Công nghệ 7 Bài 34: Nhân giống vật nuôi
167 lượt xem
Để đáp ứng nhu cầu về giống vật nuôi ngày càng cao cũng như đòi hỏi chất lượng giống tốt thì việc nhân giống vật nuôi ngày càng thiết yếu. Vậy nhân giống vật nuôi là gì? Có những biện pháp nhân giống vật nuôi nào? Cùng eLib tìm hiểu các kiến thức này thông qua nội dung bài học dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chọn phối
a. Thế nào là chọn phối?
- Chọn con đực ghép đôi với con cái theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.
- Chọn phối nhằm phát huy tác dụng chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối giống có đúng hay không đúng.
b. Các phương pháp chọn phối
Có 2 phương pháp
- Chọn phối cùng giống:
- Ghép con đực và con cái trong cùng giống.
- Cho ra thế hệ sau cùng giống bố, mẹ.
- Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì chọn con đực với con cái cùng giống. Ví dụ chọn phối cùng giống: chọn phối heo Móng Cái đực với heo Móng Cái cái sẽ được cá thể là heo Móng Cái thuần chủng.
- Chọn phối khác giống:
- Ghép đôi con đực và con cái khác giống.
- Tạo ra thế hệ lai có đặc tính tốt từ bố, mẹ.
- Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau. Ví dụ chọn phối khác giống: Chọn gà trống giống Rốt (sức sản xuất cao) với gà mái Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sinh sản thấp) sẽ được cá thể có ưu điểm của cả hai.
1.2. Nhân giống thuần chủng
a. Nhân giống thuần chủng là gì?
- Là phương pháp nhân giống chọn ghép theo đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.
- Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
- Ví dụ: Lợn Móng Cái (cái) x Lợn Móng Cái (đực) → Thế hệ lợn Móng Cái con thuần chủng
b. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
- Phải có mục đích nhân giống rõ ràng.
- Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy lấy ví dụ về:
- Chọn phối cùng giống:
- Chọn phối khác giống:
Gợi ý trả lời
- Chọn phối cùng giống: Chọn phối lợn đực Móng Cái với lợn cái Móng Cái sẽ được thế hệ sau là những lợn Móng Cái.
- Chọn phối khác giống: Chọn phối lợn đực Móng Cái và lợn Cái Ba Xuyên được thế hệ sau là lợn lai Móng Cái – Ba Xuyên.
Câu 2: Em hãy đánh dấu X vào các phương pháp nhân giống theo mẫu bảng sau sao cho phù hợp với phương pháp chọn phối:
Gợi ý trả lời
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng.
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ, bảng biểu.
- Nhận thức được tầm quan trọng của chọn phối và nhân giống thuần chủng.
- Có ý thức bảo vệ được môi trường trong chăn nuôi.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 7 Bài 30: Vai trò và nhiệm vụ phát triển của chăn nuôi
- doc Công nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi
- doc Công nghệ 7 Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
- doc Công nghệ 7 Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi
- doc Công nghệ 7 Bài 35: Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống gà quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
- doc Công nghệ 7 Bài 36: Thực hành: Nhận biết một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều?
- doc Công nghệ 7 Bài 37: Thức ăn vật nuôi
- doc Công nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi
- doc Công nghệ 7 Bài 39: Chế biến và dữ trữ thức ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 7 Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi
- doc Công nghệ 7 Bài 41: Thực hành: Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt
- doc Công nghệ 7 Bài 42: Thực hành: Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men
- doc Công nghệ 7 Bài 43: Thực hành: Đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôi chế biến bằng phương pháp vi sinh vật
167 lượt xem
Ngày:19/08/2020
Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy