Luận án TS: Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học phần “Nhiệt học” – Vật lí lớp 8 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh nước CHDCND Lào
Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng các thiết bị thí nghiệm trên cơ sở phân tích cấu trúc năng lực thực nghiệm và sử dụng các thiết bị thí nghiệm này trong dạy học phần “Nhiệt học” - Vật lí lớp 8 ở trường THCS nước CHDCND Lào theo dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Thực tế, việc dạy học các kiến thức về phần nhiệt học ở trường THCS hiện nay cũng chưa thoát khỏi tình trạng trên. Giáo viên vẫn ngại sử dụng thí nghiệm trong dạy học, nếu có chỉ sử dụng mang tính chất biểu diễn. Ví dụ: trong phần nhiệt học khi giáo viên giảng dạy nội dung kiến thức nhiệt và nhiệt độ, chỉ giải thích về hiện tượng nhiệt trong cuộc sống, không sử dụng thí nghiệm để hỗ trợ học sinh, còn trong nội dung về sự truyền nhiệt, nhiệt lượng, năng suất tỏa nhiệt thì các thí nghiệm đã sử dụng lại đơn giản, chưa đảm bảo tính khoa học, phương pháp dạy học không gắn liền với hoạt động thực nghiệm, nên dạy học nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh chưa thành hiện thực, học sinh không thể phát triển được năng lực thực nghiệm khi đang học trong lớp. Nguyên nhân của tình trạng này là do các thiết bị thí nghiệm có sẵn dùng để dạy học các kiến thức này còn nhiều hạn chế, không có hoặc nếu có cũng chưa đầy đủ về cơ sở vật chất cần thiết để đáp ứng được các mục đích trong dạy học, đặc biệt là chưa có các thiết bị thí nghiệm về những ứng dụng kĩ thuật của vật lí.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc dạy học phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh. Đặc biệt lí luận về việc xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lí (lớp 8 trường THCS).
- Nghiên cứu nội dung kiến thức để xác định được các kiến thức về phần nhiệt học lớp 8 mà học sinh cần lĩnh hội. Từ đó xác định các thí nghiệm cần tiến hành trong dạy học.
- Điều tra thực tế việc dạy học các kiến thức về phần nhiệt học ở lớp 8, nhằm tìm hiểu phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh, các khó khăn của giáo viên và các sai lầm phổ biến của học sinh về phần nhiệt học, tình trạng thiết bị thí nghiệm, sử dụng thiết bị thí nghiệm về phần nhiệt học ở trường THCS.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiện cứu:
- Nội dung kiến thức phần nhiệt học lớp 8 trường trung học cơ sở.
- Năng lực thực nghiệm được phát triển trong dạy học giải quyết vấn đề với việc sử dụng các thí nghiệm vật lí.
Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học phần nhiệt học trong chương trình vật lí ở lớp 8 ở trường THCS, tại trường phổ thông Salavanh, huyện Salavanh, tỉnh Salavanh, nước CHDCND Lào.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu sách, bài báo, các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, chương trình nội dung sách giáo khoa Vật lí lớp 8 để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài và các căn cứ cho những đề xuất về tiến trình dạy học có các thiết bị thí nghiệm.
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Thiết kế chế tạo các thiết bị thí nghiệm, thử nghiệm các phương án thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.
- Điều tra, khảo sát thực tế: Dự giờ, xem giáo án, trao đổi với giáo viên và học sinh.
- Thực tập sư phạm ở trường THCS tiến trình dạy học đã soạn thảo.
1.5 Đóng góp mới của luận án
- Chế tạo được thiết bị thí nghiệm để tiến hành 18 thí nghiệm để sử dụng trong dạy học vật lí phần “Nhiệt học” – vật lí lớp 8.
- Xây dựng nhiệm vụ học tập (hình thành và vận dụng các kiến thức) gắn liền với hoạt động thực nghiệm.
- Soạn thảo được 7 tiến trình dạy học tương ứng với 7 kiến thức phần nhiệt học Vật lí lớp 8, có sử dụng các nhiệm vụ học tập và thiết bị thí nghiệm.
- Đánh giá được sự phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong học tập phần nhiệt học Vật lí lớp 8.
2. Nội dung
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Các nghiên cứu về năng lực và năng lực thực nghiệm
Tìm hiểu các nghiên cứu về xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lí nhằm phát triển năng lực thực nghiệm
Tìm hiểu các nghiên cứu về xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm vật lí trong phần nhiệt học
2.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lí nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh
Năng lực thực nghiệm
Dạy học vật lí theo định hướng phát triển năng lực thực nghiệm
Thí nghiệm trong dạy học vật lí
Vai trò của thí nghiệm trong dạy học vật lí theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm
Thực trạng xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học phần nhiệt học ở trường THCS nước CHDCND Lào
2.3 Xây dựng, sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong tiến trình dạy học các kiến thức phần nhiệt học (chương trình Vật lí lớp 8 trường THCS)
Sơ đồ mạch kiến thức trong phần nhiệt học
Mục đích dạy học và các thí nghiệm trong phần nhiệt học lớp 8 THCS
Xây dựng các thiết bị thí nghiệm để sử dụng thí nghiệm trong dạy học phần nhiệt học lớp 8 THCS ở nước CHDCND Lào
Soạn thảo các tiến trình dạy học cụ thể phần nhiệt học
Xây dựng một số bài tập thí nghiệm
2.4 Thực nghiệm sư phạm
Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
Kết quả thực nghiệm sư phạm
3. Kết luận
Tiến trình dạy học 7 kiến thức đã được thực nghiệm sư phạm ở hai trường trung học cơ sở của tỉnh Salavanh nước CHDCND Lào. Kết quả thực nghiệm sư phạm qua hai vòng cho phép khẳng định hiệu quả của các tiến trình dạy học đã soạn thảo đối với sự phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Các kết quả đã khẳng định tính đúng đắn giả thuyết của đề tài: Nếu xây dựng các thiết bị thí nghiệm và sử dụng các thiết bị thí nghiệm theo cấu trúc năng lực thực nghiệm dựa trên phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học kiến thức phần “Nhiệt học”- vật lí lớp 8 thì sẽ phát triển được năng lực thực nghiệm của học sinh.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Nguyễn Tân Ân (2012), Dạy học giải quyết vấn đề trong giảng dạy các phương pháp giải quyết vấn đề của Trí tuệ nhân tạo, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 5-2012.
Bouta Souliya (2016), Xây dựng và sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học các kiến thức phần ( Nhiệt học ) lớp 8 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường đại học sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Văn Biên (2013), “Xây dựng chuyên đề thí nghiệm mở để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT Chuyên”, Tạp chí giáo dục khoa học, Hà Nội, Số đặc biệt tháng 11/2013.
Đặng Minh Chưởng (2011), Xây dựng và sử dụng các thiết bị thí nghiệm thực tập trong dạy học chương "cảm ứng điện từ" ở lớp 11 THPT nâng cao theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), Xây dựng và sử dụng bộ thí nghiệm ghép nối máy tính trong dạy học các kiến thức chương "Chất khí" vật lí lớp 10 theo hướng phát triển tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội.
4.2 Tiếng Anh
Denyse Tremblay (2002), Adult Education A Lifelong Journey The Competency – Based approach" Helping learners become autonomous".
Gardner and Howard (1999), Intelligence Reframed " Multiple intelligences for the 21st century", Basic books.
Josephy R (1986), Assessment of practical and experimental work in physics through OCEA. Phys Educ.21:214-21.
Millar R (2004), The role of practical work in the teaching and learning of science. High Sch Sci Lab Role Vis.(October):25.
Nico Schreiber, Heike TheyBen, and Horst Schreeker (2009), Expermentelle Kompetenz mesem, in tạp chí Phydid,3/8/2009. pp. tr 92-101.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục trên ---
Tham khảo thêm