Bài 1: Kinh tế học
Mời các bạn cùng tham khảo "Bài 1: Kinh tế học" để hiểu rõ hơn về các khái niệm, cách phân biệt các loại kinh tế học và các phương pháp nghiên cứu kinh tế học. Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp bạn học tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Định nghĩa kinh tế học
Khái niệm kinh tế học đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, được tìm thấy đầu tiên trong các tác phẩm của những triết gia cổ Hy Lạp nối tiếng như: Aristote và Platon (khoảng thể ký thứ IV và V trước công nguvên). Nhưng chi lừ khi xuât hiện tác phẩm kinh tế học nối tiếng cúa A. Smith "Nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất sự giàu có của các dân tộc" (năm 1776), kinh tế học mới thực sự phát triển.
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế học. Định nghĩa sau đây được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận xem như là sự mô tả tương dối đầy dù phạm vi và đối tượng nghiên cứu của kinh tế học:
Kinh tế học là môn khoa học nghiên chỉ cách thức mà con người và xã hội sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm (nguồn lực) vào việc sản xuất các hàng hoá, dịch vụ cần thiết và phân phối chúng giữa các thành viên cua xã hội.
Như vậy, đối tượng của kinh tế học là nghiên cứu các hành vi kinh tế trong sản xuất và phân phối của cải xà hội. Phạm vi mà kinh tế học đề cập liên quan tới các cá nhân và toàn xã hội. Kính tế học có đối tượng nghiên cửu rộng lớn và có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều bộ môn khoa học xã hội khác như triết học, xã hội học, lịch sử, kinh tế chính trị, tâm lý học... là những môn học nghiên cứu về con nguôi và quan hệ xã hội.
2. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc, kinh tể học vĩ mô và kinhh tể học vi mô
Phân hiệt kinh tế học thực chứng và kinh tể thực chuẩn tắc:
Kinh tế học thực chứng là môn khoa học nghiên cửu những mối liên hệ bên trong của kinh tế dựa trên sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan. Như vậy, kinh tế học thực chứng là khoa học lý luận phân tích định tính.
Kinh tế học chuẩn tắc là khoa học phân tích và giải thích các vấn đề kinh tế dựa trên chuỗi những số liệu (hoặc dữ kiện), từ đó đưa ra những chỉ dẫn hoặc khuyến nghị về sự lựa chọn các phương án kinh tế. Kinh tế học chuẩn tắc là khoa học phân tích mang tính định lượng.
Phân hiệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô:
Kinh tế học vi mô là khoa học nghiên cứu vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế bao gồm hành vi và quyết định của chủ thể kinh tế trong các đơn vị kinh độc lập, riêng biệt. Kinh tế vi mô đề cập đến các hoạt động kinh tế đơn lẻ của: người tiêu dùng household, hãng kinh doanh (hoặc người sản xuất) - firms, Chính phủ goverment; và nghiên cứu các vấn đề: mục tiêu của đối tượng, giới hạn của các đối tượng, cách thức đạt được mục tiêu.
Kinh tế học vĩ mô là khoa học nghiên cứu sự vận động, những mối liên hệ kinh tế và sự tác động qua lại của các đơn vị kinh tế trong một chỉnh thể nhầm giải quyết những vấn đề kinh tế lớn như; tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp, việc làm và thu nhập, vấn đề giá cả... và những vấn đề xã hội khác.
Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô có đối tượng nghiên cứu khác biệt nhau song lại có môi quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngày nay, kinh tế học còn bao gồm một số môn học khác như kinh tế học công cộng, kinh tế học phát triển, kinh tế học phúc lợi,... song chúng vẫn xuất phát từ kinh tế học và có thể xem như các nhánh của kinh tế học hiện đại.
3. Những đặc trưng của kinh tế học
Đặc trưng nổi bật của kinh tế học là dựa trên tiền đề về sự khan hiếm. Một mặt, vì sự khan hiếm nguồn lực của sản xuất (đất đai, lao động và vốn) mà con người phải học cách sử dụng chúng sao cho tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Mặt khác, số lượng của cái được sản xuất ra chưa bao giờ có thể thỏa mãn đủ các nhu cầu ngày càng tăng lên của xã hội, dẫn tới tình trạng khan hiếm sản phẩm. Quy luật về khan hiếm xảy ra là do các nguồn dự trử có hạn, song nhu cầu thị trường về hàng hóa phong phú và đa dạng, tiêu dùng vượt quá khả năng của thu nhập, vấn đề trung tâm của kinh tế thị trường là giải quyết vấn đề khan hiếm để trả lời ba câu hỏi của nên kinh tế:
Sản xuất cái gì? Nó giải quyết mối tương tác giữa sản xuât với tiêu dùng xã hội.
Sản xuất như thế nào? Nói lên trình độ công nghệ sản xuất, mối quan hệ tương tác giừa các hãng kinh doanh.
Sản xuất cho ai? Phản ánh quan hệ phân phối sản phẩm làm ra.
Đặc trưng thứ hai là tính hợp lý của kinh tế học. Tính hợp lý thể hiện ở sự nghiên cứu dựa trên những giả định hợp lý. Một kết luận kinh tế là hợp lý khi nó phù hợp với các giả định đặt ra, kết luận đó có thể thay đổi nếu các giả định ban đầu thay đổi.
Đăc trưng thứ ba là tính định lượng trong nghiên cứu kinh tế học. Khi phân tích kinh tế, không những cần vạch rõ xu hướng vận động của các hiện tượng kinh tế mà cần phải nêu được đại lượng vận động đó lớn hay nhỏ và quan hệ giữa các đại lượng ấy.
Đặc trưng thứ tư của kinh tế học là tính toàn diện. Kinh tế học đòi hỏi việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế đều phải được đặt trong mối liên hệ với các sự kiện và quan hệ kinh tế khác, xem xét những ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Có như vậy, các kết luận kinh tế mới có tính thực tiễn và tính thuyết phục hơn mà không phải chỉ là những kết luận thuần tuý lý thuyết.
Đặc trưng thứ năm của kinh tế học là tính tương đối của các kết luận. Kinh tế học không phải là một môn khoa học chính xác, nó không thể xem xét được hết tất cà các quan hệ kinh tế diễn ra cùng một lúc, cũng không thể giới hạn tác động của nhiều sự kiện kinh tế đồng thời. Các kết luận kinh tế luôn chỉ ra các xu hướng vận động tương đối chứ không phải những thay đổi tuyệt đối chính xác về lượng trong quá trình vận động kinh tế nói chung.
Đặc trưng thứ sáu là phương pháp nghiên cứu. Kinh tế học sử dụng nhiêu phương pháp liên ngành của nhiều môn khoa học khác nhau mà thích hợp cho việc nghiên cứu. xong nó cũng có những phương pháp nghiên cứu riêng cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học
Phương pháp chính được sử dụng trong phân tích kinh tế học là phương pháp phân tích cân bằng. Phương pháp này xem xét tất cả các mối quan hệ kinh tế thông qua hoạt động của thị trường nghĩa là tác động giữa cung và cầu giữa tổng cung và tổng cầu. Phạm vi xem xét các quan hệ kinh tế có thể là một chủ thể riêng biệt (người tiêu dùng hay một doanh nghiệp...), củng như tổng thể của nền kinh tế, phân tích quyết định của cầu thông qua tác động của cung. Phương pháp phân tích cung - cầu là một công cụ hữu hiệu để giải thích mọi vấn đê phức tạp của kinh tế học.
Phương pháp quan sát các hiện tượng và thu thập chuỗi số liệu, là phương pháp thống kê học giúp cho việc nghiên cứu những dữ liệu kinh tế cơ bản nhất đế phân tích, so sánh và tổng hợp.
Phân tích, tổng hợp, so sánh là những phương pháp bổ trợ để nghiên cứu kinh tế học. Mục đích của phương pháp này là nhầm tìm ra trong một tập hợp vô số các sổ liệu thống kê những xu hướng vận động chính, đánh giá được diễn biến của các sự kiện kinh tế và khái quát chúng thành các quy luật chung.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, đó là phương pháp biết loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, đơn lẻ, không điển hình, nhằm tập trung nghiên cứu các quan hệ có tính bản chất, những xu hướng điển hình đang cần được nghiên cứu. Kinh tế học, với tư cách là một khoa học nghiên cứu các quan hệ xã hội và con người, cần sử dụng phương pháp liên ngành khoa học như phương pháp của xã hội học, tâm lý học, triết học.
5. Các mô hình kinh tế và các tác nhân
Tuỳ theo cách thức giải quyết ba vấn đề kinh tế lớn, người ta phân chia các mô hình kinh tế của xã hội như sau:
Mô hình kinh tế truyền thống
Đây là mô hình kinh tế tự nhiên đã xuất hiện từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ ở đó việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai là hoàn toàn theo tập quán được truyền lại từ trước. Kinh tế kiểu tự cấp, tự túc khác đều là những biểu hiện của mô hình kinh tế tự nhiên, và ngày nay có những nơi vẫn còn tồn tại mô hình này. Trong mô hình kinh tế tự nhiên, chi có một tác nhân duy nhất đóng hai vai trò: vừa là người sản xuất,"vừa là người tiêu dùng.
Mô hình kinh tế thị trường tự do
Được hình thành và phát triển ở hầu khắp các nước tư bản chủ nghĩa. từng dược xem là một phát minh vĩ dại trong tố chức sản xuất của xã hội loài người Trong nền kinh tế này, thị trường tự do quyết định tất cả. mệnh lệnh cho các chủ thể kinh tế giá cả trong thị trường. Các quyết định về vấn đề sản xuất cái gì, bao nhiêu. phân phối như thế nào đều được thực hiện thông qua thị trường. Ví dụ: thị trường ra ‘'mệnh lệnh" để sản xuất quần áo. lương thực, xe máy... với sổ lượng nhiều hay ít, cũng chính thị trường ra lệnh cho người sản xuất loại bỏ bớt lao động và thay thế bằng máy móc để sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Còn trong lĩnh vực phân phối, thị trường đặt ra nguyên tắc phân phối qua thu nhập bằng tiền và giá cả.
Cung trên: Hộ gia đình quyết định tiêu dùng và đó là cơ sở- để các hãng quyết định sản xuất. Hộ gia đình là tác nhân quyết định vòng luân chuyển kinh tế vi mô. hộ gia đình sử dụng thu nhập do bán tư liệu sản xuất (lao động, đất, vốn) đã mua hàng hóa và dịch vụ từ các hãng sản xuất ra. Hãng kinh doanh sử dụng thu nhập từ việc bán hàng để mua nguồn dự trữ cho sản xuất.
Cung dưới: Quyết định của hộ gia đình được đáp ứng trên cơ sở kế hoạch sản xuất của hãng kinh doanh phối hợp với các nguồn dự trữ khan hiếm.
Sự vận dộng cần phải dược phối hợp trên cả hai thị trường: thị trường nguồn dự trữ của sản xuất với thị trường hàng hóa và dịch vụ.
Mô hình cung cầu trên thị trường: giãi thích mối quan hệ phụ thuộc lẩn nhau giữa khu vực kinh doanh với khu vục tiêu dùng. Hai khu vực tác động lẫn nhau theo nguyên tắc mua - bán trên thị trường. Các quyết định phối hợp trên thị trường sẽ thiết lập giá cả cân bằng và sản lượng cân bằng. Giá cả thị trường là kết quả tác dộng qua lại giữa cung và cầu.
Vai trò của giá cả: Giá cả là thông tin cần thiết để tiếp nhận các quyết định của chủ thể kinh tế; là thông tin quan trọng đế quyết định phân .phối nguồn lực khan hiếm; thông qua giá cả có thể xác định thu nhập của chủ sở hữu; tín hiệu giá cả còn định hướng cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất hay các chủ thể tầm nhìn, kế hoạch dài hạn để đảm bảo phối hợp tốt nhất các mô hình kinh tế và các quyết định kinh tế.
Mô hình kinh tế chỉ huy
Còn gọi là kinh tế mệnh lệnh (hay kế hoạch hóa tập trung) là tổ chức kinh tế trong đó ba vấn đề lớn của nền kinh tế dược giải quyết theo mệnh lệnh từ một trung tâm chỉ huy. Mô hình kinh tế này đã từng tồn tại ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây: đặc trưng của sản xuất là tuân theo chỉ tiêu mệnh lệnh chỉ huy từ một trung tâm. Quyết dịnh về số lượng, phương thức sản xuất, chủng loại sản phẩm, thực hiện việc phân phối sản phẩm cho xã hội thông qua các kế hoạch tập trung và thống nhất từ Chính phủ xuống cơ sở. Mô hình này có ba tác nhân: Chính phủ, hộ gia đình và các hãng kinh doanh.
Nền kinh tế hỗn họp và vai trò của các tác nhân kinh tế:
Mỗi mô hình kinh tế nêu trên đã từng chiếm vai trò thống trị trong một hay một số xã hội trong một thời kỳ dài. Tuy nhiên, trong các diều kiện hiện đại, hầu hết các nền kinh tế của các quốc gia khác nhau đều mang tính chất hỗn họp, đỏ là mô hình kinh tế thị trường tự do và kinh tế chỉ huy kết hợp với vai trò kinh tế của Nhà nước. Do đó, có thể gọi đó là những nền kinh tế hỗn hợp. Nếu kinh tế thị trường được điều tiết bằng "bàn tay vô hình" của thị trường tự do thì nền kinh tế hỗn hợp hiện đại được điều tiết bằng cả hai bàn tay: "bàn tay vô hình" của thị trường tự do và "bàn tay hữu hình" của Nhà nước.
Nền kinh tế hỗn hợp có bốn nhóm tác nhân kinh tế sau đây:
Hộ gia đình (Households) bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức xã hội và người tiêu dùng.Họ mua các hàng hoá và dịch vụ dê thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng của mình về ăn. mặc, ở, đi lại. học tập, chăm sóc sức khoẻ và giải trí... Hộ gia đình có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế, họ đưa ra các tín hiệu chủ yếu và thường xuyên cho các quyết định của hãng vê sản xuất cái gì, với số lượng bao nhiêu. Người tiêu dùng tuy rất đông về số lượng, mua và tiêu dùng cùng rất khác nhau, xong cần có chung một điểm là mong muốn đạt lợi ích tiêu dùng tối đa trong điều kiện thu nhập có hạn.
Bởi vậy, chính hộ gia đình đã đặt người sản xuất trước một sự lựa chọn kinh tế: sản xuất được nhiều hàng hoá nhất, với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thấp nhất.
Hãng kinh doanh (firms) bao gồm các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Vai trò của tác nhân hãng kinh doanh là sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho tiêu dùng của các cá nhân và xã hội. Họ mua hoặc thuê các yếu tố đầu vào của sản xuất chủ yểu từ các hộ gia đình để sản xuất và kinh doanh nhằm kiếm lợi nhuận. Các hãng kinh doanh đặt mục tiêu hoạt động là đạt dược lợi nhuận tối đa trong điều kiện các nguồn lực hạn chế. Bởi vậy, có thể nói hoạt động doanh nghiệp là một hoạt động mang tính lựa chọn: sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, các kết hợp đầu vào và kỹ thuật sản xuất như thế nào là có lợi nhất...
Hai tác nhân chủ yếu của thị trường - hộ gia đình và hãng kinh doanh, tác động qua lại với nhau hình thành nên giá cả thị trường, nhờ đó mà các hàng hoá được trao đổi, mang lại lợi ích tối đa cho cả hai tác nhân. Tác động này tạo nên vòng luân chuyển kinh tế thị trường hay cơ chê thị trường. Một nền kinh tế chỉ có hai tác nhân nói trên được gợi là nền kinh tế thị trường tự do hay nền kinh tế giản đơn.
Chính phủ (goverment) là một tác nhân kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế hiện đại, vai trò của Chính phủ rất to lớn. Chính phủ vừa là người tiêu dùng vừa là người sản xuất, cung cấp chủ yếu các hàng hoá và dịch vụ công cộng trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, giao thông vận tải thông tin liên lạc... Chính phủ trực liếp tham gia tổ chức sản xuất hàng hoá, dịch vụ thông qua các cơ sở sản xuất của mình là các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, chức năng của Chính phủ là điêu tiêt vĩ mô nên kinh tế. Thông qua các công cụ, chính sách, Chính phủ thực hiện ba chức năng chủ yếu sau đây:
Chức năng hiệu qua nhằm đảm bảo cho cơ chế thị trường được vận hành tốt nhất, tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng giữa các tác nhân kinh tế, chống ảnh hưởng của độc quyền, can thiệp vào thị trường nhằm giảm bớt tính phi hiệu quả do các ngoại ứng gây ra... Chức năng hiệu quả của Chính phủ được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống luật pháp do Nhà nước đặt ra.
Chức năng ổn định vĩ mô nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế trong mối quan hệ thích hợp giữa các vấn dề lớn như tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát. Thông qua các chính sách vĩ mô như chính sách tài kho á, chính sách tiền tệ, chính sách phân phối, chính sách kinh tế đôi ngoại..., Chính phủ có thể tác động vào nên kinh tế nhăm giảm bớt ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp và lạm phát, làm cho nên kinh tế phát triển trong ổn định.
Chức năng công bằng nhằm điều tiết thu nhập của dân cư, tránh phân phổi bất bình đẳng giữa các thành viên xã hội do cơ chế thị trường tự do gây ra cũng như những bất công xã hội trên nhiều lĩnh vực. Chính phủ sử dụng công cụ chủ yếu là hệ thống thuế: thuế suất, thuế lũy tiến, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân làm giảm chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, mở rộng các chương trình phúc lợi xã hội, tạo điều kiện cho mọi thành viên xã hội được hưởng phúc lợi chung, trợ cấp Và giúp đỡ các tầng lớp nghèo khó nhất...
Ba tác nhân hộ gia đình (I I), hãng kinh doanh (F), Chính phủ (G) cùng quan hệ và sự tác động qua lại giữa chúng tạo nên một nền kinh tế quốc dân hay nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế này, hai lực lượng thị trường tự do (tác động giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp) và Nhà nước (thông qua vai trò của Chính phủ) tác động qua lại lẫn nhau: thị trường xác định giá cả và sản lượng, còn Chính phủ thì điều tiêt thị trường băng các công cụ của mình. Ưu thế của mỗi lực lượng trong từng nước là khác nhau, tạo nên đặc điểm phong phú, đa dạng của các nền kinh tế thị trường trên thế giới.
Tác nhân ngưòi nước ngoài tham gia vào nền kinh tế của một quốc gia tạo nên cơ chế kinh tế mở. Ngày nay, mổi nền kinh tế quốc gia đều chịu ảnh hường ít nhiều từ tình hình phát triển kinh tế cua mróc ngoài, đều gắn bó không thể tách rời mối quan hê quốc tế. (IX) đó. hoạt dộng của các hãng kinh doanh và chính sách kinh tế cùa mỗi quốc gia đều hướng tới quan hệ kinh tế quốc tế. “Tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế dược tăng cường và mở- rộng” (Hồ Chí Minh).
Ảnh hưởng của mô hình tới các quyết định kinh tế:
Mô hình kinh tế sẽ ảnh hướng tới việc lựa chọn kinh tế tối ưu - sự lựa chọn là do cách thức vận hành cúa từng mô hình kinh tế quyết định.
Mô hình kinh tế truyền thống: nguyên tắc lựa chọn dược xác định bởi từng chủ thế kinh tế riêng biệt.
Mô hình kinh tế thị trường: Sự lựa chọn bằng mệnh lệnh của giá cả trên thị trường.
Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung: Mọi quyết dịnh sản xuất do Nhà nước chi phối.
Mô hình kinh tế thị trường hổn họp: Vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Theo từng thời điếm cụ thể, tất cả các mô hình kinh tế phối họp thực hiện các quyết định. Toàn bộ hệ thống vận dộng đòi hỏi chi phí cho công việc cua mình - đó là chi phí quản lý kinh doanh (transation cost). Chi phí cụ thể tồn tại trong từng mô hình và chính diều này tạo nên sự đa dạng cúa hệ thống phối hợp. Trong quá trình giải quyết các quyết định của chủ thể kinh tế sẽ làm nảy sinh thị trường hàng hóa tương lai hay còn gọi là thị trường đầu cơ (Futures market spesculateurs).
Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 1: Kinh tế học và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 2: Các lý thuyết cơ bản về hoạt động kinh tế
- doc Bài 3: Lý thuyết lựa chọn và giới hạn khả năng sản xuất