Bài 1: Đặc trưng chung của phán đoán

Nội dung bài giảng Logic học Bài 1: Đặc trưng chung của phán đoán cung cấp các kiến thức về khái niệm phán đoán, mối quan hệ giữa phán đoán và các loại câu trong ngôn ngữ học, phân loại phán đoán theo cấu trúc. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo nhé!

Bài 1: Đặc trưng chung của phán đoán

1. Khái niệm phán đoán

Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy đang nhận thức. Khi phán đoán người ta khẳng định hoặc phủ định một cái gì đấy liên quan đến đối tượng tư duy.

Chẳng hạn, người ta phán đoán rằng: "Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Ta nhận thấy đây là sự khẳng định thuộc tính của Hà Nội. Và rõ ràng khẳng định này là đúng đắn (hay chân thực). Có thể có trường hợp khẳng định sai lầm (hay giả dối), chẳng hạn như "Mọi con thiên nga đều có lông màu trắng".

Phán đoán này là sự khái quát hóa sai lầm, vì ở Oxtrâylia có thiên nga màu đen, phán đoán phủ định cũng có thể đúng đắn, chẳng hạn như: "Một số loại thiên nga không có lông màu trắng", song cũng có thể sai lầm, thí dụ như: "Đồng, là chất không dẫn điện".

Như vậy phán đoán là một loại năng lực của tư duy, liên kết các khái niệm để tạo ra giá trị chân lý chân thực hoặc giả dối. Phán đoán chân thực có nghĩa là tư duy phù hợp thực tại; trái lại phán đoán giả dối thì có nghĩa là tư duy không phù hợp thực tại, do xuyên tạc, bịa đặt, ảo tưởng, v.v. gây ra.

Tổng hợp các đặc trưng cơ bản nêu trên, ta có thể định nghĩa phán đoán là một loại hình thức cơ bản của tư duy, có năng lực liên kết các khái niệm, nhằm khẳng định hoặc phủ định một cái gì đấy liên quan tới đối tượng tư duy kết quả có thể đúng đắn (chân thực) hoặc sai lầm (giả dối).

2. Phán đoán và câu

Ngôn ngữ là hình thức biểu đạt của tư duy. Từ và cụm từ biểu đạt khái niệm. Câu và mệnh đề biểu đạt phán đoán. Nhưng giữa phán đoán và câu không có tường ứng giản đdn.

Trong ngôn ngữ học, người ta phân biệt ba loại câu:

  • Câu trần thuật, thí dụ: Mọi kim loại đều dẫn điện. Quả đất không đứng yên tuyệt đối.
  • Câu nghi vấn, thí dụ: Phải chăng mọi con thiên nga đều có lông màu trắng? Anh có khỏe không?
  • Câu mệnh lệnh hoặc cảm thán, thí dụ: Tiến lên! Trời ơi! (có thấu tình chăng một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu!)

Vì phán đoán là hình thức tư duy có giá trị chân lý (chân thực hoặc giá dối), cho nên chỉ có loại câu trần thuật (tường thuật) là thích hợp dùng để biểu đạt phán đoán. Các kiểu loại câu còn lại (nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán) đều không thích hợp, vì không thể xác định giá trị đúng - sai của chúng.

3. Phân loại phán đoán theo cấu trúc

Tùy thuộc cấu trúc của phán đoán đơn giản hay phức tạp mà người ta phân ra hai kiểu loại phán đoán: phán đoán đơn và phán doán phức hợp. Hình thức biểu đạt ngôn ngữ cũng vậy. Câu đơn thể hiện phán đoán đơn, còn câu phức thể hiện phán đoán phức.

  • Thí dụ phán đoán đơn: Hoa hồng này màu đỏ. Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Đá không ăn được.
  • Thí dụ phán đoán phức hợp: ​ Vị trí địa lý của nước Việt Nam vừa thuộc Đông Á, vừa thuộc Nam Á. Vật thể ở trạng thái rắn, hoặc lỏng, hoặc khí. Nếu trời mưa thì đường ướt.

Trên đây là nội dung bài giảng Logic học Bài 1: Đặc trung chung của phán đoán được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM