Luận án TS: Thơ văn Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh trong văn học Vãn Trần
Luận án Thơ văn Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh trong văn học Vãn Trần được hoàn thành với mục tiêu nhằm đem đến một cái nhìn khái quát từ đặc điểm đến các thành tựu nội dung và nghệ thuật thơ văn của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh trong bối cảnh văn học thời đại.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Việc nghiên cứu thơ văn của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về thành tựu văn học thời Vãn Trần trong mối tương quan với nền văn học dân tộc qua các giai đoạn lịch sử. Từ việc nghiên cứu, chúng tôi sẽ làm rõ những đóng góp về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thơ văn của hai thi nhân trong nền văn học nước nhà. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phục vụ tích cực và hiệu quả cho công việc nghiên cứu, giảng dạy văn học trung đại Việt Nam nói chung và đặc biệt với văn học Lý - Trần trong giai đoạn hiện nay nói riêng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Giới thuyết các khái niệm trực tiếp liên quan và được sử dụng để tiếp cận các vấn đề của luận án; khảo sát, hệ thống văn bản thơ văn và tổng thuật tình hình nghiên cứu thơ văn của hai tác giả Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh.
Tìm hiểu bối cảnh lịch sử, văn hóa tư tưởng/ những tiền đề và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn học thời Vãn Trần nói chung và thơ văn của hai tác giả nói riêng.
Đặt trong bối cảnh văn học thời đại phân tích, đánh giá một số vấn đề về nội dung, nghệ thuật sáng tác thi ca của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là toàn bộ thơ văn của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh in trong cuốn Thơ văn Lý – Trần, tập III, Nxb KHXH, 1978. Công trình tập hợp 130 tác phẩm, gồm: 128 bài thơ chữ Hán Đường luật và 02 3 bài văn. Trong đó, 51 bài thơ của Trần Nguyên Đán; 77 bài thơ và 02 bài văn (Diệp mã nhi phú, Thanh Hư động ký) của Nguyễn Phi Khanh.
Trong phạm vi luận án, chúng tôi nghiên cứu bối cảnh thời đại, văn hóa, văn học tác động đến thơ văn của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh; giới thiệu khái quát về thân thế, sự nghiệp; chỉ ra các bước ngoặt lớn trong sáng tác văn chương của hai tác giả; dưới góc nhìn so sánh, nghiên cứu chỉ ra sự tác động ảnh hưởng từ Trần Nguyên Đán đến Nguyễn Phi Khanh và đóng góp riêng về nội dung, nghệ thuật, quan niệm sáng tác của hai tác giả trong văn học Vãn Trần.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp loại hình học
Phương pháp tiếp cận liên ngành
Phương pháp so sánh văn học
Phương pháp hệ thống
1.5 Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên đặt vấn đề theo hướng tiếp cận “ghép đôi” hai tác giả; nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu thơ văn của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh đặt trong bối cảnh văn học giai đoạn Vãn Trần.
- Luận án làm rõ thơ ca là bộ phận quan trọng nhất của văn học Vãn Trần; chỉ ra sự chuyển đổi cảm hứng, chuyển đổi một dòng thơ, từ Thịnh Trần sang Vãn Trần.
- Luận án tái hiện lại diện mạo và đóng góp của thơ văn Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học thời Vãn Trần nói riêng và văn học dân tộc thời trung đại nói chung.
2. Nội dung
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Các khái niệm Vãn Trần, Hồ và Hậu Trần
Lịch sử nghiên cứu thơ văn Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh
Cơ sở lý thuyết của đề tài
2.2 Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh trong bối cảnh thời Vãn Trần
Bối cảnh lịch sử, tư tưởng, văn hóa xã hội
Bối cảnh văn học
Vấn đề tiểu sử Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh
Một số quan niệm trong sáng tác của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh
2.3 Nội dung thơ văn Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh trong văn học thời Vãn Trần
Một số cảm hứng sáng tác tiêu biểu
Hình tượng nhân vật trữ tình
2.4 Hình thức nghệ thuật thơ văn Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh trong văn học thời Vãn Trần
Thể loại văn học
Ngôn ngữ văn học
Hệ thống hình ảnh và biểu tượng văn học
3. Kết luận
Nghiên cứu, tìm hiểu về văn học quá khứ nói chung, trường hợp Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh nói riêng không phải là công việc có thể giải quyết thấu đáo được trong một sớm một chiều, vẫn còn những vấn đề đến nay chúng ta chưa biết, cần phải được tiếp tục nghiên cứu, tranh luận và chờ được bổ sung, cập nhật thêm từ các nguồn tài liệu mới. Đặc biệt, khi sáng tác của các ông vẫn được cho là chưa sưu tập được đầy đủ, còn nằm đâu đó trong dân gian, hoặc ở các thư viện nước ngoài, như Trung Quốc, Pháp... Chỉ khi nào tiếp cận được các nguồn tài liệu đó, chúng ta mới có thể đưa ra các kết luận khoa học, khách quan nhất về cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của hai tác giả trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam thời Vãn Trần. Do đó, luận án cũng không có tham vọng luận giải tất cả mọi vấn đề, mà chỉ tập trung vào hai phương diện cơ bản nhất, đó là nội dung và nghệ thuật thơ văn của hai tác giả. Từ đây, luận án tiếp tục đề xuất việc mở rộng khảo sát đầy đủ hơn các văn bản thơ, văn; tiếp tục làm sáng tỏ tính chất cầu nối, vai trò đóng lại và mở ra giữa hai giai đoạn văn học, sự tiếp nối ảnh hưởng từ hai ông đến các tác giả văn học TK XV, đặc biệt là Nguyễn Trãi.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Lại Nguyên Ân (1996), “Loại hình tác giả văn học và vấn đề phương pháp luận nghiên cứu”, TCVH, số 2.
M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Dostoevski, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn (dịch), Nxb GD, H.
Bùi Huy Bích (1958), Hoàng Việt thi văn tuyển, tập 2, Nhóm Lê Quý Đôn trích dịch và chú thích, Nxb Văn hóa, H.
Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ảnh hưởng Hán văn Lý Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn, Nxb GD, H.
Huỳnh Quán Chi (2010), Thơ Nho Việt Nam từ giữa TK XIV đến nửa đầu TK XV, LATS Ngữ văn, ĐHSP Tp. HCM.
4.2 Tiếng Anh
Whitmore, J.K. (2006), "The Rise of the Coast: Trade, State and Culture in Early Đại Việt". Journal of Southeast Asian Studies, 37 (1), Page. 103 – 122, http:/ www.Gio-o.com.
M.Buckley (2010), "Climate as a contributing factor in the demise of Angkor", Edited by Joyce Marcus, University of Michigan, Ann Arbor, MI, www. pnas. org/cgi/doi/10.1073/ pnas.
O.W. Wolters (1983), “Tưởng nhớ một vị quan trí thức: đọc một số bài thơ của Nguyễn Phi Khanh”, Southeast Asia Studies, Yale University, New Haven, Connecticutt, tr. 79 - 101, Ngô Bắc dịch và phụ chú, nguồn: http:/www. Gio - o.com.
Geoff Wade (2010), "Minh Thực lục, một nguồn sử liệu Đông Nam Á", Trần Công Khanh dịch, Phạm Hoàng Quân hiệu chú, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (78), tr. 131 - 142.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Ngữ văn trên ---