nghiên cứu tại chương 2), vừa có những đặc trưng riêng của Việt Nam. Đây là kiểu mô hình kinh tế thị trường phù hợp với đặc trưng lịch sử, trình độ phát triền, hoàn cảnh chính trị - xã hội của Việt Nam. Muốn thành công phải do nhân dân nỗ lực xây dựng mới có thể đạt được.
Hộp 5.1. Quá trình hình thành nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trưòng định hướng XHCN. Khi bắt đầu đồi mới (1986) Đảng ta quan niệm kinh tế hàng hóa có những mặt tích cực cần vận dụng cho xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đồi mới, từ tồng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận Đảng ta đã nhận thức rõ hơn, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu dê xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ áp dụng cơ chế thị trường den phát trien kinh tế thị trường; đưa ra quan niệm và từng bước cụ thê hóa mô hình và thc chế kinh tc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tồng kết thực tiễn đồi inởi kinh tế, Đại hội IX khẳng định “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tồng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội ờ nưởc ta”. Đại hội XI khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ờ nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, cỏ sự quản lý cùa nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đại hội XII của Đảng có sự phát triển mới bằng việc đưa ra quan niệm: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ờ Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quôc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sán Việt Nam lãnh đạo, nhăm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện các đại hội Vỉ, VI 1, VUI, IX, X, XI, XII. |
2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu ở Việt Nam xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Như đã chỉ ra, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Khi có đủ các điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, nền kinh tế hàng hóa tự hình thành. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa theo các quy luật tất yếu dạt tới trình độ nền kinh tế thị trường. Đó là tính quy luật. Ở Việt Nam, các điều kiện cho sự hình thành và phát triền kinh tế kinh tế thị trường đang tồn tại khách quan. Do đó, sự hình thành kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yếu khách quan.
Mong muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh là mong muốn chung của các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc định hướng tới xác lập những giá trị đó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là phù hợp và tât yêu trong phát triển. Song trong sự tôn tại hiện thực sẽ không thề có một nền kinh tể thị trường trừu tượng, chung chung cho mọi hình thái kinh té - xã hội, mọi quốc gia, dân tộc.
Trong lịch sử đã có kinh tế hàng hóa giản đơn kiều chiếm hữu nô lộ và phong kiến hay kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Nó tồn tại trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, gắn bó hữu cơ và chịu sự chi phối của các quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó. Ngay như trong cùng một chế độ tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường của mỗi quốc gia, dân tộc cũng khác nhau, mang đặc tính khác nhau.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, mặc dù kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển cao và phồn thịnh ở các nước tư bản phát triển, nhưng những mâu thuẫn vốn có của nó không thể nào khắc phục được trong lòng xã hội tư bản, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đang có xu hướng tự phủ định, tự tiến hóa tạo ra những diều kiện cần và đủ cho một cuộc cách mạng xã hội - cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Do vậy, nhân loại muốn tiếp tục phát triển thì không chỉ dừng lại ở kinh tc thị trường tư bản chủ nghĩa. Với ý nghĩa đó, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triền của dân tộc, sự lựa chọn đó không hề mâu thuẫn với tiến trình phát triển của đất nước. Đây thực sự là bước di, cách làm mới hiện nay của các dân tộc, quốc gia đang trên con đường hướng tới xã hội xã hội chủ nghĩa.
Hai là, do tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thúc đẩy phát triền đối với Việt Nam
Thực tiễn trên thế giới và Việt Nam cho thấy kinh tế thị trường là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được so với các mô hình kinh tế phi thị trường. Kinh tế thị trường luôn là động lực thúc đây lực lượng sản xuất phát triền nhanh và có hiệu quả. Dưới tác động của các quy luật thị trường nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm và giá thành hạ. Xét trên góc độ đó, sự phát triển của kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Do vậy, trong phát triền của Việt Nam cần phải phát triển kinh tế thị trường để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả, thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy nhiên, trong quá trinh phát triền kinh tế thị trường cần chú ý tới những thất bại và khuyết tật của thị trường đổ có sự can thiệp, diều tiết kịp thời của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn cách làm, bước đi đúng quy luật kinh té khách quan đồ đi đến mục tiồu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Ba là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù họp với nguyện vọng mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người dân Việt Nam.
Trên thế giới có nhiều mô hình kinh tế thị trường, nhưng nếu việc phát triển mà dẫn tới tình trạng dân không giàu, nước không mạnh, thiếu dân chủ, kém văn minh thì không quốc gia nào mong muốn. Cho nên, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là khát vọng của nhân dân Việt Nam. Đẻ hiện thực hóa khát vọng như vậy, việc thực hiện kinh tể thị trường mà trong đó hướng tới những giá trị mới, do đó, là tất yếu khách quan.
Mặt khác, kinh tế thị trường sẽ còn tồn tại lâu dài ở nước ta là một tất yếu khách quan, là sự cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển. Bởi lẽ sự tồn tại hay không tồn tại của kinh tế thị trường là do những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan sinh ra nó quy định. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam những điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa như: phân công lao động xã hội, các hình thức khác nhau của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất không hề mất đi thì việc sản xuất và phân phối sản phẩm vẫn phải dược thực hiện thông qua thị trường.
Phát triền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ phá vỡ tính chất tự cấp, tự túc, lạc hậu của nền kinh tế; đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề; tạo việc làm cho người lao động; thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, khuyến khích ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới bảo đám tăng năng xuât lao động, tăng sô lượng, chât lượng và chủng loại hàng hóa, dịch vụ góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời song của nhân dân; thúc đẩỵ tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong nước và với nước ngoài; khuyến khích tính năng động, sáng tạo trong các hoạt động kinh tê; tạo cơ chê phân bô và sử dụng các nguôn lực xã hội một cách hợp lý, tiêt kiệm.. .Điều này phù hợp với khát vọng của người dân Việt Nam.
3. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phản ánh điều kiện lịch sử khách quan ở Việt Nam. Nội dung tiếp theo ở đây sẽ trình bày làm rõ hơn những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên một số tiêu chí cơ bản. Tuy nhiên, cần lưu ý, khi nghiên cứu về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần tránh cách tư duy đối lập một cách trừu tượng giữa kinh tế thị trường ở Việt Nam với các nền kinh tế thị trường trên thế giới. Sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngoài một số rất ít đặc trưng phản ánh điều kiện lịch sử khách quan của Việt Nam thì về cơ bản nó bao hàm những đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường trên thế giới.
3.1 Về mục tiêu
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đây là sự khác biột về mục tiêu giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Mục tiêu đó bắt nguồn từ cơ sở kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và là sự phản ánh mục tiêu chính trị - xã hội mà nhân dân ta đang phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặt khác, đi đôi với việc phát triền lực lượng sản xuất hiện đại, quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam còn gắn với xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp nhằm ngày càng hoàn thiện cơ sở kinh tế - xã hội của chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam đang ở chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất còn yếu kém, lạc hậu nên việc sử dụng cơ chế thị trường cùng các hình thức và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường là để kích thích sản xuất, khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người lao động, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
3.2 Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Sở hữu được hiểu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trinh sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều kiện lịch sừ nhất định.
Khi đề cập tới sở hữu hàm ý trong đó có chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu và lợi ích từ đối tượng sở hữu. Mục đích của chủ sở hữu là nhằm thực hiện những lợi ích từ đối tượng sở hữu.
Khác với việc chiếm hữu các sản phẩm tự nhiên, sở hữu phản ánh việc chiếm hữu trước hét các yếu tố tiền đề (các nguồn lực) của sản xuất, kế đến là chiếm hữu kết quả của lao động trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Trong sự phát triển của các xã hội khác nhau, đối tượng sở hữu trong các nấc thang phát triển có thề là nô lộ, có thề là ruộng đất, có thề là tư bản, có thể là trí tuệ.
Cơ sở sâu xa cho sự hình thành sở hữu hiện thực trước hết, xuất phát từ quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Chừng nào còn sản xuất xã hội, chừng đó con người còn cần phải chăm lo, thúc đẩy sở hữu. Trình độ phát triển của kinh te xã hội đến đâu, sẽ phản ánh trình độ phát triển của sở hữu tương ứng. Mà trình độ phát triền của xã hội ấy lại chịu sự quy định của trình độ lực lượng sản xuất tương ứng. Cho nên, sở hữu, chịu sự quy định trực tiêp của trình độ lực lượng sản xuât mà trong đó xã hội ấy đang vận động.
Sở hữu bao hàm nội dung kinh tê và nội dung pháp lý.
về nội dung kinh tế, sở hữu là cơ sở, là điều kiện của sản xuất. Nội dung kinh tế của sở hữu biểu hiện ở khía cạnh những lợi ích, trước hết là những lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu sẽ được thụ hưởng khi xác định đối tượng sở hữu đó thuộc về mình trước các quan hệ với người khác. Không xác lập quan hệ sở hữu, không có cơ sở đề thực hiện lợi ích kinh tế. Vì vậy, khi có sự thay đồi phạm vi và quy mô các đối tượng sờ hữu, địa vị của các chủ thể sở hữu sẽ thay đổi trong đời sống xã hội hiện thực.
Về nội dung pháp lý, sở hữu thề hiện những quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn, nghĩa vụ của chủ thể sở hữu. Trong trường hợp này, sở hữu luôn là vấn đề quan trọng hàng đâu khi xây dựng và hoạch định cơ chế quản lý nhà nước với quá trình phát triển nói chung. Vì vậy, về mặt pháp lý, sở hữu giả định và đòi hỏi sự thừa nhận về mặt luật pháp. Khi đó, những lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu được thụ hưởng sẽ không bị các chủ thể khác phản đối. Khi đó việc thụ hưởng được coi là chính đáng và hợp pháp.
Nội dung kinh tế và nội dung pháp lý của sở hữu thốnậ nhất biộn chứng trong một chỉnh thể. Nội dung pháp lý là phương thức để thực hiện lợi ích một cách chính đáng. Khi không xct trong nội dung pháp lý, lợi ích - biểu hiện tập trung của nội dung kinh tế khồng được thực hiện một cách hợp pháp. Khi không xét tới nội dung kinh tế, nội dung pháp lý của sở hữu chỉ mang giá trị về mặt hình thức. Cho nên, trong thực tế, việc thúc đẩy phát triển quan hệ sờ hữu tât yếu cần chú ý tới cả khía cạnh pháp lý cũng như kỉiía cạnh kinh tế của sờ hữu.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh te, trong đó kinh té nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không chỉ củng cố và phát triền các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thề mà còn phải khuyến khích các thành phàn kinh tế dựa trên sờ hữu tư nhân coi đó là động lực quan trọng, thực hiện sự liên kết giữa các loại hình công hữu - tư hữu sâu rộng ở cả trong và ngoài nước. Mỗi thành phần kinh tế đều là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Chỉ có như vậy mới có thể khai thác được mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy dược tiềm năng to lớn của các thành phàn kinh tế vào sự phát triền chung của đất nước nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trờ thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Với vai trò của mình kinh tế nhà nước không đứng độc lập, tách rời mà luôn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với toàn bộ nền kinh tế và trong suốt cả quá trình phát triển. Phần sở hữu nhà nước không chỉ có trong kinh tế nhà nước mà có thể được sử dụng ở nhiều thành phần kinh tế khác. Bằng thực lực của mình kinh tế nhà nước phải là đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và giải quyết các vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước chỉ đầu tư vào những ngành kinh tế then chốt vừa chi phối được nền kinh tế vừa đảm bảo được an ninh, quốc phòng và phục vụ lợi ích công cộng...Với ý nghĩa đó, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không chỉ là phát triển lực lượng sản xuất, mà còn là từng bước xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.3 Về quan hệ quản lý nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở mọi quốc gia trên thế giới, nhà nước đều phải can thiệp (điều tiết) quá trình phát triên kinh tế của đât nước nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết tật của kinh té thị trường và định hướng chúng theo mục tiêu đã định. Tuy nhiên, quan hệ quản lý và cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có đặc trưng riêng đó là: Nhà nước quản lý và thực hành cơ chê quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân.
Đáng lãnh đạo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua cương lĩnh, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và các chủ trương, quyết sách lớn trong từng thời kỳ phát triển của đất nước, là yếu tố quan trọng bảo đàm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nên kinh tc thị trường.
Nhà nước quản lý nền kinh tố thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và cơ chế chính sách cùng các công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc của thị trường, phù họp với ycu cầu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhà nước chăm lo xây dựng và hoàn thiện thề chế kinh tế thị trường dịnh hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường để phát triển đồng bộ các loại thị trường, khuyến khích các thành phần kinh tế phát huy mọi nguồn lực đề mở mang kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, có trật tự, kỷ cương. Cùng với đó thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ quản lý kinh tế, nhà nước tác động vào thị trường nhằm bảo đảm tính bền vững của các cân đối kinh tế vĩ mô; khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, khủng hoảng chu kỷ, khùng hoảng cơ cấu, khủng hoảng tài chính - tiền tệ, thảm họa thiên tai, nhân tai...Nhà nước hỗ trợ thị trường trong nước khi cần thiết, hỗ trợ các nhóm dân cư có thu nhập thấp, gặp rủi ro trong cuộc sống... nhằm giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong xã hội mà kinh tế thị trường mang lại.
3.4 Về quan hệ phân phối
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực hiện phân phối công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội và điều kiện phát triên của mọi chủ thc kinh tê (phân phôi đâu vào) đê tiến tới xây dựng xã hội mọi người đều giàu có, đồng thời phân phối kết quả làm ra (đầu ra) chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu và do vậy thích ứng với nó là các loại hình phân phối khác nhau (cả đàu vào và đầu ra của các quá trình kinh tế). Thực hiện nhiều hình thức phân phối (thực chất là thực hiện các lợi ích kinh tế) ở nước ta sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởnẹ kinh tế và tiến bộ xã hội, góp phần cải thiện và nâng đời sống cho mọi tâng lớn nhân dân trong xã hội, bảo đảm công băng xã hội trong sừ dụng các nguồn lực kinh tế và đóng góp của họ trong quá trình lao động và sản xuất, kinh doanh.
Trong các hình thức phân phối đó, phân phối theo lao dộng và hiệu quá kinh tế, phân phối theo phúc lợi là những hình thức phân phối phàn ánh định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
3.5 Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực hiện gắn tăng trưởng kinh tể với công bằng xã hội; phát triền kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triền của kinh tế thị trường.
Đây là đặc trưng phản ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Bởi tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện bào đảm cho sự phát triền bền vững của nền kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt dẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta phải hiện thực hóa từng bước trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, ở các nước tư bản chủ nghĩa người ta cũng đặt ra vấn đề giải quyêt công băng xã hội. Song thực chât nó chỉ được đặt ra khi tác động tiêu cực của cơ ché thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra bùng nổ các vấn đề xã hội, đe dọa sự tồn vong của chế độ tư bản. Vì thc họ giải quyết vấn đề xã hội chỉ trong khuôn khổ tính chất tư bản chủ nghĩa, cách thức đề duy trì sự phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa. Còn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết công bằng xã hội không chỉ là phương tiện đề duy trì sự tăng trưởng ồn định, bền vững mà còn là mục tiêu phải hiện thực hóa. Do đó, ở bất cứ giai đoạn nào, mỗi chính sách kinh tế cũng đều phải hướng đến mục tiêu phát triền xã hội và mỗi chính sách xã hội cũng phải nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phải coi đầu tư cho các vấn đề xã hội (giáo dục, văn hóa, y tế, thể dục, thể thao...) là đầu tư cho sự phát triên bền vững. Không đợi tới khi có nền kinh tế phát triển cao mới thực hiện tiến bộ và công bang xã hội và càng không thể “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Tuy nhiên, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội không phải là cào bằng hay kiồu bình quân, chia đều các nguồn lực và của cải làm ra bất chấp chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự đóng góp của mỗi người cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Cũng không dồn mọi nguồn lực cho phát triển xã hội vượt quá khả năng của nền kinh tế. Ngày nay, thực hiện công bằng xã hội ở nước ta không chỉ dựa vào chính sách điều tiết thu nhập, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội mà còn phải tạo ra nhũng điêu kiện, tiền đề càn thiết để bảo đảm cho mọi người dân đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Giáo dục, y tế, việc làm...đề họ có thề tự lo liệu và cải thiện đời sống của bản thân, gia đình, đồng thời góp phần xây dựng đất nước, cần kết họp sức mạnh của cả nhà nước, cộng đồng và mỗi người dân trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước vừa phải quan tâm đâu tư thỏa đáng vừa phải coi trọng huy động các nguồn lực trong nhân dân để đem lại lợi ích chung cho xã hội và mỗi người.
Với những đặc trưng trên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự kết họp những mặt tích cực, ưu điểm của kinh tế thị trường với bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội để hướng tới một nền kinh tế thị trường hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang trong quá trinh hình thành và phát triên tất sẽ còn bộc lộ nhiều yếu kém cần phải khắc phục và hoàn thiện.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm
- doc Bài 2: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- doc Bài 3: Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam