Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9

Bài học Trau dồi vốn từ, Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em biết được những định hướng chính để trau dồi vốn từ, giải nghĩa của từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. eLib đã biên soạn bài học này để các em tham khảo. Chúc các em học tốt!

Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9

1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ

- Từ là đơn vị để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm của mình cần phải biết rõ những từ mình dùng và có vốn từ phong phú. Để làm được điều này, chúng ta cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầu đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. Có nhiều cách trau dồi vốn từ 

- Hiểu nghĩa của từ và biết cách dùng từ.

- Hiểu nghĩa của từ là rất quan trọng. Nếu không hiểu đúng nghĩa của từ thì sẽ không hiểu, thậm chí hiểu sai hoặc không nắm đúng ý nghĩa nội dung của văn bản.

Ví dụ:

"Bố đi đâu, mẹ hĩm đi đâu nào?"

(Tố Hữu)

Ví dụ: Cần phân biệt hĩm/ him. Hĩm chỉ đứa con gái trong phương ngữ Thanh Hóa.

Muốn hiểu nghĩa của từ, cần phải học thầy, học bạn, học mọi người xung quanh

"Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn"

(Ca dao)

- Khi đọc sách, đọc thơ văn cổ, nên đọc kĩ chú thích hoặc tra từ điển tiếng Việt.

Ví dụ: 

Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.

(Phạm Đình Hổ)

- Ghi chép: Thói quen ghi chép là một phong cách văn hoá rất đẹp. Quá trình học tập dễ nhớ mà cũng dễ quên. Ghi chép sẽ giúp ta luôn trau dồi kiến thức và ngày càng làm kiến thức thêm phong phú.

- Tìm hiểu nghĩa của các từ địa phương, từ Hán Việt.

Ví dụ:

"… Tôi nhớ

Giường kê cánh cửa

Bếp lửa khoai vùi

Đồng chí nứ vui vui,

Đồng chí nứ dạy tui dầm tối chữ,

Đồng chí mô nhớ nữa,

Kể chuyện Bình – Trị – Thiên

Cho bầy tui nghe ví,

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí 

Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri…"

(Hồng Nguyên)

⇒ Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.

2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ     

Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

3. Luyện tập

Câu 1. Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau đây và tìm cách chữa lại cho đúng:

a) Chị ấy không còn mạnh mẽ vào mình nữa.

b) Tiền đạo ấy sợ rằng tiền đạo sẽ bị treo giày ít nhất 3 trận.

Gợi ý làm bài:

a) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Có thể chữa lại:

- Chị ấy không còn tự tin nữa.

- Chị ấy rất mạnh mẽ.

b) Lỗi dùng từ thừa

Có thể chữa lại, chẳng hạn:

- Tiền đạo ấy sợ rằng mình sẽ bị treo giày ít nhất 3 trận.

Câu 2. Cho hai câu:

a) Anh ấy đá bóng vừa mới bị trọng thương ở chân.

b) Anh ấy có chân lớn trong đội tuyển bóng đá.

Hãy cho biết trong câu nào treo giày được dùng với nghĩa gốc, trong câu nào treo giày được dùng với nghĩa chuyển và cho biết nghĩa chuyển này đã được hình thành theo phương thức nào?

Gợi ý làm bài:

Chân được dùng với nghĩa gốc trong câu (a), nghĩa chuyển trong câu (b). Nghĩa chuyển trong câu (b) được hình thành theo phương thức ẩn dụ.

4. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Biết những định hướng chính để trau dồi vốn từ.

- Giải nghĩa của từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM