35 câu trắc nghiệm thường gặp môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi kết thúc học phần, eLib.VN xin chia sẻ đến các bạn 35 câu trắc nghiệm thường gặp dưới đây. Hy vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!
1. Tính dung chấp của văn hóa Việt Nam được xác định bằng công cụ nghiên cứu:
a. Địa – văn hóa.
b. Nhân học văn hóa.
c. Cả ba phương án đều đúng.
d. Giao lưu – tiếp biến văn hóa
2. Tín ngưỡng phổ biến nhất ở Việt Nam là?
a. Thờ Thổ công.
b. Thờ Thành Hoàng.
c. Phồn thực.
d. Thờ Tổ tiên.
3. Trong lịch sử Việt Nam, tôn giáo từng gắn với chủ nghĩa yêu nước là?
a. Thiên Chúa giáo.
b. Phật giáo.
c. Bà la môn giáo.
d. Đạo giáo.
4. Cơ sở hình thành nên những phẩm chất nổi trội trong tính cách của người Việt là ?
a. Kinh tế – xã hội.
b. Lịch sử.
c. Cả 3 phương án đều đúng.
d. Địa lý.
5. Đối tượng nghiên cứu Đại cương văn hóa Việt Nam là?
a. Các yếu tố tạo thành bản sắc văn hóa Việt Nam. (Đ)
b. Các yếu tố văn hóa mang tính khu vực.
c. Các yếu tố văn hóa của Việt Nam.
d. Các yếu tố văn hóa mang tính nhân loại
6. Phật giáo được đưa lên làm quốc giáo ở Việt Nam trong thời kỳ:
a. Hậu Lê.
b. Lý – Trần.
c. Nguyễn.
d. Đinh – Lê.
7. Khái niệm văn vật dùng để chỉ:
a. Các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể.
b. Giá trị văn hóa tinh thần
c. Giá trị văn hóa vật chất và tinh thần.
d. Giá trị văn hóa vật chất.
8. ” Phép vua thua lệ làng” là sản phẩm của :
a. Chủ nghĩa cục bộ địa phương.
b. Tính bảo thủ.
c. Tính tập thể.
d. Tính tự quản.
9. ” Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” là sản phẩm của:
a. Tính tập thể.
b. Chủ nghĩa cục bộ địa phương.
c. Tính bảo thủ.
d. Tính tự quản.
10. Đôi đũa được sử dụng trong bữa ăn của người Việt Nam thể hiện:
a. Tính tổng hợp.
b. Tính biện chứng.
c. Tính linh hoạt.
d. Cả ba phương án trên.
11. An nam tứ đại khí là 4 di sản của văn hóa:
a. Nho giáo.
b. Đạo giáo.
c. Thiên chúa giáo.
d. Phật giáo.
12. Chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam là sản phẩm của :
a. Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây.
b. Sự tiếp thu văn hóa phương Tây.
c. Sự tiếp thu văn hóa truyền thống.
d. Sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa.
13. Công cụ nghiên cứu được sử dụng phổ biến để nghiên cứu văn hóa dân gian và văn hóa tộc người là?
a. Các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể.
b. Địa – văn hóa. (Đ)
c. Giá trị văn hóa vật chất và tinh thần.
d. Giá trị văn hóa tinh thần.
14. “Văn hoá là tổ hợp những phương thức hoạt động và niềm tin tạo thành trụ cột của cuộc sống chúng ta được kế thừa về mặt xã hội” thuộc cách định nghĩa:
a. Cấu trúc.
b. Tâm lý học.
c. Lịch sử.
d. Liệt kê.
15. Chùa ở Việt Nam là nơi thờ:
a. Các vị anh hùng có công với nước.
b. Cả ba phương án đều đúng.
c. Phật.
d. Các vị thần.
16. Địa văn hóa là công cụ nghiên cứu văn hóa bằng:
a. Không gian.
b. Hoàn cảnh địa lý.
c. Cả ba phương án đều đúng
d. Thời gian.
17. Theo triết lý Âm dương, khí âm và khí dương chính là?
a. Vật chất và ý thức.
b. Nam và nữ.
c. Yếu tố vật chất.
d. Yếu tố tinh thần.
18. Thái độ « vừa cởi mở, vừa rụt rè » trong giao tiếp là của:
a. Người Mỹ.
b. Người Pháp.
c. Người Trung Quốc.
d. Người Việt Nam.
19. ” Tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa” là đặc điểm tính cách của người Việt được hình thành từ :
a. Điều kiện lịch sử.
b. Kinh tế tiểu nông.
c. Điều kiện tự nhiên.
d. Điều kiện xã hội.
20. Ngôi nhà của người Việt Nam mang dấu ấn của:
a. Cả ba phương án đều đúng.
b. Môi trường sông nước.
c. Tôn giáo.
d. Tính cộng đồng.
21. “Tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ” trong tính cách của người Việt Nam là sản phẩm của:
a. Hoàn cảnh địa lý.
b. Điều kiện lịch sử.
c. Kinh tế nông nghiệp.
d. Cả ba phương án đều đúng.
22. “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá” là định nghĩa của:
a. Hồ Chí Minh.
b. Phan Ngọc.
c. UNESCO.
d. Đào Duy Anh.
23. “Chúng tôi gọi tất cả những gì phân biệt giữa con người với động vật là văn hóa” thuộc cách định nghĩa:
a. Lịch sử
b. Tâm lý học
c. Nguồn gốc
d. Chuẩn mực.
24. Luận điểm “Văn hóa Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng” được rút ra từ công cụ nghiên cứu:
a. Nhân học – văn hóa
b. Giao lưu – tiếp biến văn hóa.
c. Tọa độ văn hóa.
d. Địa – văn hóa.
25. “Càng gần trung tâm, ảnh hưởng của văn hóa gốc càng sâu đậm, càng xa trung tâm, ảnh hưởng của văn hóa gốc càng phai nhạt” là luận điểm được rút ra từ công cụ nghiên cứu:
a. Tọa độ văn hóa.
b. Nhân học – văn hóa.
c. Địa – văn hóa.
d. Giao lưu – tiếp biến văn hóa.
26. Văn miếu là nơi thờ:
a. Ông tổ của nghề y.
b. Ông tổ của nghề buôn bán.
c. Ông tổ của nghề dạy học.
d. Ông tổ của nghệ thuật.
27. Trong lịch sử Việt Nam, tôn giáo từng là cơ sở cho khối đại đoàn kết dân tộc là?
a. Đạo giáo.
b. Phật giáo.
c. Thiên Chúa giáo.
d. Nho giáo.
28. “Lối sống mà một công xã hay bộ lạc tuân thủ được gọi là văn hoá” thuộc cách định nghĩa:
a. Liệt kê.
b. Cấu trúc.
c. Nguồn gốc.
d. Chuẩn mực.
29. “Chủ nghĩa yêu nước” của người Việt Nam là sản phẩm của văn hóa:
a. Nhà nước – dân tộc.
b. Đô thị.
c. Tộc người.
d. Làng xã.
30. Để xác định đối tượng nghiên cứu của Đại cương văn hóa Việt Nam, các nhà văn hóa học sử dụng phương pháp:
a. Qui nạp và diễn dịch.
b. Lịch sử.
c. Logic.
d. Logic kết hợp với lịch sử.
31. Phẩm chất “Trọng tuổi tác, trọng người già ” trong tính cách của người Việt Nam được tạo bởi:
a. Sự lễ phép.
b. Ảnh hưởng của Nho giáo.
c. Ảnh hưởng của Phật giáo.
d. Kinh tế nông nghiệp.
32. “Tính tự quản” của người Việt Nam là sản phẩm của văn hóa:
a. Đô thị.
b. Làng xã.
c. Nhà nước – dân tộc.
d. Gia đình.
33. ” Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để vượt qua mọi khó khăn gian khổ” là đặc điểm tính cách của người Việt được hình thành từ :
a. Cả 3 phương án đều đúng.
b. Điều kiện địa lý.
c. Điều kiện kinh tế.
d. Điều kiện lịch sử.
34. Nho giáo được đưa lên làm quốc giáo ở Việt Nam trong thời kỳ :
a. Đinh – Lê.
b. Lý – Trần.
c. Hậu Lê.
d. Nguyễn.
35. Đô thị truyền thống của Việt Nam phụ thuộc vào nông thôn, bị nông thôn hóa là vì:
a. Chế độ phong kiến tập quyền.
b. Sự bao trùm của thể chế làng xã lên mọi thiết chế.
c. Cả ba phương án đều đúng.
d. Tâm lý “trọng nông, ức thương”
Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Đề cương ôn thi môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam !
Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam dưới đây
Tham khảo thêm
- docx Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án
- docx Đề cương ôn thi tự luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
- docx 15 câu hỏi tự luận thường gặp môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
- pdf Đề cương ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam có lời giải
- pdf Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án