Bài 1: Đầu tư và vai trò của hoạt động đầu tư đối với doanh nghiệp
Nội dung bài giảng Bài 1: Đầu tư và vai trò của hoạt động đầu tư đối với doanh nghiệp gồm có: Khái niệm; Phân loại đầu tư; Ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Khái niệm
Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thể hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư.
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn. Nội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác kết quả nghiên cứu về thị trường, môi trường kinh tế - kỹ thuật và môi trường pháp lý, về tình hình tài chính v.v...
Để có thể đáp ứng mục tiêu tới đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án đầu tư. Nếu không có những ý tưởng mới và dự án đầu tư mởi, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Hướng phát triển cho những sản phẩm mởi, kéo dài tuổi thọ của sản phấm hay làm tăng khả năng thu lợi của sản phẩm hiện có là những vấn để các nhà quán lý tài chính luôn tìm kiếm lời giái đáp.
2. Phân loại đầu tư
Tuỳ theo các mục đích khác nhau, có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Theo cơ câu tài sản đầu tư, có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp thành:
Đầu tư tài sản cổ định
Đây là các hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cổ định của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Loại đầu tư này bao gồm: đầu tư xây lắp; đầu tư mua sắm máy móc thiết bị; đầu tư tài sản cổ định khác. Các tài sản cổ định được đầu tư có thể là tài sản cổ định hữu hình hoặc tài sản cổ định vô hình.
Đầu tư tài sản lưu động
Đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Nhu cầu đầu tư tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc diêm của hoạt động sản xuất - kinh doanh, vào nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp.
Đầu tư tài sản tài chính
Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các tài sản tài chính như mua cổ phiếu, trái phiếu, hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác. Hoạt động tài chính ngày càng có tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Phân loại đầu tư theo cơ cấu tài sản đầu tư có thể giúp các nhà quản lý tài chính xây dựng một kết cấu tài sản thích hợp nhằm đa dạng hoá đầu tư, tận dụng được năng lực sản xuất và năng lực hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
Căn cứ theo mục đích đầu tư, có thể phân loại đầu tư thành: Đầu tư tăng năng lực sản xuất; đầu tư đối mới sản phẩm; đầu tư đối mối thiết bị; đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; v.v... Việc phân loại này có thể giúp cho các nhà quản lý tài chính xác định hưống đầu tư và kiếm soát được tình hình đầu tư theo những mục tiêu đă định.
3. Ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư
3.1 Ý nghĩa của quyết định đầu tư
Đầu tư là một trong những quvết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp, về mặt tài chính, đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác động lỏn tới hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm của các dự án đầu tư là thường yêu cầu một lượng vốn lớn và sử dụng vốn trong một thời gian dài, do đó các dự án thường bị lạc hậu ngay từ lúc có ý tưởng đầu tư. Sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thế dẫn dên tình trạng lãng phí vốn lớn thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, quyết định đầu tư của doanh nghiệp là quyết định có tính chiến lược, đòi hỏi phai được phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng các nhân tô ánh hướng.
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
Chinh sách kinh tế: Trên cơ sở luật pháp về kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triên sản xuất - kinh doanh và hướng các hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xả hội trong mỗi thời kỳ. Sự thay đối trong chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ có ảnh hưởng rất lốn đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó cần dự báo được những thay đối trong chính sách kinh tế và đánh giá được những ảnh hưởng của yếu tô này đến hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tận dụng các yếu tô khuyên khích trong chính sách phát triển kinh tế.
Thi trường và cạnh tranh: Muốn tồn tại và phát triển, sản phấm của doanh nghiệp phải đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng. Không những thế, doanh nghiệp phải định hướng nhu cầu cho các khách hàng tiểm náng đối với các sản phẩm hiện có và các sản phẩm mối. Việc nghiên cứu thị trường quyết định kha năng tồn tại và phát triển của các sản phẩm, từ đó quyết định tới hiệu quá sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp cần quan tâm tới khả năng của các đối thủ cạnh tranh, của những sản phẩm thav thế cho các sản pham của doanh nghiệp. Các nghiên cứu vế thị trường, về các yếu tố cạnh tranh phải được luận giải chi tiết trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
Chi phí tài chính: Sự thay đối về lãi suất và chinh sách thuê sẽ có ảnh hương rất lốn đến kết cấu vốn và dự toán vốn của doanh nghiệp. Những yếu tố này cũng ảnh hương đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Việc dự báo chính xác sự thay đối trong chính sách thuế và lãi suất sẽ có thể làm giảm rủi ro cho hoạt động đầu tư.
Tiến bộ khoa học - kỹ thuật: Yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn các trang thiết bị, phương pháp khấu hao tài sản cổ định, chất lượng và giá thành sản phẩm, v.v... Việc sai lầm trong dự báo tiến bộ khoa học - kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Quyết định đầu tư phải được xem xét trong giỏi hạn về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp và dự báo các nhu cầu đầu tư trong tương lai. Việc bỏ vốn trong hiện tại sẽ làm doanh nghiệp mất đi khả năng đầu tư mối trong các thời điểm tiếp theo. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới dự báo khả năng huy động vốn để đáp ứng các nhu cầu đầu tư trong tương lai, từ đó có sự phân tích và lựa chọn các phương thức, các công cụ huy động vốn thích hợp.
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Đầu tư và vai trò của hoạt động đầu tư đối với doanh nghiệp mà eLib chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 2: Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư
- doc Bài 3: Xác định luồng tiền của dự án đầu tư
- doc Bài 4: Phân tích và đánh giá dự án
- doc Bài 5: Đầu tư chứng khoán