Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em cảm nhận được khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX và sức lôi cuốn của một giọng thơ hào hùng, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt. eLib đã biên soạn nội dung bài học này một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Phan Bội Châu (1867-1940) tên thật là Phan Văn San.
- Hiệu: Sào Nam,
- Quê: làng Đan Nhiệm (nay thuộc Nam Hoà- Nam Đàn- Nghệ An).
- Là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất dân tộc trong vòng 25 năm đầu thế kỉ XX.
- Là nhà thơ, nhà văn lớn có sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
- Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh,[7] Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,...
- Phan Bội Châu đả kích việc thực dân Pháp cấm giảng dạy lịch sử Việt Nam mà thay vào đó là lịch sử Pháp, nhằm dụng ý xóa bỏ những ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Việt Nam, truyền bá văn hóa Pháp nhằm đồng hóa người Việt; đồng thời đào tạo ra một tầng lớp công chức và chuyên viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Năm 1905 Phan Bội Châu chỉ trích nền giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa là "chỉ dạy người Việt viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp".
- Năm 1904 ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm hội chủ.
- Năm 1905 ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp.
- Tháng 6 năm 1905 Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách Việt Nam vong quốc sử về nước. Tháng 8 năm 1905, tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nòng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động.
1.2. Tác phẩm
- Bài thơ sáng tác vào đầu năm 1941, đời khi tác giả bị bắt giam tại Quảng Đông- Trung Quốc.
- Là bài thơ nôm nằm trong tác phẩm : “Ngục trung thư” viết bàng chữ Hán năm 1914.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục: Đề, thực. luận, kết.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Hai câu đề
- Cảm tác: Cảm xúc được viết ra thành sáng tác.
⇒ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”là cảm xúc được viết khi bị bắt giam ở nhà ngục Quảng Đông.
“ Vẫn là hào kiệt…
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
- Hai câu thơ thể hiện phong thái đường hoàng, tự tin, ung dung thanh thản
- Khẩu khí ngang tàng, khí phách hiên ngang bất khuất.
- Coi đó là một cách nghỉ ngơi trên chặng đường bôn tẩu dài dặc, hoạt động cách mạng căng thẳng, vất vả.
2.2. Hai câu thực
“ Đã cách không nhà…bốn bể
Lại người... năm châu”
- Hai câu thơ giọng điệu trở nên ngậm ngùi thương cảm.
- Tác giả suy ngẫm về cuộc đời bôn ba của mình.
- Đó là cuộc đời hoạt động đầy sóng gió, bất trắc của người tù cách mạng Phan Bội Châu.(Từ năm 1905 cho đến khi bị bắt là gần mười năm , mười năm lưu lạc khi Nhận Bản, khi Trung Quốc , khi Xiêm La (Thái Lan), mười năm không một mái ấm gia đình , cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần. Thêm vào đó còn sự săn đuổi của kẻ thù ở đâu ông cũng là đối tượng truy bắt của thực dân Pháp.
- Đã … lại ⇒ Cặp từ hô ứng - tăng tiến
→ Nỗi thống khổ của người tù cách mạng.
⇒ Hai câu thơ nói lên nỗi đau lớn lao của một vị anh hùng, sóng gió của cuộc đời riêng gắn với nỗi đau riêng của cả một dân tộc. Hình ảnh người tù trở nên lớn lao và phi thường hơn.
2.3. Hai câu luận
“ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”.
- Ở đây tác giả khẳng định: chí lớn tài cao của người chiến sĩ cách mạng không cảnh tù đày nào có thể đè bẹp.
- Nghệ thuật: Các động từ “dang tay”, “mở miệng”, dùng lối nói quá khoa trương nhằm nhấn mạnh con người không nhỏ bé trong vũ trụ nữa mà trở nên lớn lao đến mức như thần như thánh. Tuy bị bắt nhưng người tù vẫn "dang tay", "mở miệng cười" thể hiện thái độ coi thường, coi khinh mọi khó khăn trước mắt.
⇒ Thể hiện khẩu khí ngang tàng bất khuất của bậc anh hùng hào kiệt, dù có ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí vẫn không thay đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước.
2.4. Hai câu kết
“Thân vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”.
- Trong bài thơ này hai câu kết khẳng định niềm tin của nhà thơ vào tương lai, thể hiện thái độ coi thường lao tù nguy hiểm.
- Nghệ thuật: Lặp lại từ “còn”. Hai từ "còn" đứng cạnh nhau tạo nên âm hiệu khẳng định mạnh mẽ ý chí đấu tranh cho sự cứu nước, đó như hai tiếng trống chắc nịch, âm vang kích đông lòng người, kết thúc một bản hùng ca.
⇒ Lời thơ dõng dạc, dứt khoát, khẳng định ý chí chiến đấu, niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp mình đã chọn, không ngai nguy hiểm, gian lao.
3. Tổng kết
Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
4. Luyện tập
Câu 1. Nêu giá trị nội dung của bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
Gợi ý làm bài:
Nội dung: bài thơ đã khắc họa phong thái ung dung, đường hoàng, phí phách kiên cường bất khuất, vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
Câu 2. Nêu giá trị nghệ thuật Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
Gợi ý làm bài:
Nghệ thuật: giọng điệu hào hùng, khoa trương, bút pháp lãng mạn vận dụng nhuần nhuyễn, thể thơ thất ngôn bát cú với các phép đối chặt chẽ làm cho tầm vóc nhân vật trữ tình trở nên lớn lao, kì vĩ.
5. Kết luận
Qua bài học các em nắm một số nội dung chính sau:
- Hiểu được khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật đầu thế kỉ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ hình ảnh thơ ở các văn bản.
- Có tinh thần yêu nước tự hào về các chí sĩ cách mạng dân tộc.
- Có ý thức thái độ đúng trong học tập.
Tham khảo thêm
- doc Tôi đi học Ngữ Văn 8
- doc Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ Văn 8
- doc Tính thống nhất chủ đề của văn bản Ngữ Văn 8
- doc Trong lòng mẹ Ngữ văn 8
- doc Trường từ vựng Ngữ văn 8
- doc Bố cục văn bản Ngữ văn 8
- doc Tức nước Ngữ văn 8
- doc Xây dựng đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8
- doc Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự Ngữ văn 8
- doc Lão Hạc Ngữ văn 8
- doc Từ tượng hình, từ tượng thanh Ngữ văn 8
- doc Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ Văn 8
- doc Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn 8
- doc Tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Cô bé bán diêm Ngữ văn 8
- doc Trợ từ, thán từ Ngữ văn 8
- doc Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn 8
- doc Tình thái từ Ngữ văn 8
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 8
- doc Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Hai cây phong Ngữ văn 8
- doc Nói quá Ngữ văn 8
- doc Ôn tập truyện kí Việt Nam Ngữ văn 8
- doc Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Ngữ văn 8
- doc Nói giảm nói tránh Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Câu ghép Ngữ văn 8
- doc Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Ôn dịch thuốc lá Ngữ văn 8
- doc Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Bài toán dân số Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngữ văn 8
- doc Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc kép Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng Ngữ văn 8
- doc Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8
- doc Ôn luyện về dấu câu Ngữ văn 8
- doc Thuyết minh về một thể loại văn học Ngữ văn 8
- doc Muốn làm thằng cuội Ngữ văn 8
- doc Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt Ngữ văn 8
- doc Hai chữ nước nhà Ngữ văn 8
- doc Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ Ngữ văn 8