Bài 1: Các khái niệm cơ bản của xã hội học
Nội dung bài giảng Bài 1: Các khái niệm cơ bản của xã hội học trình bày về một số khái niệm như: hành động xã hội, tương tác xã hội, quan hệ xã hội, hoạt động xã hội, chủ thể xã hội,... Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Khái quát chung
Xã hội học là ngành khoa học ra đời muộn so với các khoa học khác, nhưng có vai trò quan trọng trong hoạt động nghiên cứu thực tiễn về xã hội và ngày càng phát triển và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, vì thế mà xã hội học cũng được phân ra nhiều phân ngành khác nhau như: xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn, xã hội học gia đình, xã hội học pháp luật, xã hội học tội phạm... Với tốc độ phát triển nhanh chóng xã hội học đã chứng minh bản thân có vai trò quan trọng trong thực tiễn, đặc biệt là tính nhân văn trong đời sống xã hội loài người mà nhiều ngành khoa học khác đã bỏ qua đặc điểm quan trọng này.
Xã hội học có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó trang bị cho người nghiên cứu những tri thức khoa học mới, nhờ đó con người ngày càng được mở rộng tầm nhìn khi tiếp cận với các hiện tượng xã hội, đồng thời giúp chúng ta nhận thức được đầy đủ vị trí và sức mạnh của bản thân để nâng cao tính tích cực cá nhân vào đời sống, làm cho con người sống tốt hơn và quan trọng hơn là xã hội học có một đóng góp to lớn trong quá trình cải biến hiện thực.
Với quy mô rộng lớn và sự phát triển ngày càng cao, đặc biệt những vấn đề xã hội học nghiên cứu cũng trở nên phức tạp và đa dạng. Cho nên, dù xã hội học có phát triển sâu rộng đến mức độ nào đi chăng nữa thì chúng vẫn có những điểm xuất phát nhất định, đó là những khái niệm cơ bản mà nhờ nó các nhà khoa học có thể nghiên cứu và lý giải những vấn đề của xã hội một cách thấu đáo. Chính vì lẽ đó mà các nhà xã hội học đã nghiên cứu và đưa ra một hệ thống các khái niệm, làm nền tảng cho các nghiên cứu lý luận và thực tiễn xã hội.
2. Một số khái niệm cơ bản của xã hội học
2.1 Hành động xã hội
Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của các cá nhân hay nói cách khác các cá nhân hành động là đề thực hiện hoạt động sống của mình. Lý thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại quan điểm của các nhà hành vi luận khi nói về hành động của con người, rằng chúng ta không thể nghiên cứu được những yếu tố bên trong qui định hành vi của các cá nhân, mà chỉ có thổ biết đến những phản ứng bên ngoài.
Khi bàn về hành động xã hội, cũng có cách nhìn khác nhau giữa triết học và xã hội học. Theo quan điểm của triết học thì “hành động xã hội là hình thức, cách thức giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề xã hội”. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào, tổ chức hay đảng phái chính trị. Như vậy, góc nhìn của triết học là ở tầm vĩ mô.
Còn xã hội học khi bàn về hành động xã hội thì cụ thể hơn và thường gắn với chủ thể hoạt động là các cá nhân. Nhà kinh tế chính trị, xã hội học người Đức M.Weber đã có định nghĩa về hành động xã hội như sau: “Hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho nó ý nghĩa chủ quan nhất định”. Như vậy, hành động xã hội là hành động mà chủ thể thực hiện đã có sự tham gia của yếu tố bên trong, yếu tố ý thức. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng, hàng ngày hàng giờ chúng ta thực hiện rất nhiều hành động nhưng không phải hành động nào cũng mang tính xã hội, vì vẫn còn đó những hành động không có sự tham gia của yếu tố chủ quan của cá nhân.
Max Weber cho rằng một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành động xã hội. Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội. Ông đã phân loại hành động xã hội ra làm bốn loại:
Hành động hợp lý về mục đích: Hành động này được xác định bởi mức rõ ràng, tính giá trị duy nhất của mục đích, tương ứng với nó là những phương diện đã dược ý thức một cách hợp lý, nhằm đảm bảo cho việc chiếm lĩnh hành động. Nó có ưu điểm lớn về mặt phương pháp luận và đóng vai trò mô hình, để từ đó, các loại hành vi được hình thành và xây dựng trên cơ sở những hoàn cảnh cụ thể.
Hành động hợp lý về mặt giá trị: Là loại hành động tuân thủ quy tắc của cái nghĩa, của hành vi đúng mức hay gọi là hành vi chuẩn. Chủ thể tin vào các giá trị đã được hình thành trong đời sống xã hội thông qua các hoạt động của các thiết chế chủ yếu. Hành động hợp lý về giá trị sẽ kèm theo một đặc tính phụ, là tính có hoạch định.
Hành động truyền thống: Là loại hành động được hình thành trên cơ sở của việc bắt chước những mô hình hành vi nào đó đã được củng cố, khẳng định trong truyền thống văn hóa và được chấp nhận. Hành động truyền thống chỉ là phản ứng tự động đối với kích thích quen thuộc đang tồn tại trong một khuôn khổ tâm thế đã từng thiết lập.
Hành động tình cảm: Là loại hoạt động mà đặc tính xác định của nó là trạng thái cảm xúc nhất định của chủ thể. Nó bao gồm đam mê, tình cảm hay sự ghen tị, cơn thịnh nộ hay sự vui vẻ hào hứng, sự sợ hãi hay lòng quả cảm.
Có những hành động đối lập với hành động xã hội, đó là những hành động vật lý bản năng, nghĩa là không suy nghĩ mà ta vẫn thực hiện được, vì hành động xảy ra quá nhanh không đủ thời gian để ta suy nghĩ, như là trường hợp một người bị điện giật thì rụt tay lại.
Nói tóm lại, hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ con người với xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Hành động xã hội mang một ý nghĩa bao trùm tổng thể các quan hệ xã hội.
2.2 Tương tác xã hội
Tương tác xã hội có thề được xem là quá trình hành động và hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác. Nói đến tương tác xã hội ta phải nói đến hành động xã hội bởi hành động xã hội là tiền đề, là cơ sở của tương tác xã hội hay nói cách khác nếu không có hành động xã hội thì không có tương tác xã hội. Ví như các hành động vật lý sẽ tạo ra các tương tác vật lý, còn các hành động xã hội luôn được thể hiện trong các tương tác xã hội khác nhau. Khi nghiên cứu về tương tác xã hội, các nhà xã hội học thường nghiên cứu tương tác xã hội ở cả hai cấp độ, là vi mô và vĩ mô.
- Nghiên cứu ở cấp độ vi mô là nghiên cứu tương tác xã hội ở cấp độ nhỏ nhất (cá nhân).
- Nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô là nghiên cứu tương tác của cả cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội hay giữa các thiết chế xã hội.
Chúng ta cần lưu ý rằng, con người với tư cách là thành viên của bất cứ nhóm hay tổ chức xã hội nào cũng có thể thực hiện tương tác xã hội ở cấp độ vi mô lẫn vĩ mô.
Ví dụ: Bộ trưởng Bộ Công an về thăm Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, ông bộ trưởng này vừa thực hiện tương tác ở cấp độ vi mô (cá nhân) vừa cấp độ vĩ mô (tổ chức), bởi ông là một cá nhân và là đại diện cho một tổ chức.
Tương tác xã hội không phải là hành động và phản ứng mà là sự giao tiếp và thông tin của ít nhất hai chủ thể xã hội. Trong quá trình này diễn ra sự thích ứng của một hành động này với một hành động khác nhưng chỉ mang tính tương đối, vì mỗi chủ thể hành động trong tương tác xã hội đều có mục đích xác định, các mục đích này không phải bao giờ cũng có sự thích ứng với nhau, thậm chí đôi lúc chúng còn loại trừ nhau. Ví dụ: các hiệp sĩ đường phố săn bắt cướp trong khi bọn cướp tìm cách trốn tránh.
Các chủ thể tương tác có thể cùng chịu ảnh hưởng từ một giá trị chuẩn mực xã hội nhưng cũng có thể chịu ảnh hưởng của nhiều tiểu văn hóa khác nhau. Hoặc cùng một chuẩn văn hóa nhưng cũng có thể do tâm lý, tư duy nên họ tiếp nhận các giá trị, chuẩn mực khác nhau.
Một vài lý thuyết về tương tác xã hội:
Thứ nhất, tương tác xã hội và lý thuyết tương tác biểu trưng
- Các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác mà đọc và lí giải chúng.
- Con người như một thực thể sống trong thế giới của các biểu tượng và môi trường kí hiệu. Ví dụ: Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu.
- Biểu tượng của tương tác có thể là biểu tượng cho một nhóm xã hội nào đó nhưng cũng có thể là biểu tượng của nhân loại. Như chim bồ câu hoặc hoa hồng.
- Thực tế nhiều khi cùng một sự vật, hiện tượng, hành động, cử chỉ... ở các tiểu văn hóa khác nhau được gán cho ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: một số nơi Nam bộ cúng vịt xiêm, còn ở miền Bắc thì kiêng.
- Hành động và cử chỉ trong tương tác tượng trưng có thể chia làm hai loại: Lý thuyết này còn hướng sự quan tâm tới hệ thống biểu tượng quan trọng nhất là tiếng nói chữ viết.
- Loại không có hàm ý: Phản xạ nháy mắt khi có cái gì đó bay vào mắt.
- Loại 2 là những cử chỉ có hàm ý, có ý nghĩa. Các đối tác cần xác định ý nghĩa rồi mới có phản ứng. Ví dụ: nhún vai tỏ sự ngạc nhiên.
Thứ hai, lý thuyết kịch
- Lý thuyết này cho rằng tương tác xã hội của cá nhân giống như một màn kịch trên sân khấu, khi đó các cá nhân giống như những diễn viên thể hiện các vai diễn của mình như Shakespeare đã từng nói rằng: “Cả thế giới là một sân khấu mà trong đó những người đàn ông, đàn bà là những diễn viên”. Toàn bộ đời sống xã hội là một tấn kịch khổng lồ với các diễn viên vừa đóng vai khán giả vừa đóng vai nhân vật. Luận điểm then chốt của lý thuyết kịch là kiềm chế biểu cảm. Khi đứng trước một chủ thể xã hội khác cá nhân sẽ chọn cho mình tâm thế phù hợp, nghĩa là trạng thái ấy giống như một vỏ bọc hay mặt nạ nhằm che đậy cảm xúc thật của cá nhân. Ví dụ: Khi đến lớp, người giảng viên đóng vai nghiêm trang. Khi gặp bạn thân thì anh ta đóng vai khác. Khi anh ta đi đến dự đám tang thì anh ta đóng vẻ mặt buồn...
- Muốn thực hiện tốt vai trò chủ thể trong tương tác xã hội thì cá nhân phải tìm hiểu kĩ về đối tác.
- Tóm lại, đãy là quan điểm tiêu cực về tương tác xã hội giữa con người với con người. Những biểu cảm trong tương tác chủ yếu chủ ý làm hài lòng người khác. Tuy nhiên không phải khi nào các cá nhân cũng hành động theo cái mà họ nghĩ ràng những người khác muốn vậy. Nhiều khi họ hành động ngược lại với sự mong chờ của người khác.
2.3 Quan hệ xã hội
Quan hệ xã hội là một thuật ngữ quen thuộc, hàng ngày chúng ta thường nghe nói những câu đại loại như ông kia có quan hệ xã hội ít, ông này quan hệ xã hội rộng hoặc những câu như đó chỉ là quan hệ xã hội, xã giao, giao tiếp... Tuy nhiên, hiểu như thế nào về quan hệ xã hội thì không có sự giống nhau giữa các cách tiếp cận.
Trong triết học, quan hệ xã hội chỉ mối liên quan giữa người với người trong cơ cấu xã hội, trong các hoạt động và các tương tác xã hội. Nghĩa là mọi mối liên hệ đều là quan hệ xã hội. Nhưng trong xã hội học khái niệm quan hệ xã hội được xem xét cụ thể hơn, tức là không phải mọi mối liên hệ đều được xem là quan hệ xã hội.
Quan hệ xã hội là quan hệ được hình thành từ những tương tác xã hội, những tương tác này có chủ đích không phải là ngẫu nhiên. Tương tác này phải có sự hoạch định và luôn hướng tới chủ thể xã hội khác. Vì vậy, có thể nói tương tác xã hội là tiên đề, là cơ sở tạo ra quan hệ xã hội. Mọi tương tác xã hội đều hình thành nên quan hệ xã hội? Không phải mọi tương tác xã hội đều tạo nên quan hệ xã hội, chỉ có những tương tác có chủ đích, hoạch định, xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần, ổn định và tạo ra một mô hình tương tác thì mới tạo ra quan hệ xã hội.
Chủ thể của quan hệ xã hội xét ở cấp độ vi mô, đó là cá nhân. Các nhà xã hội học phương Tây gần như đồng nhất quan hệ xã hội với quan hệ giữa các cá nhân.
Ở cấp độ vĩ mô, chủ thể của quan hệ xã hội là các nhóm, tổ chức hay hệ thống xã hội. Các quan hệ này thường được thể hiện dưới dạng quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Quan hệ xã hội là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Đó là quan hệ giữa người với người trong quá trình hoạt động thực tiễn cả vật chất lẫn tinh thần. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng mọi quan hệ xã hội giữa các cá nhân đã được thiết lập nhờ những tương tác xã hội có tính chuẩn mực, ổn định, giữa các cá nhân có sự hiểu biết lẫn nhau, đó đều là những quan hệ xã hội.
Có nhiều kiểu phân loại quan hệ xã hội:
Xét về vị thế xã hội:
- Quan hệ xã hội theo chiều ngang: Tức là quan hệ giữa các cá nhân, nhóm xã hội có các vị thế xã hội khá ngang bằng.
- Quan hệ xã hội theo chiều dọc: Tức là quan hệ xã hội giữa các cá nhân, nhóm xã hội chiếm những vị thế xã hội cao thấp khác nhau. Ví dụ: Quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên.
Có thể phân loại theo chủ thể: Quan hệ xã hội giữa các cá nhân, các nhóm, các tập đoàn lớn.
2.4 Hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội là hoạt động có mục đích của con người, là hoạt động cơ bản chủ yếu của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nó gồm có năm hoạt động cơ bản sau:
- Hoạt động sản xuất ra giống nòi: Là hoạt động cơ bản của con người đó là chức năng tái sản xuất con người nhằm duy trì nòi giống, đầu tư sức lao động để sản xuất ra của cải vật chất và duy trì sự tồn tại của xã hội. Việc sản xuất con người vừa là quy luật sinh tồn của tự nhiên vừa là quy luật của xã hội. Marx - Engels đã khẳng định: “Sản xuất ra cuộc sống chính bản thân mình, chính là nhờ lao động. Sản xuất ra cuộc sống của người khác là nhờ sinh đẻ”.
- Hoạt động sản xuất vật chất: Đãy là hoạt động cơ bản của con người nhằm cải biến hiện thực khách quan phục vụ những nhu cầu của con người, là hoạt động sản xuất ra tư liệu sản xuất (máy cày, hệ thống dây chuyền tự động, tài liệu nguyên tắc hoạt động của một nhà máy). Những hoạt động này phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người và nhằm duy trì sự tồn tại của xã hội.
- Hoạt động sản xuất ra các giá trị văn hóa: Sản phẩm là tri thức khoa học nghệ thuật, tôn giáo, triết học, chính trị và các chuẩn mực giá trị (cách ứng xử, các tiêu chuẩn đạo đức...). Hoạt động sản xuất ra các giá trị văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần của con người.
- Hoạt động quản lý: Là hoạt động nhằm điều tiết các hoạt động của các chủ thể xã hội và quan hệ xã hội trên cơ sở những quy tắc và những chuẩn mực được hình thành trong quá trình tương tác xã hội.
- Hoạt động giao tiếp: Là sự trao đổi thông tin giữa các chủ thể. Để tham gia vào các hoạt động giao tiếp thì con người với tư cách là những chủ thể xã hội cần có sự giao tiếp trao đổi với nhau, các hoạt động này được diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như học tập, làm việc, thông qua những hoạt động này con người trao cho nhau những thông tin cần thiết và thiết lập những mối quan hệ với nhau.
Tất cả năm hoạt động trên đều có tầm quan trọng như nhau, nếu thiếu một trong năm hoạt động thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được.
2.5 Chủ thể xã hội
Chủ thể xét về mặt xã hội, đó là mặt chủ quan các quan hệ xã hội tức là các quan hệ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Chủ thể xã hội thể hiện ra và hoạt động với tư cách: Cá nhân, nhóm, thể chế, tổ chức, hay các tập đoàn xã hội. Chủ thể xã hội là một yếu tố trong quá trình (hay hệ thống) tương tác xã hội gồm ba yếu tố: Chủ thể, khách thể, quan hệ qua lại giữa chủ thể và khách thể.
Chủ thể xã hội là kẻ mang lại hay tạo ra các tương tác xã hội và hoạt động xã hội. Ví dụ: Ta là chủ thể của lớp học này nhưng lại là khách thể của lớp học khác.
Chủ thể xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Với tình hình của nước ta hiện nay thì việc phát huy nhân tố con người có ý nghĩa hết sức to lớn trong tiến trình đưa đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế yếu tố con người ngày càng được nhà nước ta coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để con người phát triển một cách tốt nhất, hoàn thiện và đầy đủ về mọi mặt, thể chất lẫn tinh thần.
2.6 Thiết chế xã hội
Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững các giá trị chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội.
Ta có thể hiểu định nghĩa này theo hai cách:
- Thứ nhất: Thiết chế xã hội là toàn bộ các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội được quy định trong pháp luật và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Nhằm hướng tới sự ổn định trong xã hội.
- Thứ hai: Thiết chế xã hội là những nguyên tắc, chuẩn mực, thói quen hay tập tục được xã hội đặt ra và xã hội chấp nhận. Ở đãy thiết chế không mang tính bắt buộc mà được cá nhân thực hiện một cách tự nguyện. Thiết chế xã hội hiểu theo nghĩa này thường không mang tính thống nhất và bền vững.
Dù hiểu theo nghĩa nào thì hai định nghĩa trên cũng thể hiện chung một điều đó là tất cả các thiết chế xã hội đều có các quy tắc chuẩn mực, biện pháp đảm bảo thực hiện. Buộc xã hội phải tôn trọng và thực hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chung, cơ bản của xã hội, hướng tới sự thống nhất, ổn định và bền vững của xã hội.
Như đã nêu ở trên, thiết chế được hình thành nhằm thỏa mãn nhu cầu chung, cơ bản của xã hội. Vì vậy có thể nói nhu cầu xã hội chính là nguyên nhân hình thành thiết chế xã hội và là mục đích tồn tại của thiết chế xã hội. Trong mọi xã hội đều có những nhu cầu cơ bản và việc thỏa mãn nhùng nhu cầu đó là nguồn gốc của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Việc đáp ứng, điều tiết các hoạt động xoay quanh các nhu cầu là nguồn gốc hình thành nên các thiết chế xã hội.
Dựa vào tính phổ quát, sự cần thiết, tầm quan trọng, đặc điểm chuyên biệt và chức năng riêng biệt của thiết chế có thể chia thiết chế thành những thiết chế riêng như sau:
- Thiết chế chính trị. Chính là những chế định mang tính nhà nước. Thực hiện chức năng quản lý hành chính với những cơ quan chuyên biệt lập pháp, hành pháp, tư pháp và ranh giới địa lý nhất định trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Thiết chế kinh tế. Là những quy tắc trong lĩnh vực hoạt động kinh tế tương ứng với các thành phần kinh tế, thực hiện chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của xã hội trong việc sản xuất sản phẩm dịch vụ, phân phối các sản phẩm và các dịch vụ hàng hóa.
- Thiết chế giáo dục. Là những nguyên tắc đặc biệt hướng tới việc đào tạo, giáo dục con người, hướng tới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, đáp ứng các chức năng, định hướng công việc cho cá nhân trong xã hội, để cá nhân tự lựa chọn công việc phù hợp cho mình dựa trên sự hướng dẫn của xã hội, tiếp nối các giá trị văn hóa qua các thế hệ một cách có chọn lọc. Hướng các cá nhân nhận thức và thực hiện theo các giá trị chuẩn mực xã hội vê những việc nên làm và không nên làm, đồng thời cũng thực hiện chức năng của xã hội đối với cá nhân đó là tạo điều kiện và môi trường tốt nhất cho cá nhân phát triển, điều chỉnh và kiểm soát hành vi, quan hệ xã hội của cá nhân bàng biện pháp giáo dục để cá nhân tự nhân thức được hành vi của mình.
- Thiết chế văn hóa. Là những quy định trong hoạt động văn hóa, khoa học, nghệ thuật. Những thiết chế này thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần của xã hội.
- Thiết chế đạo đức. Là những thiết chế nhằm hướng tới lối sống, thái độ và cách cư xử của cá nhân trong xã hội. Hướng cá nhân thực hiện theo những nguyên tắc phù hợp với xã hội đương đại.
- Thiết chế gia đình. Là hệ thống các quy tắc không phải định hướng cho mỗi cá nhân mà định hướng cho một nhóm xã hội cơ bản, đó là gia đình với những đặc điểm riêng gắn với chức năng riêng. Duy trì nòi giống là chức năng cơ bản của gia đình, đồng thời đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thế hệ tương lai và thực hiện chức năng của xã hội đối với người già, gia đình còn là đơn vị kinh tế và tiêu dùng của xã hội.
Chức năng của thiết chế:
- Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, vì vậy nên trong mồi con người luôn tồn tại phần bản năng tự nhiên, đôi khi không kiểm soát được và chức năng của thiết chế là khuyến khích, điều chỉnh, định hướng cho hành vi của mỗi cá nhân phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực và tuân thủ thiết chế như hướng dẫn cho cá nhân biết hành vi nào là phù hợp, hành vi nào không được thực hiện. Đồng thời ngăn chặn, kiểm soát, giám sát những hành vi sai lệch với thiết chế.
- Nhưng chỉ kiểm soát hành vi của cá nhân thôi là chưa đủ vì mỗi cá nhân trong xã hội luôn có những nhu cầu, quyền lợi khác nhau. Và khi các nhu cầu này xâm phạm tới nhau sẽ dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn, đến một lúc nào đó sẽ tạo ra sự rối loạn trong xã hội. Khi đó để đảm bảo tính ổn định xã hội, thiết chế xã hội còn mang chức năng quản lý xã hội và kiểm soát xã hội.
- Để thực hiện các chức năng này, thiết chế xã hội được quyền sử dụng các biện pháp thưởng, phạt. Đó là các hình thức phạt: Phạt hình thức (là hình phạt của thiết chế pháp luật), phạt phi hình thức (là hình phạt của thiết chế đạo đức và dư luận xã hội).
2.7 Nhóm xã hội
Nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ mật thiết với nhau về vị thế, vai trò, nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định.
Hiểu đơn giản, nhóm xã hội là một tập hợp người có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tương tác với nhau thường xuyên, có chung nhiều đặc điểm như mục tiêu, vai trò xã hội, lý tưởng... như nhóm đồng nghiệp, nhóm bạn bè...
Cần phân biệt nhóm xã hội với đám đông: Đám đông là chỉ một tập hợp người ngẫu nhiên, giữa họ thường không có sự tương tác và mối quan hệ nào, tập hợp này không có sự ổn định và bền vững.
Ví dụ: Tập hợp những người đang dừng đèn đỏ, tập hợp những người trong siêu thị...
Phân loại nhóm xã hội: Dựa vào số lượng thành viên và điều kiện tác động lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm mà ta có những cách phân loại nhóm khác nhau:
- Dựa vào số lượng thành viên trong nhóm:
- Nhóm nhỏ là nhóm có số lượng thành viên ít, các thành viên tồn tại trong cùng một khoảng thời gian và không gian và thường tương tác với nhau bàng giao tiếp trực tiếp. Ví dụ: Nhóm lớp học, nhóm sản xuất...
- Nhóm lớn là nhóm có số lượng thành viên tương đối nhiều, các thành viên được liên kết với nhau bởi các điều kiện khách quan, tương tác của các thành viên thể hiện sự bền vững của nhóm. Ví dụ: Giai cấp, tầng lớp, dân tộc.
- Dựa vào tính chất liên kết trong nhóm:
- Nhóm sơ cấp (nhóm cấp I): Thường là nhóm nhỏ, tương tác với nhau ổn định, thời gian tương tác dài, giữa các thành viên có sự thân mật, quan hệ tình cảm sâu đậm như nhỏm gia đình, nhóm bạn thân...
- Nhóm thứ cấp (nhóm cấp II): Thường là nhóm lớn, tương tác với nhau trong khoảng thời gian ngắn và không ổn định, các thành viên trong nhóm thường không có quan hệ tình cảm mà chỉ tương tác với nhau một cách hời hợt và kiểu cách như nhóm đồng nghiệp, nhóm hội thảo...
- Dựa vào hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm:
- Nhóm chính thức là những nhóm có tổ chức, quy tắc hoạt động rõ ràng. Ví dụ: Đoàn thanh niên, xưởng sản xuất...
- Nhóm không chính thức là nhóm được hình thành một cách tự nhiên, sự tương tác của các thành viên không theo tổ chức hay nguyên tắc được quy định sẵn. Ví dụ: Nhóm vui chơi, nhóm bạn bè...
Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như nhóm cơ bản và nhóm không cơ bản; nhóm áp đặt và nhóm tự nguyện; nhóm tự phát và nhóm có tổ chức.
Nhóm dù tồn tại ở hình thức nào thì cũng có đặc trưng cơ bản quan trọng là luôn có người đứng đầu của nhóm hay thủ lĩnh của nhóm, đó là một thành viên của nhóm nhưng có uy tín nhất, có khả năng thấu hiểu và thuyết phục các thành viên trong nhóm, có kinh nghiệm, năng lực và khả năng lãnh đạo. Nhưng người đứng đầu không phải là người đưa ra mọi quyết định mà chỉ là người hướng dẫn, gợi mở các ý tưởng cho các thành viên.
Có hai loại thủ lĩnh là:
- Thủ lĩnh công vụ: Là thủ lĩnh được bầu một cách công khai dựa trên sự lựa chọn của các thành viên của nhóm.
- Thủ lĩnh tinh thần: Là người được các thành viên trong nhóm tôn trọng và ngầm thừa nhận.
2.8 Tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội là khái niệm thường được sử dụng trong các tài liệu xã hội học, nó thường được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, tổ chức xã hội chi bất kỳ tổ chức nào trong xã hội, còn theo nghĩa hẹp thì tổ chức xã hội chính là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó.
Tuy nhiên, trong xã hội học khái niệm này chủ yếu được dùng theo nghĩa rộng. Như vậy, tổ chức xã hội chính là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân nào đó để đạt được mục đích nhất định. Tổ chức xã hội bao gồm các cá nhân, nhóm xã hội và cả những mối quan hệ của chúng. Sự tương tác giữa chúng dựa trên những thiết chế mà những thiết chế đó chính là nội dung còn tổ chức xã hội chính là phần hình thức thể hiện. Tổ chức xã hội khiến cho tương tác xã hội diễn ra một cách có hệ thống hơn.
Tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp khá phổ biển, nhưng không phải mọi nhóm thứ cấp đều là tổ chức xã hội. Vậy nhóm thứ cấp như thế nào được xem là tổ chức xã hội? Các nhà xã hội học đã chỉ ra năm dấu hiệu cơ bản sau:
- Thứ nhất, là nhóm xã hội lập ra có chủ định, nghĩa là các thành viên trong đó ý thức được sự tồn tại của nhóm là để đạt được mục đích nào đó.
- Thứ hai, nhóm xã hội được xem là tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể bằng các quan hệ quyền lực xã hội, tức là có quan hệ cấp trên - cấp dưới, quyền lực nhiều và quyền lực ít, có những người có khả năng chi phối - điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác.
- Thứ ba, nhóm xã hội được xem là tổ chức xã hội, là nhóm có sự tập hợp của các vị thế, vai trò. Trong nhóm đó mỗi thành viên có một vị thế xã hội nhất định, tức là họ có những trách nhiệm và quyền hạn phù hợp với vị thế của mình trong thang bậc quyền lực của tổ chức xã hội đó. Song hành cùng với trách nhiệm, quyền hạn là những hành vi mà cá nhân được phép làm và không được phép làm do tổ chức xã hội đặt ra.
- Thứ tư, trong nhóm xã hội đó cá nhân có vai trò được thực hiện theo sự mong đợi của tổ chức. Đe việc thực hiện vai trò của các thành viên không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động nhịp nhàng, ổn định của tổ chức thì trong mọi tổ chức luôn có những quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò. Thứ năm, nhóm xã hội được xem là tổ chức xã hội thì trong đó phần lớn các mục đích và mối quan hệ của tổ chức được chính thức và công khai hóa. Nghĩa là, ngoài những người trong tổ chức thì đôi khi những người bên ngoài cũng có thề biết đến mục đích hoạt động của các tổ chức.
2.9 Di động xã hội (cơ động xã hội)
Con người chúng ta luôn trong trạng thái di động và liên quan đến chúng ta có các loại di động sau:
- Di động cơ học là sự chuyển dịch của cá nhân từ vị trí này tới vị trí khác trên bề mặt địa lý.
- Di động sinh học là sự thay đổi về mặt sinh học trong cơ thể con người.
- Di động trạng thái tâm lý là sự biến đổi tâm lý của cá nhân như sự hưng phấn, sự ức chế.
Tuy nhiên, trên đãy không phải là những di động xã hội. Vậy di động xã hội là gì?
J. H. Fichier cho rằng di động xã hội là sự di chuyển của một cá nhân, một đoàn thể, một thứ hạng từ địa vị này đến địa vị khác, từ tầng lớp này đến tầng lớp khác trong cơ cấu xã hội.
Quan niệm của GS Phạm Tất Dong và TS Lê Ngọc Hùng, thì cho rằng: Di động xã hội còn được gọi là cơ động xã hội hay sự dịch chuyển xã hội trong đó các cá nhân hay nhóm người chuyển từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội.
Từ những quan niệm trên PGS.TS. Nguyễn Đình Tấn đã đưa ra định nghĩa sau: Cơ động xã hội (di dộng xã hội) là tính linh hoạt của các cá nhân và nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội, là sự chuyển dịch vị thế xã hội của một người hay một nhóm người sang một vị thế khác cùng tầng hay khác tầng với họ.
Vấn đề di động xã hội liên quan tới việc cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội. Thể hiện năng lực, vai trò của cá nhân trong xã hội, thể hiện tầm ảnh hưởng của cá nhân đối với xã hội.
Các loại di động xã hội:
- Di động theo chiều ngang là sự dịch chuyển của cá nhân giữa các nhóm có địa vị xã hội ngang bằng nhau, chỉ có sự thay đổi về vai trò mà không có sự thay đổi về chất, nghĩa là vị trí cao thấp của vị thế xã hội bởi đó là sự thay đổi trên cùng một tầng lớp xã hội. Ví dụ: Việc chuyển công tác của một thư ký khoa từ khoa này tới khoa khác trong cùng một trường.
- Di động theo chiều dọc là sự dịch chuyển của cá nhân hay một chủ thể xã hội tới một vị trí, địa vị xã hội có vị thế cao hơn hoặc thấp hơn so với vị thế cũ, là sự chuyển đổi của cá nhân hoặc chủ thể xã hội tới một vị thế xã hội mới không cùng tầng với vị thế xã hội cũ. Ví dụ: Việc thăng chức của một phó khoa trở thành trưởng khoa. Nó nhấn mạnh đến sự thay đổi về chất của vị thế xã hội.
Ngoài ra còn nhiều cách phân chia di động xã hội khác như: Di động thế hệ cùng thế hệ, di động liên thế hệ, di động xã hội do cơ cấu, di động xã hội do bảo trợ...
Những nhân tố ảnh hưởng đến di động xã hội như trình độ học vấn, giới tính, xuất thân...
2.10 Kiểm soát xã hội
Kiểm soát xã hội là cơ chế tự điều chỉnh trong các hệ thống xã hội (tập đoàn, nhóm, tập thể, tổ chức) và trong toàn xã hội nói chung. Là việc tiến hành sự điều chỉnh hành vi con người thông qua chuẩn mực, đạo đức, pháp luật, hành chính... Nó còn là những đường lối, những chế tài, những chuẩn mực đã được xã hội thiết lập nhằm đưa những hành vi của các cá nhân, các nhóm vào các khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận.
Như vậy, kiểm soát xã hội thực chất là sự ngăn ngừa các hành vi lệch chuẩn, đồng thời tạo ra những biện pháp chế tài nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển.
Kiểm soát xã hội không chỉ duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội mà còn tạo ra những thay đổi mang tính chất hợp lý, tích cực. Những thay đổi này phải phù hợp với những giá trị, chuẩn mực và sự mong đợi của xã hội. Vì vậy, kiểm soát xã hội phải đảm bảo được sự linh hoạt, mềm dẻo. Đồng thời phải nhận biết được những sai lệch có tính tích cực và những sai lệch gây phương hại đến sự phát triển xã hội.
Kiểm soát xã hội cũng thường được thực hiện bởi các thiết chế xã hội như kinh tế, chính trị, giáo dục, gia đình hay tôn giáo, văn hóa... Bên cạnh đó kiểm soát xã hội có thể được thực hiện ở trong mọi tổ chức xã hội bình thường như các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể... Nó tác động theo nguyên tắc phản hồi và được thực hiện trong quá trình xã hội hoá. Khi cá nhân nắm vững các chuẩn mực, giá trị xã hội, hình thành sự tự kiểm tra khi chấp nhận các vai trò khác nhau. Kiểm soát xã là sự tái sản xuất các quy tắc, chuẩn mực ứng xử tạo điều kiện duy trì sự ổn định xã hội.
Kiểm soát xã hội là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với mọi xã hội, vì nó hướng các cá nhân và các tổ chức xã hội đi đúng với những giá trị, chuẩn mực xã hội, tức là những mong đợi của xã hội. Có kiểm soát xã hội thì xã hội mới đi đến sự ổn định và phát triển.
Tóm lại, kiểm soát xã hội là một quá trình nhằm làm cho các hành vi hợp chuẩn, đúng mực để các quan hệ diễn ra một cách bình thường và phát triển, đồng thời ngăn chặn những sai lệch xã hội. Đãy là quá trình xã hội giúp cho các thành viên xã hội biết cách học hỏi, tuân theo những chuẩn mực giá trị, thực hiện những hành vi có tính khuôn mẫu nằm trong sự mong đợi của xã hội. Kiểm soát xã hội thường được thực hiện dựa trên ba yếu tố sau: sự chấp nhận chuẩn mực giá trị, sự đồng thuận của các chủ thể và áp lực xã hội. Kiểm soát xã hội gồm các loại cơ bản sau: kiểm soát nội tâm, kiểm soát từ bên ngoài, kiểm soát chính thức và kiểm soát không chính thức.
- Kiểm soát nội tâm: là cách thức cá nhân tự giác thực hiện những hành vi theo những chuẩn mực, giá trị do xã hội định sẵn. Hệ thống giá trị, chuẩn mực đó được các cá nhân nội tâm hóa, qua đó giúp các cá nhân xác định được cái đúng, cái sai để thực hiện các quy tắc ứng xử phù hợp với sự mong đợi của xã hội.
- Kiểm soát từ bên ngoài: là khi cá nhân chịu sự chi phối từ bên ngoài bởi các công cụ quản lý và thiết chế xã hội. Hình thức này thường được nhà quản lý thực hiện khi kiểm soát nội tâm thất bại. Việc duy trì trật tự, ổn định xã hội, những biện pháp như xử phạt, bắt giam, cấm đoán, tẩy chay, khinh bỉ... sẽ được đảm bảo thực hiện.
- Kiểm soát chính thức: là hình thức kiểm soát xã hội bằng các cơ quan bảo vệ pháp luật như cảnh sát, tòa án, viện kiểm sát, nhà tù, quân đội... Kiểm soát xã hội được thực hiện bằng các điều khoản của pháp luật, tính cưỡng chế thể hiện rõ ràng thông qua các hình phạt.
- Kiểm soát không chính thức: là loại kiểm soát xã hội được thực hiện bởi những nhóm xã hội sơ cấp như nhóm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... hành vi sai lệch của cá nhân có hay không thường do một nhóm cụ thể quy định.
Trên đây là nội dung bài giảng Xã hội học đại cương Bài 1: Các khái niệm cơ bản của xã hội học mà eLib chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn.
Tham khảo thêm