Bài 1: Khái niệm, mục đích, tác dụng
Nội dung chính của bài giảng bài 1 trình bày khái niệm, mục đích, tác dụng của công tác kiểm tra. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Khái niệm
Kiểm tra là quá trình áp dụng những cơ chế và phương pháp để theo dõi, giám sát một cách chủ động mọi hoạt động của tố chức và thực hiện những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của tố chức phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đã định.
- Theo Robert J Mockler thì “Kiểm tra quản trị là những nỗ lực có hệ thống nhằm thiết lập những tiêu chuẩn, những hệ thống phản hồi thông tin nhằm so sánh những thành tựu thực hiện được với định mức đã đề ra và để đảm bảo ràng những nauồn lực dã và đang được su dụng có hiệu quả nhất cho việc thực hiện mục tiêu của đơn vị
2. Mục đích của kiểm tra
Công tác kiểm tra nhằm đạt những mục đích sau:
-
Đảm báo tính đúng đắn của các quyết định quản trị.
-
Phát hiện các sai lệch có thể có giữa thực tiễn với hoạch định.
-
Bảo đảm cho các nguồn lực của tố chức được sử dụng hợp lý và hữu ích nhất.
-
Xác định và dự đoán những chiều hướng thay đổi có thể diễn ra để điều chỉnh kịp thời các chiến lược, chính sách của doanh nghiệp về sản phẩm, thị trường, giá cả để doanh nghiệp thích nghi tốt với môi trường.
- Phát hiện kịp thời sai lầm, thiếu sót để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
3. Tác dụng của kiểm tra
Kiểm tra là chức năng cần thiết, cùng với các chức năng hoạch định, tố chức và điều khiểnn, chức năng kiểm tra giúp nhà quản trị nắmm được kịp thời mọi diễn biến đang xảy ra trong tổ chức của mình. Kiểm tra không chỉ là biện pháp để theo dõi, giám sát những người thừa hành mà còn là công cụ để kiểm soát hoạt động của chính nhà quản trị, giúp nhà quản trị kịp thời phát hiện ra những khiếm khuyêt thiếu sót của chính mình để sửa chừa, khắc phục kịp thời.
Kiểm tra giúp phong ngừa ngăn chặn sai phạm của các thành viên.
Kiểm tra nhằm đảm bảo cho các thành viên, các bộ phận trong toàn tổ chức luôn luôn có ý thức về việc chấp hành nghiêm chỉnh những thể lệ. quy định, nguyên tắc của tổ chức, xác định rõ trách nhiệm của mỗi người trong việc thực hiện mục tiêu đã hoạch định.
Kiểm tra giúp cho việc đánh giá đúng kêt quả công việc của từng cá nhân từng bộ phận cũng có tác dụng động viên khuyến khích các thành viên hăng hái thi đua làm việc tạo điều kiện tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 1: Khái niệm, mục đích, tác dụng và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm
- doc Bài 2: Quy trình kiểm tra
- doc Bài 3: Nguyên tắc kiểm tra
- doc Bài 4: Các loại kiểm tra
- doc Bài 5: Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra
- doc Bài 6: Kiểm tra hoạt động kinh doanh