Bài 1: Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác - Lênin

Nội dung bài giảng Kinh tế chính trị Bài 1: Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác - Lênin gồm có trường phái lý luận về kinh tế, thuật ngữ khoa học kinh tế chính trị, quá trình phát triển của khoa học kinh tế chính trị. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 1: Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác - Lênin

Trong dòng chảy tư tường kinh tế của nhân loại kể từ thời kỳ cổ đại cho tới ngày nay, do đặc thù trình độ phát triển ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền sản xuất xã hội mà hình thành nhiều tư tưởng, trường phái lý luận về kinh tế khác nhau.

Mặc dù có sự đa dạng về nội hàm lý luận, nội dung tiếp cận và đối tượng nghiên cứu riêng phản ánh trình độ nhận thức, lập trường tư tưởng và quan điểm lợi ích của mỗi trường phái, song khoa học kinh tế nói chung và khoa học kinh tế chính trị nói riêng đều có điểm chung ở chỗ: là kết quả của quá trình không ngừng hoàn thiện. Các phạm trù, khái niệm khoa học với tư cách là kết quả nghiên cứu và phát triển khoa học kinh tế chính trị ở giai đoạn sau đều có sự kế thừa một cách sáng tạo trên cơ sở nhũng tiền đề lý luận đã được khám phá ở giai đoạn trước đó, đồng thời, dựa trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn kinh tế của xã hội đang diễn ra. Kinh tế chính trị Mác - Lênin, một trong những môn khoa học kinh tế chính trị của nhân loại, được hình thành và phát triền theo logic lịch sử như vậy.

Thuật ngữ khoa học kinh tế chính trị dược xuất hiện ở châu Âu năm 1615 trong tác phẩm Chuyên luận về kinh tế chính trị của nhà kinh tế người Pháp tên là A. Montchretien. Trong tác phẩm này, tác giả đề xuất môn khoa học mới - môn kinh tế chỉnh trị. Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ là phác thảo về môn học kinh tế chính trị. Tới thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện hệ thống lý luận của nhà kinh tế học người Anh tên là A.Smith, kinh tế chính trị chính thức trở thành môn học với các phạm trù, khái niệm chuyên ngành. Từ đó, kinh tế chính không ngừng được bổ sung, phát triển cho đến hiện nay.

Quá trình phát triển của khoa học kinh tế chính trị được khái quát qua các thời kỳ lịch sử như sau:

- Thứ nhất, từ thời cổ đại đến thế kỷ XVIII.

- Thứ hai, từ sau thế kỷ thứ XVIII đến nay.

Trong thời kỳ cổ, trung đại (từ thế kỷ XV về trước), trình độ phát triển của các nền sản xuất còn lạc hậu, chưa có đầy đủ những tiền đề cần thiết cho sự hình thành các lý luận chuycn về kinh tế. Các tư tưởng kinh tế thường được thấy trong các tác phẩm triết học, luận lý.

Sang thế kỷ XV, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong lòng các quốc gia Tây Âu và dần thay thế phương thức sản xuất phong kiến ở đó. Trình độ mới của sản xuất xã hội đã trở thành tiền đề cho sự phát triển lý luận kinh tế chính trị.

Chủ nghĩa trọng thương được ghi nhận là hệ thống lý luận kinh tế chính trị bước đầu nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Chủ nghĩa trọng thương hình thành và phát triển trong giai đoạn từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ thứ XVII ở Tây Âu với các nhà kinh tế tiêu biểu ở các nước như Staríbd (Anh); Thomas Mun (Anh); Xcaphuri (Italia); A.Serra (Italia); A.Montchretien (Pháp). Trong thời kỳ này, tư bản thương nghiệp có vai trò thống trị nền kinh tế. Do vậy, chủ nghĩa trọng thương dành trọng tâm vào nghiên cửu lĩnh vực lưu thông. Chủ nghĩa trọng thương đã khái quát đúng mục đích của các nhà tư bản là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, chủ nghĩa trọng thương lý giải thiếu tính khoa học khi cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận là từ thương nghiệp, thông qua việc mua rẻ, bán đắt.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ từ nửa cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ thứ XVIII đã làm cho các quan điểm của chủ nghĩa trọng thương trở nên không còn phù hợp. Lĩnh vực lý luận kinh tế chính trị trong thời kỳ này được bổ sung bởi sự hình thành, phát triển của chủ nghĩa trọng nông ở nước Pháp với các đại biểu tiêu biểu như Boisguillebert; F.Quesney; Turgot.

Chủ nghĩa trọng nông hướng việc nghiên cứu vào lĩnh vực sản xuất. Từ đó, chủ nghĩa trọng nông đạt được bước tiến về mặt lý luận so với chù nghĩa trọng thương khi luận giải về nhiều phạm trù kinh tế như giá trị, sản phẩm ròng, tư bản, tiền lương, lợi nhuận, tái sán xuất. Đây là những đóng góp quan trọng vào lý luận kinh tế chính trị của chủ nghĩa trọng nông. Tuy vậy, lý luận của chủ nghĩa trọng nông cũng không vượt qua được hạn chế lịch sử khi cho rằng chỉ cỏ nông nghiệp mới là sản xuất, từ đó lý giải các khía cạnh lý luận dựa trên cơ sở đặc trưng sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp. Sự phát triền cùa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ tiếp theo đã làm cho chủ nghĩa trọng nông trở nên lạc hậu và dân nhường vị trí cho lý luận kinh tế chính trị cổ điển Anh.

Kinh tế chính trị cồ điển Anh được hình thành và phát triển trong thời kỳ từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nửa đầu thế kỷ thứ XIX, mở đầu là các quan điểm lý luận của W.Petty, tiếp đến là A.Smith và kết thúc ở hệ thống lý luận có nhiều giá trị khoa học của D.Ricardo.

Kinh tế chính trị cổ điển Anh nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất, trình bày một cách hệ thống (đặc biệt từ A.Smitlì - một tiền bối lớn nhất có nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ với nhiều luận điểm giá trị khoa học mà D.Ricardo kế thừa) các phạm trù kinh tế chính trị như phân công lao động, hàng hóa, giá trị, tiền tệ, giá cả, giá cả thị trường, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô, tư bản... dể rút ra các quy luật kinh tế. Lý luận kinh tế chính trị cồ điển Anh đã rút ra được giá trị là do hao phí lao dộng tạo ra, giá trị khác với của cải... Đó là những đóng góp khoa học rất lớn của các đại biểu kinh tế chính trị cồ điển Anh vào lĩnh vực lý luận kinh tế chính trị cùa nhân loại, thể hiện sự phát triển vượt bậc so với hệ thống lý luận của chủ nghĩa trọng nông.

Như vậy, có thề rút ra: Kinh tế chỉnh trị là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tưrng ứng với những trình độ phát, triển nhất định của nên sản xuât xã hội.

Kẻ từ sau A.Smith, lý luận kinh tế chính trị chia thành hai dòng chính:

- Dòng lý thuyết khai thác các luận điểm của A.Smith khái quát dựa trên các quan sát mang tính tâm lý, hành vi để xây dựng thành các lý thuyết kinh tế mới; không tiếp tục đi sâu vào vào phân tích, luận giải các quan hộ xã hội trong nền sản xuất. Từ đó, tạo cơ sở cho việc xây dựng các lý thuyết kinh tế về hành vi của người tiêu dùng, người sản xuất hoặc các đại lượng lớn của nền kinh tế. Dòng lý thuyết này được không ngừng bổ sung và phát trien bởi rất nhiều nhà kinh tế và nhiều trường phái lý thuyết ở các quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ cho đến hiện nay.

- Dòng lý thuyết thể hiện từ D.Ricardo kế thừa những giá trị trong lý luận khoa học của A.Smith, tiếp tục bô sung, hoàn chỉnh nội dung luận giải về các phạm trù kinh tế chính trị, đi sâu vào phân tích các quan hệ xã hội trong nền sản xuất, tạo ra những giá trị lý luận khoa học chuẩn xác. C.Mác (1818-1883) đã kế thừa trực tiếp những thành quả lý luận khoa học đó của D.Ricardo để phát triển thành lý luận lý luận kinh tế chính trị mang tên ông về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Dựa trên sự kế thừa một cách có phê phán lý luận kinh tế chính trị cổ điển, trực tiếp là của D.Ricardo, C.Mác đã thực hiện xây dựng hệ thống lỷ luận kinh tế chính trị mang tính cách mạng, khoa học, toàn diện về nền sản xuất tư bàn chủ nghĩa, tìm ra những quy luật kinh tế chi phối sự hình thành, phát triển và luận chúng vai trò lịch sử của phưong thức sàn xuất tư bản chủ nghĩa. Cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen (1820-1895) cũng là người có công lao vĩ đại trong việc công bố lý luận kinh tế chính trị, một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác.

Lý luận Kinh tế chính trị của C.Mác và Ph.Ăngghen được thề hiện tập trung và cô đọng nhất trong bộ Tư bản. Trong đó, C.Mác trình bày một cách khoa học và chỉnh thề các phạm trù cơ bản của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa như: hàng hóa, tiền tệ, tư bàn, giá trị thặng dư, tích luỹ, tuần hoàn, chu chuyển, lợi nhuận, lợi tức, địa tô, cạnh tranh... rút ra các quy luật kinh tế cơ bản cũng như các quan hệ xã hội giữa các giai cấp trong nền kinh tế thị trường dưới bối cảnh nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác đã tạo ra bước nháy vọt về lý luận khoa học so với D.Ricardo khi phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, tạo tiền đề cho việc luận giải một cách khoa học về lý luận giá trị thặng dư.

Hệ thống lý luận kinh tế chính trị của C.Mác nêu trên được trình bày dưới hình thức các học thuyết lớn như học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết tích luỹ, học thuyết về lợi nhuận, học thuyết về địa tô... Với học thuyết giá trị thặng dư nói riêng và Bộ Tư bản nói chung, C.Mác đã xây dựng cơ sở khoa học, cách mạng cho sự hình thành chủ nghĩa Mác như một chỉnh thể làm nền tảng tư tưởng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đồng thời cũng là cơ sở khoa học luận chứng về vai trò lịch sử của phương thức sán xuất tư bản chủ nghĩa.

Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen qua đời, V.I.Lênin tiếp tục kế thừa, bồ sung, phát triển lý luận kinh tế chính trị theo phương pháp luận của C.Mác và có nhiều đóng góp khoa học rất lớn. Trong đó, nổi bật là kết quả nghicn cứu, chỉ ra những đặc điểm kinh tế của độc quyền, độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đẩu thể kỳ XX, những vấn đc kinh tê chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội... Với ý nghĩa đó, dòng lý thuyết kinh tế chính trị này được định danh với tên gọi kinh tế chinh trị Mảc - Lênin.

Sau khi V.I.Lênin qua đời, các nhà nghiên cứu kinh tế của các Đảng Cộng sản trên thế giới tiếp tục nghiên cứu và bổ sung, phát triển kinh tế chính trị Mác - Lênin cho đến ngày nay. Cùng với lý luận của các Đảng Cộng sản, hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nhà kinh tế nghiên cứu kinh tế chính trị theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị của C.Mác với nhiều công trình được công bố trên khắp thế giới. Các công trình nghiên cứu đó được xếp vào nhánh Kinh tế chính trị mácxít (maxist - những người theo chủ nghĩa Mác).

Bên cạnh đó, cũng trong giai đoạn từ thế ký thứ XV đến thế kỳ thứ XIX, còn có một số lý thuyết kinh tế chính trị của các nhà tư tường xã hội chủ nghĩa không tường (thế kỷ XV-XIX) và kinh tế chính trị tiểu tư sản (cuối thế kỷ thứ XIX). Các lý thuyết này hướng vào phê phán những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản song nhìn chung các quan điểm dựa trên cơ sở tình cảm cá nhân, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân đạo, không chỉ ra được các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và do đó không luận chứng được vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển của nhân loại.

Như vậy, kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong những dòng lý thuyết kinh tế chính trị nằm trong dòng chảy tư tưởng kinh tế phát triền liên tục trên thế giới, được hình thành, xây dựng bởi C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I. Lênin, dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị khoa học kinh tế chính trị của nhân loại trước đó, trực tiếp là những giá trị khoa học của kinh tế chính trị tư sản cồ điển Anh. Kinh tế chính trị Mác - Lênin có quá trình phát triền không ngừng kể từ giữa thế ký thứ XIX đến nay. Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một môn khoa học trong hệ thống các môn khoa học kinh té cùa nhân loại.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác - Lênin do eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.

Ngày:25/01/2021 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM