Luận văn: Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Luận văn Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được hoàn thành với mục tiêu nhằm đưa ra một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca đến với trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Luận văn: Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1. Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Trong chương trình giáo dục hiện nay, những bài hát dân ca dành cho trẻ còn rất ít, nếu có thì chỉ được dàn dựng biểu diễn trong những ngày lễ hội. Trẻ được tiếp xúc với dân ca chủ yếu dưới hình thức nghe cô hát. Những bài hát dân ca mà cô hát lại không gần gũi với trẻ, làm cho trẻ không hứng thú lắm với dân ca. Vì thế, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài : “Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 tuổi” với mong muốn đưa dân ca đến gần trẻ hơn, hình thành ở trẻ niềm tự hào, lòng yêu quê hương, đất nước.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca đến với trẻ MG 5 – 6 tuổi.

1.3  Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tổ chức âm nhạc của GV khối lá ở một số trường Mầm Non trên địa bàn TP.HCM. 

Đối tượng nghiên cứu: Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 tuổi.

1.4. Phạm vi nghiên cứu

Một số trường Mầm Non trên địa bàn TP.HCM.

Trường Mầm Non Hoa Mai

Trường Mầm Non Quận Tân Bình

Trường Mầm Non Tuổi Thơ 7

Trường Mẫu giáo Dân lập Sơn Ca 5

1.5 Giả thuyết khoa học

Việc tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca đến gần hơn với trẻ Mẫu giáo đang được hầu hết các trường mầm non rất quan tâm. Nếu biết cách ứng dụng các hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm đưa dân ca đến gần hơn với trẻ thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục thẫm mỹ âm nhạc cho trẻ, nhận thức vẻ đẹp và có tình cảm yêu quý, trân trọng nền âm nhạc dân gian và âm nhạc dân tộc.

1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Khảo sát thực trạng việc tổ chức các bài hát dân ca cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn TP.HCM.

Đề xuất một số hình thức tổ chức các hoạt động dân ca cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường MN.

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket).

Phương pháp thống kê toán học: Sau khi phát phiếu điều tra, tiến hành trắc nghiệm, xử lý số liệu khách quan. Từ đó thống kê kết quả nghiên cứu thực trạng của vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và rút ra kết luận.

1.8 Đóng góp của đề tài

Về mặt lí luận: Đề tài xây dựng hệ thống cơ sở lí luận về việc tổ chức các hoạt động dân ca.

Về mặt thực tiễn: Đề tài xây dựng các hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca đến gần hơn với trẻ MG.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về việc tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ Mẫu Giáo

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đặc điểm và khả năng nghe nhạc dân ca của trẻ MG 5 -6 tuổi

Một số vấn đề lý luận về dân ca Việt Nam

2.2 Thực trạng việc tổ chức các bài hát dân ca trong trường Mầm non.

Khái quát khảo sát thực trạng

Phân tích kết quả khảo sát thực trạng

2.3 Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca đến với trẻ Mẫu Giáo.

Tổ chức các hoạt động dân ca.

Tổ chức các hoạt động dân ca trong giờ sinh hoạt

Tổ chức các hoạt động dân ca trong các ngày lễ hội

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là dân ca rất phong phú và đa dạng, ngoài chức năng phục vụ đời sống tinh thần của con người nó còn góp phần hoàn thiện nhân cách của trẻ. Để tìm hiểu và học hỏi thì cần rất nhiều thời gian. Trong phạm vi hạn hẹp cho phép, tôi đã sưu tầm được một số nội dung về dân ca ba miền phù hợp với nhận thức của lứa tuổi mầm non để góp phần đưa dân ca Việt Nam vào hoạt động của trẻ tại trường Mầm non.

Dạy hát âm nhạc đã khó thì việc tổ chức cho trẻ làm quen với dân ca thông qua các hình thức nghe hát, dạy hát, vận động minh họa lại càng không thể dễ dàng. 

Giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo và lồng ghép dân ca trong các hoạt động khác để tạo cho trẻ niềm vui, hứng thú và lòng tự hào khi được tiếp xúc, tìm hiểu các bài dân ca của chính quê hương, đất nước mình.

3.2 Kiến nghị

Đưa dân ca vào dạy cho trẻ tại trường mầm non là không hề đơn giản. Cần có sự hướng dẫn, chỉ đạo đồng bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục cho đến các trường và đội ngũ giáo viên đứng lớp.

Cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng cảm thụ âm nhạc và kỹ năng hát dân ca của giáo viên.

Cần tổ chức các đợt chuyên đề tập huấn cho đội ngũ cán bộ giáo viên về bản sắc văn hóa dân tộc trong dân ca để họ có thể truyền lại cho trẻ trong quá trình dạy học và trong các hoạt động khác của trẻ tại trường mầm non

4. Tài liệu tham khảo

A. Xokhor, Vai trò của giáo dục âm nhạc (Vũ Tự Lân dịch), Hà Nội, 1976.

Đào Việt Hưng, Tìm hiểu điệu thức dân ca người Việt Bắc Trung Bộ, Viện Âm nhạc, Nhà xuất bản Âm nhạc, 1999.

Hùng Lân, Dân ca Việt Nam.

Hồng Thao, Dân ca Quan Họ, Nhà xuất bản Âm nhạc.

Hồng Thao, Tô Ngọc Thanh, Tìm hiểu âm nhạc dân tộc cổ truyền, Nhà xuất bản Văn hóa, 1986.

Hoàng Văn Yến, Nghệ thuật âm nhạc với trẻ Mầm non, Nhà xuất bản Giáo dục

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn sư phạm trên ---

Ngày:26/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM