Bài 1: Đặc điểm chung của các quy luật logic hình thức

Cùng eLib.VN tìm hiểu về các quy luật logic hình thức thông qua bài giảng Logic học Bài 1: Đặc điểm chung của các quy luật logic hình thức dưới đây nhé.

Bài 1: Đặc điểm chung của các quy luật logic hình thức

Trong thế giới khách quan, mọi sự vật, hiện tượng đều ở trong một quá trình vận động, chuyển hóa không ngừng. Sự vật vừa đồng nhất với chính nó, vừa có sự khác biệt.

Trong những giới hạn nhất định về không gian và thời gian, sự vật đồng nhất với chính nó, đây là sự đứng im tương đối của sự vật. Tư duy, với tư cách là sự phản ánh của tồn tại vào ý thức của con người, cũng phản ánh cả trạng thái vận động cũng như trạng thái đứng im tương đối - đó là tư duy biện chứng và tư duy hình thức.

Vì sự đứng im của sự vật là tương đối nên tư duy hình thức là một bộ phận tất yếu của tư duy biện chứng trong quá trình nhận thức sự vận động, phát triển của sự vật. Đúng như V.I.Lênin đã từng khẳng định rằng, để nhận thức được sự vận động, phát triển của sự vật, trước hết cần phải nhận thức sự vật đó như một sự vật đồng nhất không phát triển. 

Tư duy là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như tâm lý học, sinh lý học thần kinh cao cấp, triết học, lôgic học. Nhưng lôgic học – với tư cách là khoa học về tư duy có sự phân biệt với các ngành khoa học khác ở chỗ nó nghiên cứu về tư duy với tư cách là một quá trình nhận thức - còn gọi là tư duy đang nhận thức.

Dưới góc độ này, lôgic học tập trung làm rõ tính chân thực của tư tương. Lênin dã khẳng định rằng: "Không phải tâm lý học, không phải hiện tượng học của tinh thần, nhưng là lôgic học - vấn đề chân lý".

Tư duy biện chứng và tư duy hình thức là đối tượng nghiên cứu của lôgic biện chứng và lôgic hình thức. Trong quá trình nhận thức, thế giới khách quan được phản ánh vào tư duy của con người luôn tồn tại dưới những nội dung và hình thức nhất định.

Không chỉ nội dung của những tư tưởng của con người mang tính chất khách quan. Điều này đã được Lênin khẳng định trong tác phẩm "Bút ký triết học": "Không những cái Wesenu mà cả cái Schein cũng có tính khách quan".

Logic học hình thức đi sâu vào nghiên cứu kết cấu của tư duy như một hệ thống những sự phản ánh đã hoàn thành để tìm ra những môi quan hệ tất yếu giữa cát: yếu tố cấu thành tư duy, tìm ra những quy luật, quy tắc của tư duy đúng đắn.

Những quy luật và quy tắc giữa các yếu tố cấu thành tư tưởng, hay giữa các tư tưởng với nhau, giúp tư duy con người đạt tới chân lý. Chứng biểu thị những thuộc tính chung nhất của tư duy đúng đắn như tính xác định, tính không mâu thuẫn, tính liên tục và tính có căn cứ.

Những quy luật của lôgic hình thức tác động vào mọi quá trình tư duy và trở thành cơ sở cho các quy tắc, cho các thao tác của tư duy như định nghĩa, suy luận, chứng minh hoặc bác bỏ. Các quy tắc này đảm bảo cho tư duy của con người nhận thức đúng đắn thế giới khách quan. Do đó, các quy luật của lôgic hình thức có chức năng điều tiết tính đúng đắn trong hoạt động tư duy của con người dựa trên những tư tưởng đã hoàn toàn xác định, nhất quán không mâu thuẫn và có đầy đủ căn cứ.

Mặc dù các quy luật của lôgic hình thức tồn tại trong ý thức của con người, nhưng chúng mang đặc tính khách quan. Một mặt, các quy luật của lôgic hình thức có cơ sở sâu xa là sự đồng nhất trừu tượng cửa sự vật, hiện tượng trong thế giới. Tính xác định của tư tưởng là phản ánh tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng trong thế giới. 

Trên phương diện này thì những quy luật của lôgic hình thức là thống nhất với những quy luật vận động của thế giới. Chính trên phương diện này Lênin đã cho rằng những quy luật của lôgic chính là sự phản ánh cái khách quan trong nhận thức chủ quan của con người.

Mặt khác, những quy luật của logic hình thức biểu thị những đặc trưng cơ bản của tư duy khi phản ánh thế giới khách quan, chúng có tính độc lập tương đối với các quy luật của tồn tại chúng tác động đến mọi quá trình tư duy của con người. Những quy luật đó chung cho tất cả mọi người, không phụ thuộc vào tính giai cấp tính dân tộc.

Vì kết cấu tư duy của mọi người là như nhau. Hơn nữa, các quy luật của lôgic hình thức là kết quả lâu dài của hoạt động thực tiễn của con người, vì vậy, tính đúng đắn của chúng mang tính tiên đề. Chúng được con người phát hiện ra và sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình.

Trên đây là nội dung bài giảng Logic học Bài 1: Đặc điểm chung của các quy luật logic hình thức được eLib.VN tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Chúc các bạn học tốt!

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM